Sưng amidan: Dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Sưng amidan là tình trạng bộ phận này bị sưng to, căng phồng và có kích thước lớn hơn bình thường. Vậy triệu chứng amidan bị sưng và phồng to là biểu hiện của bệnh gì? Người bệnh cần phải xử lý như nào khi gặp dấu hiệu này (sưng ở một bên hoặc cả hai bên)? Các bạn đọc hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.

Sưng amidan là dấu hiệu khi người bệnh mắc bệnh gì?

Sưng amidan là một biểu hiện khá phổ biến khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Vậy amidan sưng to là biểu hiện của bệnh cụ thể nào? Dưới đây là tổng hợp một số bệnh được chẩn đoán và có triệu chứng cơ bản là sưng amidan.

Viêm amidan

Đây là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về tai mũi họng và nhiều người mắc phải. Bình thường, amidan là một bộ phận của hệ miễn dịch, với vai trò bảo vệ đường hô hấp khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Nhưng vì nhiều lý do, khiến amidan bị viêm và sưng, sẽ làm vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Viêm amidan là bệnh lý đầu tiên mọi người cần nghĩ đến khi phát hiện sưng amidan
Viêm amidan là bệnh lý đầu tiên mọi người cần nghĩ đến khi phát hiện sưng amidan

Bệnh viêm amidan có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bệnh có triệu chứng rất đặc trưng là: Amidan bị sưng đỏ, to bất thường. Đôi khi còn thấy xuất hiện các chấm màu trắng đục phủ phía trên amidan. Người bệnh thường sốt cao, nhiệt độ cơ thể khoảng 39 – 40 độ C. Ngoài ra còn thấy đau đầu, khàn tiếng, hơi thở có mùi,…

Viêm amidan là một bệnh dễ điều trị. Tuy nhiên, nhiều người không quan tâm và có thể làm bệnh tiến triển, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, việc điều trị khá vất vả, thậm chí phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Ung thư amidan

Ung thư amidan là một trong những bệnh mà bạn đọc cần chú ý khi phát hiện amidan bị sưng. Bởi đây là một bệnh ung thư khu vực tai – mũi – họng khá phổ biến ở nước ta. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi. Ung thư thường gặp nhất ở amidan khẩu cái nằm ở hai bên họng, sau đó là ung thư lympho amidan.

Ung thư amidan là bệnh lý rất khó chữa
Ung thư amidan là bệnh lý rất khó chữa

Thông thường, ung thư amidan có biểu hiện: Người bệnh bị sưng amidan, trong đó một bên lớn hơn hẳn bên còn lại. Ngoài ra, người bệnh thường xuyên bị đau tai, khi nuốt gây đau họng ngay cả khi chỉ nuốt nước bọt bình thường, nước bọt nhổ ra thấy có máu.

Ung thư amidan là một bệnh rất nguy hiểm. Người mắc bệnh mày có tỷ lệ tử vong khá cao. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh sớm thì có thể kéo dài được thời gian sống của người bệnh. Các phương pháp điều trị thông thường là phẫu thuật cắt bỏ amidan, xạ trị hoặc hóa trị bằng các chất hóa học. Do đó, điều trị căn bệnh tốn kém rất nhiều chi phí của người bệnh.

Sỏi amidan

Đây là một bệnh thường gặp nhất khi người bệnh nhận thấy amidan bị sưng. Sỏi amidan chính là những khối vôi hóa màu trắng hoặc màu ngà vàng xuất hiện trên bộ phận này, mà thông thường là amidan khẩu cái. Những sỏi này tạo nên do thức ăn dư thừa bị mắc lại ở các hốc amidan, tạo thành nơi thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Cũng như các bệnh khác liên quan đến amidan, bệnh lý sỏi amidan cũng có một vài triệu chứng như: Amidan sưng, đau họng ở nơi xuất hiện sỏi amidan, khi nuốt thường kèm đau tai và ù tai.

Ngoài ra, dấu hiệu phổ biến nhất vẫn là hơi thở của người bệnh rất nặng mùi. Đó là do các vi khuẩn có ở trong sỏi amidan trong quá trình phát triển thải ra khí H2S (sulfur) làm hơi thở rất khó chịu.

Trường hợp sỏi amidan nhỏ thì người bệnh chỉ cần tích cực vệ sinh răng miệng và ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu sỏi to, người bệnh có thể phải kết hợp các biện pháp điều trị. Họ phải dùng kháng sinh để diệt khuẩn. Ngoài ra tùy trường hợp mà thực hiện các biện pháp ngoại khoa gắp sỏi hoặc cắt hoàn toàn amidan.

Phì đại amidan

Phì đại amidan hay còn gọi là viêm amidan phì đại là tình trạng kích thước của bộ phận này bị tăng kích thước một cách bất thường. Bệnh lý này thường do amidan bị viêm nhiễm nhưng điều trị không triệt để nên tái phát nhiều lần. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 4 – 12, nhưng cũng có thể gặp ở nhiều người lớn.

Ngoài dấu hiệu amidan bị sưng to thấy rõ, người bệnh còn hay ngáy ngủ hoặc ngừng thở khi ngủ. Đó là do amidan phát triển quá to và che mất khí quản, làm khí khó lưu thông. Vì vậy, họ phải thở bằng miệng thường xuyên. Điều này dẫn đến việc người bệnh dễ mắc các bệnh đường hô hấp khác, đặc biệt là hôi miệng.

Sưng amidan kèm theo ngáy khi ngủ là dấu hiệu của bệnh phì đại amidan
Sưng amidan kèm theo ngáy khi ngủ là dấu hiệu của bệnh phì đại amidan

Phì đại amidan làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng và miệng như viêm lợi, viêm nướu, sâu răng,…. Ngoài ta có thể dẫn đến tạo thành các ổ áp-xe ở các vùng xung quanh amidan. Bên cạnh đó, ở trẻ em mắc bệnh thường ít tập trung và kém phát triển do ăn uống khó khăn.

Bệnh liên quan đến răng miệng

Amidan bị sưng còn báo hiệu có thể bạn đang mắc các bệnh liên quan đến răng miệng. Các bệnh lý bao gồm: Sâu răng, hôi miệng, loét miệng,…

Vệ sinh răng miệng kém chính là nguyên nhân chính gây ra các bệnh này. Khi đó, các thức ăn còn thừa bị mắc lại trong khoang miệng là nguồn thức ăn chính cho vi khuẩn gây hại trong miệng phát triển. Chúng sẽ phát triển nhanh chóng và gây ra nhiều căn bệnh khác nhau.

Ngoài ra, các bệnh lý răng miệng còn có thể gây ra do người bệnh hút thuốc lá trong thời gian dài. Các chất độc hại cùng khói thuốc lá làm vi khuẩn càng có điều kiện để phát triển. Lúc này, chúng sinh sôi quá mức, làm amidan phải hoạt động tích cực để tạo ra thêm nhiều kháng thể để chống lại. Lâu dần làm chính amidan bị sưng to, và hàng loạt các bộ phận khác trong miệng sưng loét theo như lưỡi, niêm mạc miệng,…

Trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người không nghĩ rằng amidan sưng to lại có liên quan đến một bệnh lý về dạ dày – thực quản. Tuy nhiên, thực chất chúng lại liên quan mật thiết với nhau. Thậm chí, trào ngược dạ dày còn được coi là hung thủ âm thầm khiến amidan bị viêm.

Acid dạ dày dâng cao cũng là nguyên nhân gây sưng amidan
Acid dạ dày dâng cao cũng là nguyên nhân gây sưng amidan

Thông thường, dạ dày có cơ chế bảo vệ rất chặt chẽ. Khi có thức ăn thì tâm vị (phần nối giữa thực quản và dạ dày) mới mở. Sau khi thức ăn rơi xuống dạ dày, tâm vị đóng lại và acid mới được tiết ra.

Tuy vậy, ở người bệnh trào ngược dạ dày, tâm vị đóng mở không đúng quy luật, acid dạ dày được tiết ra bất chợt và làm ảnh hưởng các bộ phận phía trên, đặc biệt là amidan. Lâu dần, khiến amidan bị sưng và viêm to hơn bình thường.

Amidan sưng to có nguy hiểm như thế nào đối với sức khỏe?

Vậy việc sưng amidan có nguy hiểm không? Câu trả lời là tùy thuộc vào bệnh lý mà người bệnh gặp phải. Không phải mọi bệnh lý có dấu hiệu làm amidan sưng đều nguy hiểm. Nhưng ngược lại, có những bệnh lý nếu không chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết xin đưa ra một số biến chứng cụ thể khi amidan sưng to và phức tạp khi không điều trị bệnh kịp thời:

  • Biến chứng liên quan tới chức năng của tim và thận: Khi bị sưng amidan kéo dài, vi khuẩn phát triển mạnh ở amidan và cổ họng hoàn toàn có khả năng lây lan các bộ phận khác và gây bệnh. Khi đó các cơ quan trong cơ thể không còn khả năng thực hiện đầy đủ chức năng bình thường. Từ đó gây ra một số bệnh như: Viêm cầu thận, viêm màng tim,….
  • Biến chứng liên quan đến thần kinh: Bệnh nhân mắc bệnh thường ngủ không được sâu, có hiện tượng khó thở và ngưng thở khi ngủ. Bởi vì, amidan sưng phồng to chèn ép cổ họng khiến không khí khó đi qua cổ họng và dẫn đến bệnh nhân khó thở. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc không còn minh mẫn và nhanh nhạy.
  • Một số biến chứng khác: Viêm tai giữa, cơ thể suy nhược, ốm yếu, đau họng, hơi thở có mùi khó chịu,….

Cách điều trị khi bị sưng amidan

Y học hiện nay rất phát triển, do đó có rất nhiều các phương pháp được sử dụng để chữa bệnh. Đôi khi chỉ cần lựa chọn phương pháp Đông y hoặc Tây y để điều trị. Nhưng cũng có khi cần sự kết hợp của cả 2 phương pháp này. Dưới đây là các cách điều trị cụ thể cho từng trường hợp trên.

Điều trị sưng amidan bằng Đông y

Đông y từ lâu đã nghiên cứu rất kỹ về đường hô hấp của con người nói chung và các bệnh liên quan đến amidan nói riêng. Trong y học cổ truyền có rất nhiều các bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tốt. Sau đây bài viết xin giới thiệu cho bạn đọc một số bài thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị sưng amidan:

Bài thuốc số 1:

Ở đây sử dụng các dược liệu có tác dụng sát khuẩn, diệt khuẩn tốt, làm tiêu diệt nguyên nhân gây sưng amidan là các vi khuẩn. Ngoài ra, còn sử dụng các vị thuốc có tác dụng làm mát máu, chống viêm nhiễm, bổ cơ thể,… giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe bình thường.

Thành phần: Kim ngân hoa (10g), cam thảo (4g), bồ công anh (10g), thạch cao sống (6g), huyền sâm (6g), hoàng liên (10g), tang bạch bì (10g).

Cách thực hiện:

  • Dược liệu được đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun thuốc với khoảng 2000 ml nước.
  • Để nồi thuốc đun đến khi sôi thì giảm nhiệt độ. Dừng đun thuốc khi lượng nước chỉ còn khoảng 1000ml.
  • Uống nước ngay sau khi đun để tác dụng của thuốc là tốt nhất.
Nhiều bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm giảm sưng amidan rất tốt
Nhiều bài thuốc cổ truyền có tác dụng làm giảm sưng amidan rất tốt

Bài thuốc số 2:

Thành phần: Thổ ngưu tất (25g), hoàng cầm (15g), sơn đậu căn (10 – 15g), hoàng liên (10g), kim ngân hoa (25g), xạ can (10g), xích thược (15g), huyền sâm (10g).

Cách thực hiện:

  • Các vị dược liệu được cho vào nồi cùng với lượng nước đầy khoảng 6 bát.
  • Đun sôi đến khi lượng nước còn ⅓ lượng nước ban đầu.
  • Chia lượng nước thành 2 phần bằng nhau để uống trong ngày vào các buổi sáng, tối sau ăn.

Khi dùng các bìa thuốc đông y để chữa bệnh, người bệnh cần kiên nhẫn dùng trong một thời gian dài. Các thuốc đông y lành tính, nhưng thời gian tác động dài, do đó, nên dùng hơn 2 tuần mới thấy kết quả tốt rõ rệt.

Thông tin hữu ích:

Điều trị bằng Tây y

Hiện nay, nhiều người lựa chọn các phương pháp điều trị bằng Tây y để chữa sưng amidan. Trong đó, nổi bật là các biện pháp dùng thuốc và phương pháp phẫu thuật loại bỏ amidan bị sưng.

Sử dụng thuốc để trị bệnh

Thông thường, sưng amidan xuất hiện trong các bệnh lý liên quan đến amidan và đường hô hấp như viêm nhiễm, gia tăng kích thước bất thường,… Do đó, các thuốc được kê cho bệnh nhân thường gồm các loại sau đây:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là các thuốc chính trong điều trị bệnh vì chúng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Các kháng sinh thường được kê là Amoxicillin, Penicillin, Clarithromycin,… vì đây là các kháng sinh phổ rộng, lành tính, tiêu diệt được nhiều vi khuẩn mà lại an toàn cho người bệnh.
  • Thuốc chống viêm, tiêu sưng: Thường dùng các thuốc như Betamethasone, Corticoid,… Các thuốc này người bệnh tuyệt đối phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý dùng thuốc có thể gây nguy hiểm đến tính mạng vì quá liều dễ gây ngộ độc.
  • Thuốc hạ sốt: Như Paracetamol lành tính dùng được cho cả người lớn và trẻ em, thuốc Ibuprofen thường dùng cho người lớn,… Các thuốc thường được dùng khi người bệnh xuất hiện sốt cao bên cạnh triệu chứng sưng amidan.

Chú ý, các thuốc cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc khi không có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Phẫu thuật cắt amidan

Các bệnh lý gây sưng to amidan dù một bên hay hai bên đều có thể tiến triển xấu. Nếu bệnh phát triển nặng nề, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày như: Miệng quá hôi, thường xuyên tái phát viêm sưng amidan, bị ngừng thở trong lúc ngủ,… thì nên cân nhắc cắt bỏ amidan.

Tiến hành phẫu thuật cắt amidan là sự lựa chọn của nhiều người
Tiến hành phẫu thuật cắt amidan là sự lựa chọn của nhiều người

Phẫu thuật cắt amidan là phẫu thuật đơn giản với tỉ lệ khỏi khá cao. Người bệnh trên 12 tuổi đã có thể tiến hành phẫu thuật. Thông thường, sau ca cắt amidan, người bệnh sẽ không còn sưng bộ phần này trong vòng vài năm. Do vậy, đây là phương pháp khá tối ưu cho những người mong muốn điều trị bệnh tận gốc.

Điều trị sưng amidan bằng mẹo dân gian

Trong dân gian có nhiều loại thảo dược khi dùng có tác dụng chữa bệnh sưng amidan khá tốt. Tuy nhiên, các mẹo này thường chỉ là truyền miệng, chưa được chứng minh rõ ràng bằng khoa học.

Mặc dù vậy, việc sử dụng chúng trong một thời gian dài tỏ ra khá hiệu quả. Vì thế vẫn có nhiều người tin dùng các mẹo này ngay khi vừa phát hiện dấu hiệu sưng amidan.

Mẹo chữa sưng amidan bằng cách sử dụng mật ong

Mật ong dùng để chữa bệnh về amidan từ lâu đã được áp dụng rất nhiều. Đây được xem là một vị thuốc tốt, có vị ngọt, thường được cả người lớn và trẻ em sử dụng. Mật ong có khả năng sát khuẩn và bồi bổ sức khỏe tốt. Tuy vậy, không nên sử dụng mẹo này cho trẻ dưới 1 tuổi vì lượng mật ong cao có thể gây ra ngộ độc.

Quất chưng mật ong là phương pháp giảm sưng amidan đơn giản và hiệu quả
Quất chưng mật ong là phương pháp giảm sưng amidan đơn giản và hiệu quả

Thành phần: Quả quất (3 – 5 quả), mật ong (2 – 3 thìa cà phê)

Cách tiến hành

  • Quất được rửa sạch và cắt làm 2 phần bằng nhau.
  • Chưng mật ong và quất trong bát nóng từ 15 – 20 phút.
  • Khi uống lọc sạch phần cặn, chưng cất mỗi ngày ba lần,
  • Nên uống sau bữa ăn 30 phút.

Mẹo dùng rau diếp cá

Rau diếp cá là một vị dược liệu phổ biến dùng để kháng viêm, giải độc, tiêu sưng rất tốt. Vì vậy, nó có mặt trong nhiều bài thuốc để chữa sưng amidan. Sau đây là một công thức mà các bạn có thể sử dụng ở nhà.

Thành phần: Rau diếp cá (1 nắm), muối hạt

Cách tiến hành

  • Rau diếp cá được rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng trong 20 phút. Sau đó đem rau ra để ráo sạch nước.
  • Thêm muối hạt vào lá diếp cá sạch. Giã hỗn hợp này đến nhỏ.
  • Thêm từ từ một chút nước ấm vào để tráng cối, đồng thời nhanh tay vắt kiệt hỗn hợp đang ướt để lấy phần nước.
  • Tiến hành nhiều lần để lấy được tối đa lượng dưỡng chất trong rau diếp cá. Chia phần nước trong ngày làm 2 để uống.

Thông thường, các mẹo dân gian chỉ có tác dụng trong thời gian đầu mới phát hiện bệnh. Không nên dùng lúc bệnh đã có xuất hiện các biến chứng nặng. Tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các biện pháp này.

Cách phòng ngừa sưng amidan hiệu quả

Sưng amidan là dấu hiệu của nhiều bệnh đường hô hấp khác nhau. Tuy nhiên, các căn bệnh này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được nếu mỗi người tích cực thực hiện các điều sau đây:

  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm xỉa răng ngay sau khi ăn. Điều này giúp loại bỏ các thức ăn dư thừa còn sót lại ở miệng.
  • Tích cực đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giữ răng miệng sạch khỏi vi khuẩn tấn công.
  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch miệng – họng như nước súc miệng, nước muối sinh lý,…
  • Giữ ấm cổ họng, nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Ra đường nên quàng thêm khăn hoặc mặc áo ấm.
  • Có khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng để xây dựng một cơ thể khỏe mạnh.
  • Nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như rau bắp cải, rau súp lơ, rau bí, ổi, bưởi,…
  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, không để xảy ra tình trạng khát nước.
  • Luyện tập thể dục, như tập yoga hằng ngày, để có sức khỏe tốt nhất.

Bài viết đã cung cấp một số kiến thức cho bạn đọc về vấn đề sưng amidan của cơ thể. Hy vọng qua các thông tin này, bạn đọc có hiểu biết về tình trạng này. Từ đó bảo vệ bản thân tránh mắc bệnh, hoặc có các phương pháp điều trị bệnh phù hợp.

Xem thêm:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (11 bình chọn)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *