Chữa viêm amidan bằng lá trầu không có tốt không? Dùng sao cho đúng?

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không được dân gian truyền tai nhau với công dụng vô cùng hiệu quả. Vậy thì thực sự cách chữa này có hiệu quả không, nếu có thì dùng sao cho đúng? Dưới đây là câu trả lời chi tiết nhất cho những thắc mắc trên.

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không có tốt không?

Trầu không còn có tên gọi khác là thược tương hay thổ lâu đằng thường được trồng phổ biến ở các vùng nông thôn Việt Nam. Từ xa xưa, cha ông ta đã phát hiện ra công dụng của loại cây này trong điều trị các bệnh về hô hấp, viêm loét phụ khoa và cả mẩn ngứa nhờ tính sát khuẩn cực mạnh.

Theo quan điểm của y học phương Đông, lá trầu không với tính ấm, vị cay nồng có tác dụng trực tiếp vào Tỳ, vị, Phế. Nhờ đó giúp khu phong tán hàn, chỉ thống, tiêu thũng. Cũng chính vì vậy mà dân gian thường dùng lá trầu để chữa các chứng sưng viêm, ngứa rát vùng họng, ho có đờm. Đây đều là những triệu chứng nổi bật của bệnh viêm nhiễm tổ chức amidan.

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng và có hiệu quả
Chữa viêm amidan bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng và có hiệu quả

Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá trầu chứa nhiều vitamin và axit amin giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Cụ thể:

  • Eugenol: Đây là hợp chất quan trọng có trong lá trầu không mang lại tác dụng chống loét do viêm nhiễm và kháng khuẩn.
  • Tanin: Loại chất này có tác dụng làm ức chế các gốc tự do, ngăn chặn tình trạng oxy hoá và cả kháng viêm.
  • Cineol: Có khả năng long đờm và làm lỏng chất nhầy ở vùng họng đồng thời giúp giảm tình trạng sưng viêm, kháng khuẩn và làm lành vết thương.

Các hoạt chất có trong lá trầu không vừa kể trên khi kết hợp lại và đưa vào cơ thể con người sẽ giúp giảm thiểu đáng kể tình trạng viêm amidan. Đó cũng chính là lý do khiến loại lá này được nhiều người ưa chuộng trong điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý răng, bài thuốc chữa viêm amidan bằng lá trầu không chỉ được dân gian truyền miệng chứ thực sự chưa được kiểm nghiệm khoa học. Chính vì vậy, trước khi sử dụng phương pháp này bạn nên tới thăm khám bác sĩ để họ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.

9 Cách chữa viêm amidan bằng lá trầu không hiệu quả tại nhà

Với chữa viêm amidan bằng lá trầu không có rất nhiều cách thực hiện. Sau đây là 9 cách chữa đơn giản và hiệu quả nhất dành cho bạn.

1. Nhai trực tiếp lá trầu không chữa viêm amidan

Việc nhai trực tiếp sẽ bảo toàn nguyên vẹn các dưỡng chất của lá trầu không khi đưa vào cơ thể người bị viêm amidan. Đây là ưu điểm vượt trội của cách sử dụng này.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhai trực tiếp lá trầu bởi nó thực sự rất khó nuốt. Vị cay, nồng và the của lá trầu sẽ khiến người bệnh phải nhăn mặt thậm chí buồn nôn. Tuy nhiên với những người thường xuyên ăn trầu, thì việc áp dụng cách làm này không thành vấn đề.

Nhai trực tiếp lá trầu không cùng với một chút muối trắng để chữa viêm amidan
Nhai trực tiếp lá trầu không cùng với một chút muối trắng để chữa viêm amidan

Nguyên liệu: 1 hoặc 2 lá trầu tươi, muối trắng hạt to.

Cách dùng:

  • Lấy lượng muối vừa đủ pha loãng với nước rồi cho lá trầu không vào ngâm.
  • Sau 15 phút, rửa lại lá trầu không nhiều lần với nước lọc sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Vo tròn lá trầu không rồi cho vào miệng nhai trực tiếp. Hãy nhai thật từ từ, chậm rãi đến khi nước trầu ra thì nuốt phần nước, vứt nhả bã.
  • Mỗi ngày áp dụng cách làm này trong hai tuần và thực hiện liên tục 1 tuần sẽ thấy tình trạng viêm amidan cải thiện.

2. Uống nước cốt trầu không nguyên chất

Sử dụng nước cốt trầu không nguyên chất cũng là cách đơn giản, dễ thực hiện để chữa viêm họng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được nước trầu không tươi. Bởi loại lá này vốn có vị cay nồng, vô cùng khó uống. Đồng thời nó cũng chỉ phù hợp với những những người bệnh có một hệ tiêu hóa tốt và chống chỉ định dùng cho trẻ em bị viêm amidan.

Nguyên liệu: 6,7 lá trầu không tươi, muối trắng, 200ml nước sôi để nguội.

Cách dùng:

  • Lá trầu không ngâm với nước muối trong 15 phút sau vớt ra rửa lại rồi để ráo nước.
  • Đổ nước sôi để nguội đã chuẩn bị và lá trầu không vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc lấy phần nước cốt.
  • Uống nước cốt lá trầu nguyên chất đều đặn 2 lần/ngày sau bữa ăn để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

3. Uống nước lá trầu đun nóng

Nếu sợ uống nước cốt lá trầu không nguyên chất sẽ cay và khó uống thì bạn có thể đun sôi nó với nước. Cách làm này cũng vô cùng đơn giản, không mất nhiều thời gian và giúp điều trị bệnh viêm amidan hiệu quả không kém phương pháp trên.

Khi được đun sôi, mùi cay, the của lá trầu sẽ được giảm thiểu đáng kể. Vì vậy người bệnh có thể dễ sử dụng hơn mà không có cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý, nước trầu không chỉ được phép đun 1 lần, không đun lại lần 2. Bởi việc làm này khiến dược tính của loại dược liệu này bị mất đi một phần.

Lá trầu khi được đun sôi sẽ giảm bớt vị cay, the giúp người bệnh dễ uống hơn
Lá trầu khi được đun sôi sẽ giảm bớt vị cay, the giúp người bệnh dễ uống hơn

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không tươi, muối trắng, nồi đun và nước lọc sạch.

Cách dùng:

  • Lá trầu rửa sạch với nước muối pha loãng nhiều lần để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Lá trầu đã rửa sạch dùng tay vò nhẹ đến khi lá trầu nát ra rồi cho vào nồi. Đổ thêm 250ml nước lọc sạch để đun, khi nước sôi đun tiếp khoảng 3 đến 5 phút thì tắt bếp.
  • Chắt nước trầu không ra bát và uống khi còn ấm. Chú ý trước khi nuốt hãy ngậm nó trong khoảng 1 phút để các hoạt chất thẩm thấu vào niêm mạc amidan bị viêm.
  • Áp dụng cách làm này ngày 1 lần vào buổi sáng và thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày.

Đọc ngay:

4. Kết hợp lá trầu không và mật ong

Mật ong chữa viêm amidan từ lâu đã được rất nhiều người áp dụng.  Trong loại dược liệu này có chứa tới 80% đường Glucozo, cùng nhiều hoạt chất Ca, P, Mg và vitamin B, C. Khi được đưa vào cơ thể, chúng đều có khả năng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể.

Theo nghiên cứu hoạt chất Hydro Peroxide tiêu viêm, kháng khuẩn, ức chế phát triển của vi khuẩn có hại, làm lành vùng amidan bị tổn thương. Chính vì vậy, nếu kết hợp lá trầu không và cùng mật ong sẽ giúp gia tăng hiệu quả chữa bệnh.

Nguyên liệu:

  • Lá trầu không 4 – 5 lá.
  • Mật ong: 4 thìa cà phê.

Thực hiện:

  • Lá trầu không rửa với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút.
  • Giã nát lá trầu không cho thêm 200ml đun sôi để nguội, chắt lấy nước cốt.
  • Thêm vào đó 2 – 3 thìa mật ong khuấy đều và uống.
  • Sử dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau ăn nửa tiếng. Nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 tuần, bạn sẽ cảm thấy biểu hiện viêm amidan thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, không sử dụng phương pháp này với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, bởi một số hoạt chất trong mật ong có thể gây ngộ độc

5. Dùng lá trầu không và mù tạt chữa viêm amidan

Công dụng của mù tạt chữa viêm amidan có thể nhiều người chưa biết đến. Tuy nhiên theo quan niệm của y học cổ truyền, đây là loại thảo dược có vị cay nồng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm, hạn chế nhiễm trùng vết thương. Khi kết hợp với lá trầu không hiệu quả trị bệnh viêm amidan sẽ được tăng lên đáng kể.

Mù tạt kết hợp với lá trầu không tươi trở thành bài thuốc chữa viêm amidan vô cùng hiệu quả
Mù tạt kết hợp với lá trầu không tươi trở thành bài thuốc chữa viêm amidan vô cùng hiệu quả

Nguyên liệu: 15 lá trầu không tươi, dầu mù tạt, muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không cho vào chậu nước muối loãng ngâm trong 15 phút sau đó vớt ra, rửa sạch và để ráo nước.
  • Lá trầu đã rửa sạch nhúng vào dầu mù tạt sau đó vớt ra rồi hơ qua lửa.
  • Khi lá trầu còn nóng, hãy áp trực tiếp lên vùng ngực đến khi nó nguội hẳn thì thay lá khác với cách làm tương tự.
  • Thực hiện ngày từ 1 đến 2 lần để phát huy tối đa hiệu quả chữa viêm amidan bằng lá trầu không.

6. Trầu không kết hợp với nghệ trị amidan

Công dụng kháng khuẩn, kháng viêm vượt trội của nghệ từ lâu đã được nhiều người biết đến. Cụ thể, curcumin – thành phần chính có trong nghệ có tác dụng ức chế và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Thông qua đó hạn chế tối đa tình trạng viêm họng, viêm amidan và cả viêm phế quản. Ngoài ra, hoạt chất curcumin có trong nghệ cũng giúp làm lành lớp niêm mạc bị tổn thương, giảm đáng kể triệu chứng sưng, đau vùng họng.

Khi sử dụng nghệ kết hợp với lá trầu không, hiệu quả điều trị viêm amidan sẽ tăng đáng kể nếu thực hiện đúng cách sau:

Nguyên liệu: 4 lá trầu không tươi, 15gr nghệ tươi, muối trắng hạt to.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong 15 phút.
  • Nghệ tươi cạo vỏ, rửa sạch.
  • Cho hai nguyên liệu trên vào cối giã hoặc máy xay nhuyễn sau đó cho vào cốc thủy tinh, đổ thêm 150ml nước sôi vào, dùng thìa khuấy đều cho các dưỡng chất tan ra nước.
  • Lọc bỏ bã nghệ và trầu không, chỉ lấy phần nước. Chia thành 5 phần bằng nhau uống trực tiếp 5 lần/ ngày. Chú ý nên uống từ từ và ngậm trong 1 đến 2 phút để tăng hiệu quả trị bệnh.

7. Chữa amidan bằng lá trầu không và gừng

Gừng cũng là một vị thuốc Đông y được xếp vào nhóm có tính ấm, vị cay nồng. Nhờ đó, nó giúp làm ấm cơ thể rất nhanh, đồng thời thuyên giảm các triệu chứng của viêm amidan như sưng đau, rát cổ họng, ho có đờm,…

Gừng và trầu không đều là những dược liệu quý trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp
Gừng và trầu không đều là những dược liệu quý trong điều trị các bệnh lý về đường hô hấp

Bài thuốc từ trầu không cùng gừng tươi chữa viêm amidan được thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 10 lá trầu không tươi, 1 củ gừng già tươi, muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Gừng cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn sau đó thái lát mỏng.
  • Trầu không đã chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Cho hai nguyên liệu trên vào cối giã nhuyễn và vớt ra bát tô. Đổ 200ml nước sôi vào hỗn hợp gừng + trầu không đã giã ngâm trong thời gian 20 phút.
  • Chắt lấy phần nước chia làm 2 phần uống trực tiếp ngày 2 lần. Kiên trì áp dụng loại nước này trong 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

8. Lá trầu kết hợp cùng nhục đậu khấu, nụ đinh hương

Theo góc nhìn của y học cổ truyền, nhục đậu khấu cùng với đinh hương đều là những vị thuốc Đông y có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Bởi chúng đều có đặc tính ấm, chứa chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế và ngăn chặn sự xâm nhập, phát triển của virus gây tình trạng viêm nhiễm.

Nhờ đó nhục đậu khấu cùng và đinh hương thường được áp dụng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh lý về hô hấp trong đó có viêm amidan.

Hai vị thuốc này khi kết hợp cùng với trầu không sẽ phát huy tác dụng tối đa trong điều trị các triệu chứng do viêm amidan. Cách thực hiện cụ thể như sau:

Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu cùng một chút nhục đậu khấu và nụ đinh hương, muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu, nhục đậu khấu và nụ đinh hương đem rửa sạch. Chú ý rửa riêng lá trầu với nước muối pha loãng bởi loại lá này vốn dĩ chứa rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.
  • Cho 3 nguyên liệu đã rửa sạch vào nồi cùng 500ml nước lọc. Bật bếp đun sôi thì vặn nhỏ lửa sau đó tiếp tục đun cho đến khi nước thuốc cạn còn ½ thì tắt.
  • Nước thuốc chia làm 3 phần bằng nhau sử dụng trong ngày vào sáng, chiều tối. Chú ý không để thuốc qua đêm tránh làm giảm dược tính.

9. Dùng lá trầu không cùng củ nén

Củ nén còn có tên gọi khác là hành tăm hay hành trắng. Loại củ này có màu trắng và kích thước nhỏ hơn hẳn so với các loại hành thông thường mà chúng ta sử dụng làm gia vị.

Theo đông y, củ nén có đặc tính ấm và cay giống trầu không nên cũng có tác dụng điều trị viêm amidan, viêm họng.

Còn theo nghiên cứu từ Tây y, trong củ nén có chứa tinh dầu lưu huỳnh, pentylhydrodisulfid, metylpen – tyldisulfid, silicium cùng các loại vitamin A, C, B. Chúng đều là những thành phần có tác dụng kháng sinh, trị viêm đường hô hấp, trị ho có đờm và cảm cúm hiệu quả. Đồng thời cũng giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và cả điều trị bệnh ung thư.

Trong củ nén chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn
Trong củ nén chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn

Nguyên liệu: 10 lá trầu tươi; 1, 2 củ nén, muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không ngâm 15 phút trong nước muối sau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước. Củ nén bóc sạch vỏ, rửa sạch.
  • Cho lá trầu + củ nén vào cối giã thật nhuyễn sau đó ngâm hỗn hợp này với 250ml nước sôi trong 15 phút.
  • Lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước cốt chia làm 2 phần bằng nhau uống trong ngày, mỗi ngày thực hiện 2 lần. Áp dụng kiên trì cách làm này sau 1 tuần bệnh viêm amidan của bạn sẽ thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa viêm amidan

Bài thuốc chữa viêm amidan bằng lá trầu không mặc dù khá lành tính, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên chủ quan và cần chú ý một số chi tiết sau:

  • Tốt nhất hãy tới thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ một phương pháp chữa viêm amidan nào kể cả dùng lá trầu không.
  • Lá trầu vốn dĩ chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn và các loại nấm vì vậy bắt buộc phải rửa sạch và ngâm nước muối trước khi sử dụng chúng.
  • Lá trầu được chọn nên là loại lá tươi, già và dày nhưng vẫn giữ màu xanh đậm. Bởi những loại lá như thế này sẽ có nhiều lượng tinh dầu và các hoạt chất tốt cho cơ thể hơn so với lá non.
  • Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không kết hợp trầu không cùng mật ong để chữa viêm amidan.
  • Phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị triệu chứng viêm amidan chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh để trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, tốt nhất nếu được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây y thì hãy tuân thủ.
  • Không dùng kết hợp lá trầu mật ong và hành tăm chung với nhau. Bởi ba loại nguyên liệu này vốn dĩ tương khắc, xung đột với nhau, rất dễ gây ra tác dụng phụ.
  • Không lạm dụng lá trầu quá nhiều để chữa viêm amidan. Dùng nhiều lá trầu nhiều lần trong ngày, liên tiếp nhiều ngày sẽ gây ra hiện tượng nóng trong, vết thương amidan có thể viêm loét nhiều hơn.
  • Nếu sử dụng 1 tuần mà không có kết quả thì tốt nhất hãy ngưng dùng và chuyển sang cách điều trị khác.
  • Giữ cho răng miệng luôn được sạch sẽ nhờ vào việc đánh răng đều đặn ngày 2 lần. Bên cạnh đó, dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng họng cũng giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm amidan.
  • Đảm bảo bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Chú ý các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng trong quá trình chữa viêm amidan bằng lá trầu không.
  • Mỗi ngày nên luyện tập thể dụng, vận động nhẹ nhàng, ngủ nghỉ đúng giờ.

Trong những trường hợp viêm amidan có triệu chứng nặng hoặc diễn tiến mãn tính, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà bằng lá trầu không. Người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng để chẩn đoán chính xác mức độ viêm nhiễm và nhận tư vấn điều trị chuyên sâu.

Hiện nay, Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102 là một trong đơn vị khám chữa viêm amidan được rất nhiều người bệnh lựa chọn nhờ sở hữu phương pháp điều trị độc đáo ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG. Là đơn vị tiên phong kết hợp YHCT và YHHĐ trong thăm khám và điều trị, Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 đã trang bị các trang thiết bị khám hiện đại, sở hữu đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn.

PHÓNG SỰ ĐƯA TIN CỦA VTV2 VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG CỦA BỆNH VIỆN QUÂN DÂN 102

Bệnh viện hiện đang ứng dụng YHHĐ vào khâu chẩn đoán, nghiệm chứng bài thuốc điều trị và đánh giá kết quả điều trị khoa học. Người bệnh sẽ được khám nội soi, xét nghiệm kết hợp bắt mạch để đánh giá mức độ tổn thương viêm amidan và sức khỏe tổng thể. Căn cứ vào bệnh lý nền, mức độ viêm tại chỗ cùng khả năng đáp ứng thuốc, người bệnh sẽ được kê cắt liệu trình điều trị phù hợp.

Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 điều trị viêm amidan không kháng sinh, không phẫu thuật, chỉ ứng dụng duy nhất bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG. Đây chính là bài thuốc nam đã được đội ngũ chuyên gia dày công nghiên cứu khoa học trong suốt 4 năm, phối hợp cùng các đơn vị uy tín như Viện Dược liệu, Khoa Đông y thực nghiệm (Bệnh viện YHCT Trung ương), Học viện Quân y từ khâu nghiên cứu thảo dược, nguyên lý điều trị đến kiểm nghiệm độc tính.

Đội ngũ chuyên gia Quân dân 102 nghiên cứu bài thuốc khoa học bài bản
Đội ngũ chuyên gia nghiên cứu bài thuốc khoa học bài bản trong nhiều năm

Thanh hầu bổ phế thang đáp ứng điều trị viêm amidan tích cực nhờ:

– Nguyên tắc điều trị chuyên sâu được tạo nên từ 32 vị thảo dược quý

Nguyên lý hoạt động của bài thuốc là “bổ chính khu tà”. Tức là vừa đi vào điều lý các tạng phủ phế – thận – tỳ, bồi bổ chính khí vừa xua đuổi tà độc gây bệnh.

Nhờ vậy, Thanh hầu bổ phế thang mang lại hiệu quả đặc trị viêm nhiễm tốt, thúc đẩy cơ quan hô hấp hoạt động hiệu quả để giải độc cơ thể, đồng thời tăng cường sức đề kháng để phòng chống các tác nhân gây hại. Do đó, Thanh hầu bổ phế thang ngoài tác dụng đặc trị còn có khả năng phòng chống bệnh tái phát.

Công dụng và thành phần của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang
Công dụng và thành phần của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Qua nghiên cứu 133 phương thuốc cổ và hàng trăm vị thuốc, đội ngũ chuyên gia đã lựa chọn cho Thanh hầu bổ phế thang 32 vị thuốc nam quý, quy vào các kinh phế, thận, tỳ với khả năng đặc trị viêm amidan tốt.

Đáng chú ý, thành phần của bài thuốc có tang diệp và tang ký sinh là hai vị thuốc có công dụng nổi trội. Nhờ sở hữu các hoạt chất vàng, hai vị thuốc này không chỉ loại bỏ các vấn đề viêm đường hô hấp như trừ ho, trừ đờm, chống nhiễm trùng mà còn nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện các vấn đề về huyết áp, tim mạch, ung thư…

XEM CHI TIẾT: Từ A-Z về bài thuốc ĐÁNH BAY viêm amidan mãn, hốc mủ THANH HẦU BỔ PHẾ THANG

Bộ đôi thảo dược tang diệp và tang ký sinh mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người bệnh
Bộ đôi thảo dược tang diệp và tang ký sinh mang lại nhiều giá trị sức khỏe cho người bệnh

– Được xây dựng thành phác đồ điều trị toàn diện, linh hoạt và tương tác tốt với hầu hết người bệnh:

Thanh hầu bổ phế thang được sử dụng dưới dạng phác đồ điều trị, chia thành ba giai đoạn giải quyết ba vấn đề cốt lõi. Đó là điều trị triệu chứng, xử lý tận gốc bệnh và điều trị dự phòng. Với mỗi giai đoạn, nguyên tắc chữa và thành phần của bài thuốc được phân hóa một cách phù hợp, đảm bảo thuốc tác động nhanh và hiệu quả nhất với tình trạng sức khỏe bệnh nhân.

Liệu trình điều trị viêm amidan Bệnh viện Quân dân 102
Liệu trình điều trị viêm amidan Bệnh viện Quân dân 102

Nhờ được ứng dụng dưới dạng phác đồ, Thanh hầu bổ phế thang có thể điều trị an toàn với cả người có cơ địa mẫn cảm một cách hiệu quả. Chẳng hạn như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già, người có bệnh lý nền… Căn cứ vào kết quả chẩn bệnh kết hợp Đông – Tây y, bác sĩ sẽ quyết định thứ tự các giai đoạn điều trị và điều chỉnh thành phần một cách hợp lý nhất.

Ví dụ, ở những người có thể trạng yếu kém, bác sĩ sẽ tiến hành bồi bổ và phục hồi tạng phủ bên trong trước. Với những người bị mủ viêm nặng thì cần điều trị triệu chứng, xử lý viêm nhiễm tại chỗ trước. Ở trẻ nhỏ thì bài thuốc thường được gia thêm các thảo dược hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch…

– Thành phần thảo dược an toàn, chất lượng cao:

Toàn bộ thành phần của bài thuốc đều là nam dược được trồng và thu hái từ chính vườn thuốc GACP-WHO và được xử lý bằng công nghệ cao từ khâu trồng trọt, sơ chế đến bảo quản. Nhờ đó mà cây thuốc luôn có dược chất tốt và mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Đặc biệt, toàn bộ thành phần thuốc đã được kiểm nghiệm an toàn tại Học viện Quân y.

Vườn dược liệu đạt chuẩn GACP - WHO của bệnh viện Quân dân 102
Vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO của bệnh viện Quân dân 102

Khi người bệnh cần điều trị chuyên sâu bằng giải pháp y học cổ truyền hãy liên hệ đến Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 qua hotline 0888.598.1020974.026.239 hoặc để lại lời nhắn cho chuyên gia:

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không là cách làm đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này có hiệu quả hay không phụ thuộc vào từng cơ địa mỗi người. Điều quan trọng nhất là bạn nên chọn cách điều trị phù hợp với thể trạng và tình hình bệnh.

Xem thêm:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (10 bình chọn)

CÓ THỂ BẠN CẦN

Thuốc Đông y trị viêm amidan từ lâu đã được nhiều người áp dụng. Vậy phương pháp này thực sự có nên dùng hay không và bài thuốc nào đang thông dụng nhất hiện nay. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *