Góc giải đáp thắc mắc: Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết là vấn đề mà mọi chị em phụ nữ rất quan tâm, đặc biệt là những ai đang sắp làm mẹ. Căn bệnh này có chữa được không, phương pháp điều trị như thế nào nội dung bài đọc dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn. 

Nổi mề đay bao lâu thì hết? Có chữa được không?

Nổi mề đay là tình trạng da bị kích ứng bởi một tác nhân nào đó. Bệnh lý thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm và phụ nữ sau sinh. Các triệu chứng ngoài da khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. 

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mãn tính hoặc viêm nhiễm. Cũng chính vì vậy vấn đề “nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết” rất được các chị em quan tâm đến. 

Rất khó để xác được được thời gian bệnh mày đay khỏi bởi mỗi bệnh nhân sẽ có một triệu chứng và mức độ khác nhau. Nếu bệnh lý đang ở mức độ nhẹ thì thời gian điều trị nhanh chóng, còn trường hợp bệnh nặng sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị hơn. 

Nổi mày đay cấp tính sau sinh khi nào khỏi?

Khi bị nổi mề đay cấp tính các nốt mẩn đỏ chỉ mới xuất hiện trên da, chưa mọc dày, chưa lây lan sang những vùng da khác. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dị ứng với tác nhân nào đó hoặc do môi trường nên triệu chứng có thể tự giảm dần sau vài giờ hoặc 1 – 2 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. 

Do đó với những trường hợp bị nổi mề đay cấp tính bệnh nhân không quá lo lắng mà có thể sử dụng các biện pháp tại nhà hoặc mẹo dân gian để chữa trị và kiểm soát các triệu chứng. 

Nổi mề đay mãn tính sau sinh bao lâu thì khỏi? 

Mề đay mãn tính là giai đoạn nặng hơn của bệnh cấp tính không được điều trị dứt điểm, thời gian ủ bệnh lâu, tái phát thường xuyên, nhiều lần trong năm. Lúc này bệnh lý có những biểu hiện nặng hơn giai đoạn trước. Chính vì thế mà thời gian điều trị sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 6 tháng trở lên. 

Những ca bệnh mày đay mãn tính có xác suất khỏi hoàn toàn thấp hơn giai đoạn cấp tính. Người bệnh cần phải tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng trên từ đó tìm cách điều trị phù hợp, thực hiện phòng ngừa và chăm sóc theo chỉ dẫn để đạt được kết quả tốt nhất. 

Nổi mề đay do di truyền bao lâu thì hết? 

Nổi mề đay do di truyền là thể bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn nhất. Các triệu chứng ngoài da thường xuyên xuất hiện và có thể di truyền sang thế hệ sau. 

Người bệnh muốn cải thiện triệu chứng buộc phải dùng thuốc để cắt cơn ngứa tạm thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chủ động thực hiện chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học và hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây. 

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu muốn cải thiện nhanh các triệu chứng người bệnh hãy chủ động đi khám bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường. Chú ý lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp, chăm sóc và bảo vệ da mỗi ngày. 

Phương pháp giảm nổi mề đay sau sinh tại nhà hay

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp rất quan trọng. Dưới đây là một vài phương pháp chữa bệnh hay chúng tôi đã tổng hợp lại để các mẹ bỉm sữa tham khảo thêm: 

Phương pháp giảm nổi mề đay sau sinh bằng Đông y

Nổi mề đay sau sinh xuất phát do tình trạng huyết nhiệt, huyết táo khi mang thai và sinh nở. Ngoài ra còn dophong hàn, phong nhiệt và tạng phủ suy yếu khiến cơ thể mẹ tích tụ độc tố, gây nổi mề đay và phát ban ngứa.  Muốn loại bỏ căn bệnh này thì phải điều trị tận gốc. 

Chữa mề đay sau sinh ho mẹ bằng thuốc Đông y
Chữa mề đay sau sinh ho mẹ bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y sẽ áp dụng nguyên tắc thanh nhiệt, mát gan, giải độc, tiêu ban, tiêu cơn ngứa, ổn định cơ địa và tăng cường hệ miễn dịch từ đó làm giảm các triệu chứng. Các mẹ có thể yên tâm tuyệt đối sử dụng thuốc bắc để chữa bệnh tận gốc, ngăn ngừa nguy cơ tái phát, an toàn cho cả mẹ và con.

Một số bài thuốc Đông y hay các mẹ có thể dùng để giảm triệu chứng nổi mề đay sau sinh như sau: 

  • Bài thuốc bắc số 1 dành cho mẹ bị mề đay sau sinh: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm xương nhĩ, hoa cúc, mật ngân hoa, bồ công anh, hoắc hương núi, địa phu tử theo định lượng phù hợp. Làm sạch các nguyên liệu rồi cho vào ấm sắc chung cùng 500ml nước trong thời gian 30 phút. Tắt bếp rồi cho thuốc ra bát uống ngày 3 lần, trong 1 tháng bệnh sẽ được cải thiện dần. 
  • Bài thuốc bắc số 2 dành cho mẹ bị mày đay sau sinh: Dược liệu trong bài thuốc cần có kinh giới huệ, hòe hoa, nhẫn đông, chi tử, lá bưởi, rau má, lá vông, liên kiều, cam thảo bắc. Trộn đều các loại thảo dược vào ấm để sắc cùng 3 bát nước to cạn còn 1 nửa thì tắt bếp. Chia thuốc uống ngày 2 đến 3 lần, áp dụng liên tục trong 14 ngày cơ thể sẽ đào thải hết lượng độc tố đang tích tụ dưới da. 
  • Bài thuốc bắc số 3 dành cho mẹ bị mề đay sau sinh: Nguyên liệu cần có bài thuốc gồm tang diệp, kim ngân, ké đầu ngựa, sơn liên, túc cầm, thủy xương bồ, cam thảo đất, bắc sài hồ. Đun hỗn hợp chung với lượng nước vừa đủ cạn còn 1 nửa rồi uống mỗi ngày một thang. 

Các bài thuốc Đông y có công dụng chữa bệnh rất tốt tuy nhiên lại đòi hỏi sự kiên trì và công sức sắc thuốc cầu kỳ. Mẹ sau sinh cần áp dụng bài thuốc mỗi ngày, không tự ý dừng thuốc như vậy vừa không khỏi bệnh vừa dễ dần đến hiện tượng nhờn thuốc. 

Phương pháp chữa mày đay cho mẹ bỉm sữa bằng thuốc Tây

Khi bị nổi mề đay sau sinh nhiều mẹ lựa chọn dùng thuốc Tây để cải thiện nhanh tình trạng nổi mề đay. Ưu điểm của phương pháp điều trị này là có tác dụng nhanh chóng, ngăn chặn được nguy cơ bệnh phát triển sang giai đoạn mãn tính hoặc biến chứng. 

Tuy nhiên, bác sĩ không khuyến khích các mẹ dùng thuốc Tây nhiều bởi có thể gây hại sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng sữa khi nuôi con. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc tân dược thì cần hỏi qua ý kiến bác sĩ, dùng theo chỉ định, không được tự ý mua thuốc uống. 

Một số loại thuốc Tây được dùng để chữa nổi mề đay sau sinh có thể kể đến như: Thuốc có chứa thành phần corticoid, nhóm thuốc kháng sinh, thuốc bôi ngoài da,… Tùy theo tình trạng bệnh nhân bác sĩ sẽ có sự chỉ định hợp lý để mang lại kết quả điều trị tốt nhất. 

Phương pháp dân gian giảm nổi mày đay sau sinh

Mẹ sau sinh không nên dùng thuốc Tân dược để chữa mề đay để hạn chế nguy cơ bị mất sữa, rối loạn tiêu hóa hay buồn nôn. Để đảm bảo sự an toàn, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây để áp dụng và cải thiện triệu chứng tại nhà. 

Giảm cơn ngứa mề đay bằng lá khế chua cho mẹ bầu
Giảm cơn ngứa mề đay bằng lá khế chua cho mẹ bầu
  • Mẹo chữa mề đay bằng lá khế chua: Hái một nắm lá khế tươi, rửa sạch, vò qua rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước để tắm hoặc lau rửa lên vùng da đang nổi mẩn ngứa. 
  • Mẹo chữa mày đay bằng lá tía tô: Làm sạch 200g lá tía tô sau đó cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước trong thời gian 20 phút. Đổ nước ra chậu sau đó cho thêm vài hạt muối, hòa thêm nước mát sao cho nước vừa đủ ấm rồi dùng để tắm. 
  • Mẹo chữa mề đay cho mẹ bằng lá kinh giới: Làm sạch một nắm lá kinh giới đủ dùng, phơi héo rồi cho vào chảo sao nóng cùng ít muối. Khi hỗn hợp đã nóng thì cho vào khăn mỏng để chườm lên vùng da nổi mề đay đã được vệ sinh sạch sẽ. 
  • Dùng mướp đắng chữa mề đay cho mẹ sau sinh: Lấy một ít mướp đắng tươi, thái nhỏ rồi cho vào nước đun sôi 10 phút thì dùng để ngâm rửa vùng da bị nổi mề đay. Phần bã mướp bạn có thể dùng để chà xát nhẹ lên da rồi làm sạch với nước ấm là được. 

Đừng bỏ lỡ

Phòng ngừa bệnh mày đay sau sinh cho các mẹ

Các mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc da mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi hơn. Cụ thể các vấn đề phòng ngừa nổi mề đay sau sinh các mẹ cần nắm rõ như sau: 

  • Mẹ cần phải chăm sóc và vệ sinh da bằng nước sạch hàng ngày. 
  • Luôn giữ cho da được khô thoáng, tránh tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất và những tác nhân gây dị ứng khác. 
  • Không chà xát quá mạnh, không cào gãi lên vùng da đang bị tổn thương bởi nếu có vết thương hở vì vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập gây mẩn ngứa và viêm nhiễm. 
  • Trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bỉm sữa cần có khoáng chất và vitamin để hỗ trợ điều trị nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Người bệnh không được dùng các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng da cao. 
  • Mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, ăn ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao mỗi ngày. 
  • Tuyệt đối mẹ sau sinh không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, tốt nhất hãy đến cơ sở y tế để khám, tìm ra phương pháp chữa trị an toàn, phù hợp. 
  • Người bệnh cần có sự kiên trì và thực hiện biện pháp chăm sóc da hàng ngày để thời gian điều trị được rút ngắn. 
  • Bổ sung độ ẩm cho da thường xuyên, nhất là khi phải nằm trong phòng máy lạnh liên tục, nhiệt độ thấp. 
  • Mỗi ngày đều cần phải vệ sinh vùng da đang bị nổi mề đay và lau lại bằng khăn khô. 
  • Khi có hiện tượng kích ứng da, mẹ có thể dùng phương pháp chườm lạnh để cải thiện các triệu chứng. 
  • Nếu mẹ bị mề đay do thời tiết lạnh, gió hãy chủ động kiêng ra ngoài, tránh đến nơi công cộng khi chưa có biện pháp bảo vệ như áo khoác, khăn, mũ, khẩu trang. 
  • Quần áo mặc chọn loại được may từ chất liệu mềm mại, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh tình trạng bị kích ứng da. 
  • Chú ý về nhiệt độ nước khi tắm, mẹ tránh tắm nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, kích thích nổi mề đay. Hoặc có thể nấu nước lá để tắm giảm ngứa mày đay mỗi ngày. 
  • Kem dưỡng ẩm da mẹ nên chọn loại có thành phần từ thiên nhiên, phù hợp với da nhạy cảm. Sau khi tắm hãy lau khô người rồi bôi kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mại, thẩm thấu tốt hơn. 

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Muốn điều trị dứt điểm bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có dấu hiệu bất thường mẹ hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn, tránh tự ý dùng thuốc. 

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (8 bình chọn)

TIN LIÊN QUAN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *