Amidan là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều bệnh lý về amidan mà mọi thường hay mắc phải như viêm amidan cấp, mãn tính, viêm amidan hốc mủ, áp xe quanh amidan,… Thế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về amidan là gì, cấu tạo, chức năng của cơ quan đặc biệt quan trọng trong hầu họng này. Và để biết hơn cũng như phòng tránh các bệnh về amidan mời bạn đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.

Amidan là gì? Chức năng chính của amidan

Amidan là tổ chức lympho bao gồm 2 khối mô nằm trong thành miệng gần đầu họng và 1 khối mô hình vòng cung ở phía trên vòm họng. Amidan nằm ở vị trí ranh giới ngăn cách các bộ phận trong cơ thể với nơi tiếp xúc với không khí bên ngoài.

Vậy chức năng của amidan là gì? Amidan là cơ quan có chức năng quan trọng, là hàng rào đầu tiên bảo vệ các bộ phận khác thuộc đường hô hấp trên. Đây là nơi tạo ra các một số kháng thể quan trọng của hệ miễn dịch. Nhờ các yếu tố này mà vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài khi đi ngang qua amidan sẽ bị tiêu diệt hết.

Amidan là bộ phận quan trọng bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại
Amidan là bộ phận quan trọng bảo vệ đường hô hấp khỏi các tác nhân gây hại

Vì vậy, amidan giúp ngăn chặn được nguy cơ gây ra các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp. Ngoài ra, các kháng thể IgG sản sinh từ amidan cũng được di chuyển đến họng và mũi theo đường tai – mũi – họng, từ đó giúp bảo vệ các cơ quan này khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Bên cạnh đó, amidan cũng là nơi lưu trữ các tế bào lympho B và lympho T. Đây là các tế bào có nhiệm vụ tấn công và kháng khuẩn. Nhờ đó, tình trạng nhiễm trùng được ngăn chặn.

Như vậy, mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong cơ thể, nhưng amidan lại đảm đương nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Chức năng này sẽ được duy trì đến tận cuối đời nếu sức khỏe của con người tốt. Tuy nhiên, nếu amidan bị tổn thương thì hệ hô hấp của con người sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.

Cấu tạo của amidan trong cơ thể con người

Như vậy, các bạn đã biết amidan là gì và hãy cùng tìm hiểu cấu tạo của cơ quan này khiến nó trở thành bộ phận quan trọng của hệ hô hấp.

Giống như các mô khác ở khu vực vòm họng, amidan được cấu tạo từ hai loại biểu mô là biểu mô phủ ở phía bên ngoài và biểu mô liên kết ở phía trong. Thông thường, amidan được chia thành nhiều phần nhỏ theo thứ tự từ trên xuống là: amidan vòm, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan lưỡi.

Cấu tạo của amidan vòm

Đây là bộ phận trên cùng của amidan, dày khoảng 2mm. Nó nằm khuất ở phía sau vòm mũi – họng và được bọc trong một lớp niêm mạc mỏng. Như vậy, nếu quan sát bằng mắt thường sẽ không nhìn thấy được bộ phận này.

Do vùng amidan vòm có nhiều nếp nhăn, nên diện tích tiếp xúc với không khí là lớn. Như vậy, lượng lớn vi khuẩn từ ngoài vào sẽ bị giữ lại trên loại tế bào này.

Mặt khác, amidan còn là nơi chứa các tế bào lympho B và T. Chúng có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào theo đường hô hấp. Vì vậy, đây là một rào chắn tự nhiên giúp thanh lọc và bảo vệ cơ thể rất tốt.

Cấu tạo của amidan vòi

Amidan vòi có vị trí nằm ở phía dưới amidan vòm. Ở mỗi bên vòi tai đều có một amidan vòi. Đây là loại amidan có chứa ít các tế bào lympho nhất. Vì vậy amidan vòi không có chức năng bảo vệ cơ thể giống như các bộ phận khác.

Amidan được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau
Amidan được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau

Cấu tạo của amidan khẩu cái

Amidan khẩu cái là gì? Đây là loại amidan quan trọng bậc nhất trong cơ thể. Mỗi người sẽ có 2 amidan khẩu cái nằm ở hai bên so với vòm họng.

Amidan khẩu cái nằm sâu trong hốc amidan. Nó được ngăn cách với các bộ phận khác thuộc vòm họng bằng một lớp vỏ bọc. Khi nhìn từ ngoài vào bằng mắt thường, chỉ quan sát được mặt tự do của amidan, là khu vực phía trong và phía dưới của hốc amidan. Còn phần lớn không thấy được do bị che khuất bởi các lớp biểu bì.

Amidan khẩu cái là tổ chức lympho rất lớn, có chức năng sản sinh và lưu giữ các kháng thể. Khi vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào theo đường hô hấp, chúng sẽ phải tiếp xúc với amidan khẩu cái trước khi đi vào khu vực phía trong.

Tại đây, các yếu tố kháng thể được sản sinh ra, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Từ đó giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Cấu tạo của amidan lưỡi

Đây là tổ chức nằm ở vị trí thấp nhất, cụ thể là phía dưới của đáy lưỡi. Muốn quan sát được bộ phận này, cần phải lật lưỡi lên. Amidan lưỡi được cấu tạo từ 5 đến 9 mô lympho có tác dụng sản sinh ra các tế bào miễn dịch cho cơ thể.

Do amidan họng và amidan lưỡi có liên kết trực tiếp với nhau, nên rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Nếu bị viêm amidan họng có thể dẫn đến viêm amidan lưỡi. Điều ngược lại cũng sẽ xảy ra.

Amidan có dễ bị viêm không? Nguyên nhân do đâu

Amidan nằm ở vị trí đắc địa là vùng cửa ngõ tiếp xúc với không khí bên ngoài. Và đây cũng là nguyên nhân khiến bộ phận có khả năng bị nhiễm bệnh cao nhất trong các bộ phận thuộc đường hô hấp. Tình trạng viêm nhiễm amidan có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhưng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé từ 5 đến 10 tuổi.

Amidan sưng to lên, chuyển đỏ chính là dấu hiệu bộ phận này đã bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Có nhiều nguyên nhân làm dẫn đến tình trạng này, trong đó bao gồm một số nguyên nhân chính như sau:

  • Do các vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài: Các tác nhân này có mặt rất nhiều trong bụi bẩn, hóa chất, không khí độc hại,… Do đó, khi con người phải sống trong môi trường ô nhiễm thường xuyên thì sẽ phải tiếp xúc nhiều với vi khuẩn. Khi số lượng của chúng vượt quá khả năng mà amidan có thể xử lý, sẽ gây tình trạng viêm amidan.
  • Do cấu trúc của amidan: Cấu tạo của bộ phận này gồm nhiều các hốc và khe nhỏ. Vì vậy, đây cũng là nơi ẩn nấp an toàn cho các vi khuẩn còn sống và xác vi khuẩn đã chết. Nếu không dọn dẹp cẩn thận, các khe hốc này sẽ trở thành các ổ gây viêm nhiễm lớn.
  • Do cơ địa của con người: Ở một số người, các hạch bạch huyết ở vùng đầu và cổ phát triển quá mức. Vì vậy, sẽ tạo điều kiện tối ưu cho sự phát triển của vi khuẩn tại khu vực này.
  • Không điều trị tận gốc bệnh: Một số người đã mắc viêm amidan cấp tính một lần, nhưng lại không chữa bệnh tận gốc. Tình trạng viêm nhiễm thường xuyên tái phát và làm họ mắc amidan mãn tính. Trong đó, các ổ vi khuẩn trú trong các hốc amidan là nơi tái phát viêm nhiễm đầu tiên và nặng nề nhất.
  • Do cơ thể suy yếu: Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh cũng giảm dần.
  • Không giữ vệ sinh răng miệng: Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn trú ngụ trong vòm miệng và gây viêm nhiễm.
  • Thay đổi thời tiết: Vào thời điểm giao mùa, đặc biệt khi chuyển lạnh, nhiều người bị viêm amidan. Gió lạnh sẽ làm sưng viêm amidan. Điều này khiến chức năng tiêu diệt vi khuẩn của bộ phận này bị giảm sút nghiêm trọng.
Thời tiết chuyển sang lạnh cũng là nguyên nhân gây ra sưng amidan
Thời tiết chuyển sang lạnh cũng là nguyên nhân gây ra sưng amidan

Các bệnh lý thường gặp ở amidan là gì?

Amidan là bộ phận có nguy cơ bị viêm nhiễm khá cao. Có khá nhiều bệnh gặp phải do tình trạng viêm nhiễm tại cơ quan này. Vậy các bệnh lý liên quan đến viêm amidan là gì?

Viêm amidan cấp tính

Đây là bệnh lý thường hay gặp nhất, do các vi khuẩn và virus có hại gây ra. Thông thường, mọi người hay mắc bệnh khi trời bắt đầu trở gió.

Người bị viêm amidan cấp tính thường sốt cao đột ngột, đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt. Ngoài ra, họ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi và nhức đầu. Các triệu chứng này khá giống với bệnh cảm cúm thông thường, nên nhiều người thường chủ quan không quan tâm.

Thực tế, nếu ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thì bệnh sẽ nhanh chóng tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng, hoặc thường tái phát nhiều lần, tạo thành viêm mạn tính.

Viêm amidan mạn tính

Nhiều người gặp tình trạng viêm amidan đến hơn 4 lần chỉ trong một năm, hoặc mỗi đợt viêm thường kéo dài nhiều tuần. Người bệnh hay có tình trạng khó nuốt, sưng đỏ amidan, hơi thở có mùi hôi khó chịu,… Lúc này, có thể họ đã mắc viêm amidan mạn tính.

Để điều trị bệnh cần dùng các thuốc trong thời gian dài. Trong một vài trường hợp bệnh nặng còn cần tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amidan.

Viêm amidan là một trong những bệnh lý thường gặp và nghiêm trọng nhất
Viêm amidan là một trong những bệnh lý thường gặp và nghiêm trọng nhất

Tìm hiểu thêm:

Viêm amidan quá phát

Bệnh này là một dạng của viêm amidan mạn tính. Thường xảy ra khi người bệnh phải sống trong môi trường ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, khói thuốc trong thời gian dài. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Amidan thường sưng lớn và che khuất đường hô hấp và đường tiêu hóa. Do đó, trẻ có triệu chứng ngáy khi ngủ vào ban đêm, thậm chí ngưng thở khi trong giấc ngủ, chán ăn do khó nuốt…

Áp xe amidan

Đây là một trong các biến chứng khi amidan bị viêm. Các ổ mủ quanh amidan sẽ sinh sôi, phát triển vi khuẩn gây bệnh. Sau đó, các tác nhân gây hại này lan rộng ra các khu vực lân cận, thường ở đường thanh khí phế quản, hoặc khu vực tai – mũi – họng. Từ đó, tạo ra các ổ áp xe ở khu vực này.

Khi xảy ra áp xe, người bệnh cần được điều trị kịp thời. Bắt buộc phải điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch. Đôi khi, phẫu thuật để loại bỏ mủ khỏi cơ thể sẽ được tiến hành.

Ung thư amidan

Đây là bệnh lý ít phổ biến hơn các bệnh lý trên, nhưng mức độ nguy hiểm là cao nhất. Thực tế, bệnh lý này có thể xuất hiện khi viêm amidan còn đang ở giai đoạn đầu. Khi viêm amidan trở nên nặng hơn, nguy cơ tiến triển thành ung thư amidan càng gia tăng.

Hiện nay, điều trị ung thư amidan khá khó khăn, thường phải tiến hành hóa trị liệu, phẫu thuật loại bỏ amidan hoặc xạ trị. Do đó, gây tốn kém cho người bệnh.

Ung thư amidan hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong là rất cao
Ung thư amidan hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong là rất cao

Có nên cắt amidan không? Khi nào được chỉ định

Amidan bình thường là bộ phận bảo vệ hệ hô hấp. Nhưng nó cũng đồng thời là bộ phận dễ bị viêm nhiễm và có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nhiều người lựa chọn phương án phẫu thuật cắt bỏ amidan. Đây là loại phẫu thuật có tỷ lệ thành công rất cao.

Có nên cắt bỏ amidan không?

Để cân nhắc xem có nên tiến hành cắt bỏ amidan hay không, bạn cần lưu ý về các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phẫu thuật này là gì?

Việc cắt bỏ amidan bị viêm đem lại nhiều ưu điểm cho người bệnh:

  • Loại bỏ được hoàn toàn các ổ mủ chứa vi khuẩn gây bệnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tại khu vực lân cận amidan.
  • Sau khi loại bỏ hoàn toàn amidan, sẽ không còn tình trạng tái phát viêm nhiễm. Do đó, người bệnh sẽ có lại cuộc sống bình thường. Họ không còn phụ thuộc vào thuốc uống, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Vì vậy làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh cho cơ thể.
  • Sau khi cắt bỏ amidan, trong nhiều năm người bệnh sẽ không còn thấy khó chịu vùng cổ họng. Các cảm giác vướng ở cổ, đau đớn ở họng sẽ biến mất. Từ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ được nâng cao.
Loại bỏ amidan bị sưng giúp cải thiện cuộc sống hằng ngày của người bệnh
Loại bỏ amidan bị sưng giúp cải thiện cuộc sống hằng ngày của người bệnh

Tuy nhiên, các ca phẫu thuật cắt bỏ amidan vẫn tồn tại nhiều rủi ro. Các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình cắt amidan là gì?

  • Trong quá trình phẫu thuật có thể gặp phải một số tình trạng như: Sốc phản vệ do dị ứng thuốc, nhiễm trùng nếu không vệ sinh khu vực phẫu thuật cẩn thận, sốc mất máu,..
  • Khi cắt amidan bằng dao điện, có thể gây bỏng cho người bệnh. Vị trí bỏng đó ở ngay khoang miệng, rất dễ quan sát. Do đó, gây ảnh hưởng đến việc ăn uống hằng ngày cũng như làm mất thẩm mỹ của người bệnh.
  • Sau phẫu thuật, nhiều người bị biến đổi giọng nói. Tuy nhiên, tình trạng này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tháng.
  • Một số trường hợp sau khi cắt bỏ amidan nhưng vẫn tái phát sau một vài năm. Lúc này, nguy cơ viêm do vi khuẩn còn cao hơn khi chưa cắt bỏ.
  • Ở trẻ nhỏ, phẫu thuật làm các em bị sợ hãi, ám ảnh tâm lý. Do đó, đây không phải là biện pháp được ưu tiên lựa chọn ở lứa tuổi này.

Như vậy, các bạn cũng nên cân nhắc thật kỹ các mặt lợi và hại của ca phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tốt nhất nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ, những người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Bệnh nhân được chỉ định cắt amidan trong trường hợp nào?

Mặc dù cắt amidan là phẫu thuật đơn giản, nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể tiến hành làm. Phẫu thuật cắt bỏ amidan chỉ được chỉ định trong một số trường hợp như sau:

  • Người bệnh thường xuyên tái phát bệnh nhiều lần. Thông thường khi liên tiếp ít nhất 2 năm, mỗi năm người bệnh phát bệnh hơn 4 lần, thì việc cắt bỏ amidan được chỉ định.
  • Bệnh nhân đã điều trị bằng thuốc nhưng tình trạng không thuyên giảm
  • Bệnh nhân bị áp xe tại khu vực xung quanh amidan, và đã phải nhập viện nội trú để điều trị.
  • Xuất hiện các biến chứng nặng nề, nguy hiểm như: Thấp tim, viêm màng tim, viêm cầu thận, viêm khớp,…
  • Xuất hiện các dấu hiệu ung thư amidan: Sưng to một bên amidan hoặc viêm amidan kèm theo hạch cổ nổi rõ.
  • Người bệnh khó thở, thường xuyên ngừng thở khi ngủ, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nếu viêm amidan làm hơi thở của người bệnh quá hôi, cũng được cân nhắc nên cắt bỏ.
Tùy từng trường hợp sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan
Tùy từng trường hợp sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan

Ngoài ra, có một số trường hợp không thể thực hiện cắt amidan như sau:

  • Trẻ em dưới 4 tuổi
  • Những đối tượng mắc chứng rối loạn đông máu. Nếu cố phẫu thuật có thể tử vong vì mất nhiều máu.
  • Người có nhiễm khuẩn toàn thân, đang xuất hiện bệnh lý nền là các bệnh mãn tính, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang có thai,… thì không nên phẫu thuật cắt amidan.

Cách phòng tránh những bệnh lý liên quan đến amidan là gì?

Như vậy, viêm amidan có thể dẫn đến nhiều rắc rối cho cuộc sống của chúng ta. Do đó, ngay từ bây giờ, mỗi người cần có những biện pháp để phòng tránh mắc bệnh.

  • Thường xuyên đánh răng và súc miệng bằng các sản phẩm vệ sinh răng miệng đã được chứng nhận tốt cho sức khỏe. Điều này làm loại bỏ các vi khuẩn ẩn nấp trong vòm họng một cách hiệu quả
  • Kiểm tra răng hàm mặt, tai mũi họng thường xuyên, tốt nhất là 6 tháng một lần.
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là bổ sung nhiều rau xanh giàu vitamin C để đảm bảo hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bình thường.
  • Loại bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng,… Do đây là các hành vi làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể.
  • Ở ngoài đường cần đeo khẩu trang, che kín mũi và miệng.
  • Thường xuyên rèn luyện thân thể để tăng cường sức khỏe, sức miễn dịch của thể.

Amidan là bộ phận quan trọng hàng đầu của hệ miễn dịch ở khu vực đường hô hấp. Do đó, việc có hiểu biết về cơ quan này là cần thiết. Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin quan trọng về amidan là gì, các bệnh lý liên quan và làm thế nào để bảo vệ được amidan khỏi viêm nhiễm.

Thông tin bổ ích:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

Điều trị viêm họng amidan, chữa viêm họng, viêm amidan mạn tính thực tế không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp đã tốn kém không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân “thoát khỏi” tình cảnh này, ngay trong bài viết này, cố vấn y khoa VTV2 sẽ tư vấn cách chữa bệnh tận gốc, không lo bệnh tái phát.
Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *