Tổ đỉa ở tay: Những thông tin người bệnh cần biết

Bệnh tổ đỉa ở tay là một dạng của bệnh chàm tổ đỉa, khởi phát ở vị trí bàn tay. Hiện nay, dù chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh cũng như không thể điều trị bệnh triệt để. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được triệu chứng của tình trạng này. Để biết thêm thông tin về bệnh tổ đỉa, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây.

Tổ đỉa ở tay là gì? Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở tay

Chàm tổ đỉa là bệnh lý viêm da xảy ra tại lớp thượng bì của da khi xuất hiện các mụn nước sâu rất khó vỡ gây ngứa ngáy ở khu vực bàn tay và bàn chân. Trong đó, bệnh tổ đỉa ở tay là bệnh lý thuộc dạng bệnh chàm nhưng các mụn nước chỉ mọc khu trú ở khu vực lòng bàn tay, rìa ngón tay hoặc kẽ ngón tay.

Các mụn nước và vùng viêm da thường không vượt quá khỏi phạm vi vùng cổ tay. Các mụn nước này khiến người bệnh ngứa ngáy rất khó chịu. Các triệu chứng bệnh thường khởi phát rất dai dẳng, phức tạp và khó điều trị.

Bệnh tổ đỉa ở tay là bệnh lý thuộc dạng bệnh chàm nhưng các mụn nước chỉ mọc khu trú ở khu vực bàn tay
Bệnh tổ đỉa ở tay là bệnh lý thuộc dạng bệnh chàm nhưng các mụn nước chỉ mọc khu trú ở khu vực bàn tay

Các triệu chứng điển hình

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở tay khá điển hình. Do đó, bệnh dễ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các triệu chứng bệnh nhân bị tổ đỉa có thể gặp phải:

  • Có dấu hiệu ngứa dữ dội và đau rát ở bàn tay.
  • Lòng bàn tay, kẽ ngón tay hoặc rìa ngón tay xuất hiện nhiều mụn nước sâu, mọc thành từng đám rải rác hoặc mọc sát nhau khiến da gồ ghề.
  • Các mụn nước này thường rất chắc chắn, khó vỡ và có thể liên kết với nhau tạo thành các bóng nước.
  • Hầu hết các mụn nước thường có xu hướng tự khô và xẹp dần, để lại những lớp sừng dày trên da có màu vàng đục.
  • Nếu các mụn nước có màu đục, sưng đỏ và xuất hiện hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn nặng.

Các triệu chứng bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 đến 4 tuần sau đó tự thuyên giảm. Bệnh có thể tái phát theo chu kỳ gây nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Nguyên nhân

Tổ đỉa là bệnh tự miễn nên ngày nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này là gì. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng, gây bùng phát bệnh là:

  • Người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn gây ra bệnh tổ đỉa.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm nấm kẽ tay cũng có thể gây ra tổ đỉa.
  • Theo một số nghiên cứu, có đến 40% người bệnh bị tổ đỉa liên quan đến yếu tố di truyền.
  • Những người bị tăng tiết mồ hôi tay hoặc bị dị ứng với hóa chất và các dị nguyên khác có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn.
  • Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng bùng phát bệnh. Thông thường, khi trời hanh khô hoặc trong giai đoạn chuyển mùa bệnh có thể bùng phát nặng hơn.
  • Người bệnh bị nhiễm tụ cầu vàng, dị ứng với thực phẩm có nguy cơ bùng phát tổ đỉa ở tay.
Người bị tăng tiết mồ hôi tay có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn
Người bị tăng tiết mồ hôi tay có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn

Cách chữa tổ đỉa ở tay

Điều trị tổ đỉa giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại sự thoải mái, giảm lo lắng và hạn chế tổn thương trên da. Một số phương pháp trị tổ đỉa có thể áp dụng cho người bệnh như sau:

Thuốc Tây y trị tổ đỉa

Sử dụng thuốc Tây điều trị tổ đỉa ở tay bắt buộc phải có sự đồng ý của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng thuốc do các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Hiện nay, một số loại thuốc được chỉ định chữa tổ đỉa ở tay là:

Thuốc bôi tại chỗ:

  • Sử dụng thuốc tím pha loãng và dung dịch cồn BSI 1 – 3% khi các mụn nước chưa bị vỡ.
  • Nếu các mụn nước đã bị vỡ, người bệnh cần sử dụng thuốc bôi Milian hoặc thuốc bôi Eosin để chống nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng liệu pháp ánh sáng bằng cách chiếu tia tử ngoại lên vùng da bị bệnh để điều trị bệnh nếu phương pháp sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả.

Thuốc điều trị toàn thân:

Nhóm thuốc điều trị toàn thân được áp dụng khi người bệnh gặp phải triệu chứng bệnh nặng hơn, có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Các loại thuốc được dùng là:

  • Thuốc kháng sinh đường uống khi người bệnh bị nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng thuốc chống nấm nếu xác định được nguyên nhân gây tổ đỉa do nấm.
  • Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng có thể sử dụng thuốc kháng Histamin hoặc thuốc chống dị ứng chứa Corticoid để điều trị.
  • Ngoài ra, để rút ngắn thời gian làm lành da cũng như tăng cường đề kháng cho da, bệnh nhân nên bổ sung thêm vitamin A, B và C.
Cần sử dụng kháng sinh hoặc chống viêm trong trường hợp có nhiễm khuẩn
Cần sử dụng kháng sinh hoặc chống viêm trong trường hợp có nhiễm khuẩn

Bài thuốc Đông y

Dưới góc nhìn của Đông y, bệnh tổ đỉa ở tay thuộc thể nga chưởng phong. Đây là một thể bệnh xuất hiện do rối loạn chính khí khiến phong, thấp có thể xâm nhập, tấn công cơ thể làm bệnh khởi phát.

Do đó, sử dụng thuốc Đông y điều trị bệnh lý này là việc sử dụng các dược liệu để giải độc, khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, bồi bổ chính khí cho người bệnh. Các bài thuốc điều trị được áp dụng là:

  • Bài thuốc 1

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 16gr kinh giới, 16gr cỏ nhọ nồi, 15gr ý dĩ, 12gr các loại tỳ giải, hoàng bá, liên kiều, bạch thược, huyết dụ, đương quy…

  • Bài thuốc 2

Các nguyên liệu cần có: Sinh địa, ô rô, phục linh, tang diệp, đơn bì, tử thảo, địa phu tử. Bài thuốc này giúp giải độc thận, bài trừ các triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Một số bài thuốc dân gian bằng các nguyên liệu tự nhiên có thể tìm thấy tại nhà giúp điều trị bệnh tổ đỉa như sau:

  • Lá lốt trị tổ đỉa: Chuẩn bị một nắm lá lốt sau đó rửa sạch và vò nát. Sử dụng nước cốt lá lốt để uống hàng ngày giúp điều trị bệnh.
  • Sử dụng tỏi trị tổ đỉa: Người bệnh có thể sử dụng tỏi để ngâm với rượu trắng trong vòng 7 ngày sau đó sử dụng rượu tỏi để thoa lên khu vực tay bị chàm tổ đỉa.

XEM THÊM:

  • Lá trầu không chữa tổ đỉa: Các bạn nên sử dụng lá trầu không, rửa sạch và giã nát, sau đó đun sôi trong 5 phút. Lấy nước trầu không để ngâm tay còn bã trầu không sử dụng để chà xát, làm sạch vùng da bị tổ đỉa.
  • Sử dụng muối biển: Sử dụng 2 thìa muối biển, rang nóng trong chảo sau đó cho muối vào túi vải sạch và đắp lên vùng da bị ngứa ngáy giúp giảm đau rát, giảm ngứa rất tốt.
Dùng lá lốt trị tổ đỉa ở tay
Dùng lá lốt trị tổ đỉa ở tay

Lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa bàn tay

Tuy không phải là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tổ đỉa ở tay có thể khiến người bệnh gặp phải rất nhiều sự khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh lý này còn dễ tái phát, cần điều trị kiên trì kết hợp với lưu ý một số điều sau đây:

  • Người bệnh tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại kể cả trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong môi trường làm việc. Nếu phải tiếp xúc bắt buộc phải sử dụng đồ bảo hộ.
  • Khi bị ngứa nên dùng nước muối ấm để giảm ngứa, không nên gãi, cào xước mạnh tay khiến các mụn nước vỡ ra dẫn đến bội nhiễm.
  • Người bệnh cần giữ bàn tay luôn khô ráo, sạch sẽ.
  • Người bệnh không nên ăn các thức ăn có thể gây dị ứng. Cải thiện sức đề kháng cho cơ thể bằng cách bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất và khoáng chất trong thực đơn hàng ngày.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ và bệnh nhân hãy đến bệnh viện để điều trị bệnh khi có dấu hiệu bệnh bất thường.

Tổ đỉa ở tay là bệnh da liễu khá phức tạp, khó điều trị và biểu hiện bệnh rất dai dẳng. Chính vì thế, người bệnh cần hết sức thận trọng, phát hiện sớm các dấu hiệu và điều trị bệnh một cách kiên trì.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *