Xuất Huyết Tiêu Hóa Trên: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị Dứt Điểm

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng bệnh nguy hiểm và gây nhiều biến chứng khó lường cho sức khỏe về sau. Tuy nhiên hiện nay khá nhiều người bệnh chủ quan và cho rằng bệnh dễ dàng chữa trị. Vậy xuất huyết tiêu hóa trên triệu chứng nhận biết ra sao, cách điều trị như thế nào hiệu quả? Hãy tìm hiểu ngay về bệnh lý này qua bài vết dưới đây. 

Xuất huyết tiêu hóa trên là gì?

Xuất huyết tiêu hóa trên (xuất huyết tiêu hóa cao) là hiện tượng đường tiêu hóa trên bị xuất huyết (chảy máu). Tình trạng này thường diễn ra ở thực quản, dạ dày hoặc hành tá tràng và là một phần của thể bệnh xuất huyết tiêu hóa nói chung.

Xuất huyết tiêu hoá trên là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
Xuất huyết tiêu hoá trên là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ

Máu bị xuất huyết có thể quan sát thấy ở trong dịch nôn của người bệnh, trong phân màu đen, hắc ín hoặc phân có mùi tanh. Tùy theo mức độ xuất huyết, người bệnh có thể gặp phải nhiều dấu hiệu khác nhau, nguy hiểm nhất là gây thiếu máu và nguy cơ tử vong.

Bệnh xuất huyết tiêu hóa trên chiếm đến hơn 70% tổng số các ca mắc xuất huyết đường tiêu hóa hiện nay, với nguy cơ tử vong ước tính lên đến 11%. Bởi vậy, đây được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời và theo dõi sát sao tại bệnh viện để đảm bảo an toàn tính mạng.

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên. Hầu hết bệnh xảy ra là do các yếu tố trong hệ thống tiêu hóa, cụ thể theo từng vị trí như sau:

  • Từ dạ dày – tá tràng: Những bệnh lý như loét dạ dày hành tá tràng, viêm dạ dày cấp tính, tĩnh mạch bao tử giãn trong tăng áp cửa, hiện tượng polyp dạ dày, thoát vị cơ hoành,…
  • Xuất phát từ phía thực quản: Người bệnh bị chảy máu tiêu hóa từ tĩnh mạch của thực quản bị giãn, bệnh ung thư thực quản, hội chứng Mallory Weiss, bệnh viêm loét thực quản bởi nhiễm trùng, polyp ống thực quản,…
  • Từ túi mật – tụy: Xảy ra khi bệnh nhân bị chảy máu đường mật, chảy máu tụy.
  • Bệnh lý về máu: Trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu, bệnh bạch cầu, bệnh suy tủy, suy gan mãn,… rất dễ bị hội chứng xuất huyết tiêu hóa trên.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo nhóm đối tượng thiếu hụt vitamin K, đang sử dụng thuốc chống đông hay người bị mắc bệnh Crohn cũng có khả năng gặp phải tình trạng xuất huyết tiêu hóa.

Triệu chứng nhận biết bệnh lý

Làm sao để nhận biết các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên? Việc nhận biết bệnh từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều trị cũng như khả năng phục hồi sức khỏe về sau. Người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa cao có thể thấy những biểu hiện cơ bản như:

Nôn ra dịch máu tươi hoặc màu nâu sậm là các biểu hiển của bệnh
Nôn ra dịch máu tươi hoặc màu nâu sậm là các biểu hiển của bệnh
  • Nôn ra dịch có máu màu nâu sậm, hơi đỏ, lẫn với thức ăn và có phần hơi loãng.
  • Đi ngoài phân đen, quan sát thấy nát lỏng như bã cà phê.
  • Tùy theo mức độ mất máu mà người bệnh sẽ có triệu chứng vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạc nhợt.
  • Nhiều trường hợp mất sức, vật vã, ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tiểu ít và huyết áp tụt.

Khi thấy các dấu hiệu nghi của xuất huyết tiêu hóa trên hoặc đau bụng khi dùng thuốc có hại cho dạ dày, đau vùng thượng vị, xanh xao, chóng mặt hay hoa mắt cũng cần đi khám ngay để được chẩn đoán và kịp thời điều trị.

Biến chứng của xuất huyết tiêu hóa trên

Khi bị xuất huyết tiêu hóa trên, lớp niêm mạc ở đường ruột sẽ bị tổn thương nặng khiến cho dạ dày, đại tràng hay các bộ phận khác trong đường ống tiêu hóa bị chảy máu.

Biến chứng dạ dày, đại tràng hay các bộ phận khác trong đường ống tiêu hóa bị chảy máu.
Biến chứng dạ dày, đại tràng hay các bộ phận khác trong đường ống tiêu hóa bị chảy máu.

Hậu quả trước mắt, bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng đau bụng, nôn ói ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các triệu chứng khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hoạt động thường ngày.

Xuất huyết tiêu hóa trên là tình trạng nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời để tránh chảy máu ồ ạt. Người bệnh dễ bị sốc do giảm thể tích máu đột ngột dẫn đến khó thở, co giật do thiếu oxy não và thậm chí là tử vong nếu không xử trí kịp thời.

Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Nếu cần thiết phải có sự phối hợp của cả nội khoa và ngoại khoa để giải quyết tình trạng này.

Cách điều trị xuất huyết tiêu hóa trên hiệu quả

Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên có thể áp dụng mẹo dân gian hoặc dùng thuốc Đông y, các biện pháp Tây y. Cụ thể:

Phương pháp Tây y chữa bệnh

Phương pháp Tây y chữa xuất huyết tiêu hóa trên gồm:

Ngưng dùng các loại thuốc

Một sự thật không thể phủ nhận đó chính là điều trị y tế thường không mang lại hiệu quả cao trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên. Thế nên, điều người bệnh cần làm ở đây đó chính là loại bỏ bất cứ loại thuốc nào có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng.

Xem thêm

Ngưng sử dụng ngay một số loại thuốc Tây y khi bạn bị xuất huyết tiêu hoá
Ngưng sử dụng ngay một số loại thuốc Tây y khi bạn bị xuất huyết tiêu hoá

Một số loại thuốc mà bạn cần ngưng sử dụng khi điều trị xuất huyết đường tiêu hóa trên bao gồm:

  • Thuốc làm loãng máu: Có thể kể đến như Warfarin. Các loại thuốc này làm gián đoạn quá trình đông máu tự nhiên, cũng từ đó xuất huyết dạ dày cũng xấu đi. Trước khi tạm thời ngừng thuốc, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và sẽ quay trở lại dùng tiếp khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa được cải thiện. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh cần phải dừng thuốc vĩnh viễn
  • Thuốc kháng viêm không Steroid: Một vài loại phổ biến như Ibuprofen (Motrin hay Advil). Bởi vì trong nhiều trường hợp, những loại thuốc đặc trị này có thể dẫn đến tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên. Do đó, hãy cân nhắc việc tạm dừng thuốc hoặc thay thế bằng một số dòng khác phù hợp hơn.
  • Tránh sử dụng Aspirin: Loại thuốc này có thể làm gián đoạn kết tập tiểu cầu và làm tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên ngừng thuốc tạm thời cho đến khi tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên chuyển biến tích cực hơn.

Điều trị tình trạng chảy máu nội khoa

Hầu hết tình trạng xuất huyết tiêu hóa nói chung và xuất huyết tiêu hóa trên đều được điều trị nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống nội soi tiêu hóa để tìm kiếm vị trí của nguồn máu, sau đó điều trị tại chỗ các tổn thương.

Ngoài ra, các phương pháp xử lý cơ bản thường bao gồm:

  • Tiêm Epinephrine với mục đích cầm máu, có tác dụng tối đa trong khoảng 20 phút.
  • Đông lạnh tĩnh mạch máu thông qua Thermocoagulation. Một kim mỏng có chứa điện cực sẽ được tiêm vào cơ thể.
  • Băng bó tổn thương tại chỗ thông qua ống nội soi.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc kết hợp giữa tiêm Epinephrine với hình thức điều trị khác (đông tĩnh mạch) là hình thức xử lý thành công. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhất trong việc cầm máu và ngăn ngừa xuất huyết dạ dày tái phát.

Dùng thuốc ức chế bơm Proton

Thuốc ức chế bơm Proton được xem là phương pháp hữu hiệu có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng xuất huyết tiêu hóa trên. Thuốc có thể được ứng dụng ngay cả khi bác sĩ chưa xác định được nguyên nhân chính gây nên tình trạng xuất huyết.

Thuốc ức chế bơm Proton được xem là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp này
Thuốc ức chế bơm Proton được xem là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp này

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, Proton được cho là có thể làm giảm nguy cơ chảy máu và tỷ lệ tử vong. Vì vậy, đây được xem là phương pháp xử lý tại chỗ, đảm bảo sức khỏe để phục vụ cho việc thăm khám sau này.

Thuốc ức chế bơm Proton cần được sử dụng sớm, đặc biệt là ở người bệnh có nguy cơ chảy máu nặng. Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt không dung nạp thuốc ức chế bơm Proton có thể uống viên sắt để hỗ trợ bổ sung lượng máu đã bị hao hụt.

Truyền dịch vào cơ thể khi cần thiết

Sau khi định lượng được số máu bị mất (thông qua xét nghiệm lâm sàng và xét nghiệm máu), bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định truyền máu hoặc truyền dịch ngay lập tức nếu nhận thấy lượng máu của người bệnh thấp.

Một số dịch truyền được áp dụng phổ biến như:

  • Truyền dịch qua tĩnh mạch: Thủ thuật này được chỉ định trong trường hợp xuất huyết không quá nhiều. Dịch truyền có tác dụng làm tăng thể tích máu (lượng chất lỏng di chuyển ở hệ thống tuần hoàn), nhưng không làm tăng huyết sắc tố trong máu.
  • Truyền máu: Thủ thuật này sẽ được áp dụng khẩn cấp trong trường hợp huyết sắc tố giảm nhiều. Trường hợp này có nghĩa là người bệnh thiếu máu rất nặng dẫn đến tổn thương các chức năng của hệ thống tiêu hóa và hô hấp.

Dùng Đông y chữa bệnh an toàn và hiệu quả

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh sẽ giúp cầm máu, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ chữa xuất huyết tiêu hóa trên bằng những thảo dược lành tính. Một số bài thuốc phổ biến được áp dụng có thể kể đến như:

Dùng thuốc Đông y điều trị xuất huyết tiêu hoá trên hiệu quả
Dùng thuốc Đông y điều trị xuất huyết tiêu hoá trên hiệu quả

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: 15g cam thảo, 10g trần bì và 90ml mật ong nguyên chất.
  • Cách dùng: Cam thảo sắc kỹ với nước rồi cho thêm trần bì vào sắc cùng. Đến khi kiệt bã thuốc thì chắt nước thuốc chia thành 3 phần để uống trong ngày. Cho thêm mật ong vào uống cùng để tăng hiệu quả và dễ dùng hơn

Bài thuốc số 2 

  • Dược liệu: Uất kim 50g, sen cạn 50g, táo tàu 8, 9 quả.
  • Cách dùng: Cho táo và sen vào ấm rồi sắc cùng 2 bát nước trên lửa nhỏ. Chờ thuốc cạn một nửa thì chắt ra bát uống mỗi ngày.

Bài thuốc 3: Sơ Can Bình Vị Tán

Đây là bài thuốc Đông y điều trị xuất huyết tiêu hóa khá nổi tiếng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc là sự kết hợp của 30 loại thảo dược khác nhau giúp thanh nhiệt (bồ công anh, ké đầu ngựa,…), giảm đau giảm sưng (vỏ cây gạo, nghệ vàng,…) và giúp giảm đầy hơi, khó tiêu (thanh bì, thược dược,…). Hàng nghìn người bệnh đã hồi phục chức năng dạ dày sau khi dùng hết liệu trình chữa bệnh tại đây.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, bài thuốc còn tác động vào ngũ tạng, giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ chính khí và ngăn bệnh xuất huyết tiêu hóa trên tái phát.

Áp dụng mẹo tại nhà

Nếu trường hợp xuất huyết tiêu hóa trên nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản tại nhà sau đây:

Dùng mật ong + nghệ vàng

Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp chống viêm hiệu quả. Trong khi đó nghệ giúp làm lành vết thương, bổ máu, giảm tác động xuất huyết dạ dày do viêm gây ra.

Mật ong chứa nhiều vitamin, khi kết hợp với nghệ vàng giúp chống viêm hiệu quả
Mật ong chứa nhiều vitamin, khi kết hợp với nghệ vàng giúp chống viêm hiệu quả

Cách thực hiện:

  • Mật ong và nghệ chuẩn bị theo tỷ lệ 1:2.
  • Trộn đều 2 nguyên liệu và tạo thành viên nhỏ.
  • Bảo quản trong lọ thủy tinh.
  • Mỗi ngày uống 3 lần mỗi lần 3 viên để thấy hiệu quả.

Dùng táo đỏ

Táo đỏ giúp giải độc, giảm đau dạ dày và cầm máu hiệu quả. Bạn có thể áp dụng công thức sau tại nhà để chữa xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày:

  • Dùng 8 – 10 quả táo và 50g hạt sen sơ chế sạch.
  • Sắc cùng 2 bát nước đến khi còn ½ thì dừng.
  • Dùng uống ngày 2 lần.

Dùng nước ép lô hội

Nước ép lô hội được đánh giá là giúp làm lành những vết loét gây chảy máu ở dạ dày. Bên cạnh đó nó cũng giúp giảm viêm, giảm đau dạ dày khá hiệu quả và an toàn.

Cách thực hiện:

  • Lô hội bỏ phần gai và lớp vỏ xanh bên ngoài.
  • Rửa sạch bằng nước muối để bỏ nhựa.
  • Thái khúc rồi xay nhuyễn, thêm mật ong vào khuấy đều.
  • Mỗi ngày uống 1 – 2 lần nước lô hội để kiểm soát triệu chứng bệnh.

Chữa xuất huyết tiêu hóa ở đâu đảm bảo uy tín?

Việc tìm kiếm bệnh viện khám, chữa xuất huyết tiêu hóa trên là điều vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị cũng như phòng tránh bệnh tái phát.

Bệnh viện đại học Y cơ sở Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là được xem là địa chỉ tuyến đầu đảm bảo uy tín, đem lại dịch vụ và chất lượng khám chữa bệnh được người dân đánh giá tốt. Đây là một trong những bệnh viện hàng đầu tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung trong khám và điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, trong đó có xuất huyết tiêu hóa trên.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là được xem là địa chỉ tuyến đầu đảm bảo uy tín
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là được xem là địa chỉ tuyến đầu đảm bảo uy tín

Đội ngũ cán bộ nhân viên tại bệnh viện Đại học Y đều là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nội trú và điều dưỡng được đào tạo tại Trường Đại học Y Hà Nội. Bên cạnh đó, họ cũng được đào tạo chuyên khoa tại nhiều quốc gia lớn, có nền y tế phát triển như Pháp, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.

  • Địa chỉ: Số 1 mặt đường Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 1900 6422

Khám, chữa xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện Bạch Mai

Bạch Mai là bệnh viện tuyến Trung ương đặc biệt hàng ở nước ta hiện nay. Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu trong khám chữa bệnh về tiêu hóa, trong đó có xuất huyết tiêu hóa trên, viêm dạ dày.

Khoa Tiêu hóa tại viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa uy tín tại miền Bắc. Năm 2014, khoa thành lập Trung tâm nội soi Tiêu hóa Việt Nam liên kết với Nhật Bản. Trung tâm này được thành lập dựa trên nền tảng hợp tác song phương với đội ngũ nhân viên có trình độ cao.

Điểm đặc biệt ở đây là hệ thống thiết bị nội soi hiện đại được tài trợ bởi Bộ Công Thương Nhật Bản. Máy móc có độ phóng đại lớn và phát hiện các tổn thương liên quan đến tiền ung thư và ung thư sớm.

  • Địa chỉ: Tầng 5 tòa nhà P, số 78 đường Giải Phóng, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • Số điện thoại: 0869 587 728

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau bằng Y học cổ truyền, trong đó có các bệnh liên quan đến dạ dày.

Các bài thuốc tại đây chủ yếu dùng những thảo dược quý từ thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn của WHO. Trong nhiều năm qua, hàng nghìn bệnh nhân đã đến đây khám chữa và khỏi bệnh chỉ sau 1 liệu trình, bệnh không có dấu hiệu tái phát.

Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau bằng YHCT, trong đó có xuất huyết tiêu hoá trên
Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa nhiều bệnh lý khác nhau bằng YHCT, trong đó có xuất huyết tiêu hoá trên

Tại đây các bác sĩ đều là những người giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, giúp điều trị các bệnh từ nhẹ đến nặng an toàn và hiệu quả nhất. Chất lượng dịch vụ tại Thuốc dân tộc cũng được chú trọng nên người bệnh có thể an tâm khi đến đây khám và điều trị bệnh.

  • Địa chỉ: 70 Nguyễn Thị Định Hà Nội hoặc 145 Hoa Lan, HCM.
  • Số điện thoại:  (024)7109 6699

Chữa xuất huyết tiêu hóa trên tại bệnh viện Chợ Rẫy 

Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hàng đầu tại khu vực miền Nam nói riêng và phạm vi cả nước chung. Đây là bệnh viện tuyến cuối và cao nhất, chuyên tiếp nhận bệnh nhân từ các tỉnh phía nam.

Với bề dày hơn 100 năm hoạt động, bệnh viện Chợ Rẫy là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nổi tiếng. Đây cũng là nơi đã điều trị thành công cho rất nhiều ca bệnh khó. Đồng thời, địa chỉ này cũng là đơn vị đào tạo, chuyển giao công nghệ kỹ thuật liên quan đến hệ tiêu hóa cho các bệnh viện tuyến dưới.

Bệnh viện Chợ Rẫy luôn cố gắng trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình chẩn đoán và hỗ trợ xuất huyết tiêu hóa trên. Ví dụ như nội soi, chụp cắt lớp vi tính CT scan, Cộng hưởng từ ( MRI) hay máy xét nghiệm,…

  • Địa chỉ: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, TP.HCM.
  • Số điện thoại: 028 3855 4137

Biện pháp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa trên

Với những thông tin trên đã giải đáp phần nào cho bạn về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị xuất huyết tiêu hóa trên. Tình trạng này rất dễ tái phát nếu người bệnh không chú ý đến sức khỏe của chính mình.

Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích để đảm bảo an toàn
Kiêng sử dụng rượu bia, chất kích thích để đảm bảo an toàn

Dưới đây là một vài biện pháp phòng ngừa bạn có thể tham khảo:

  • Nói không với các loại đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá hay nước chè đặc,…
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm tác động xấu đến cơ quan tiêu hóa như đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá chua hoặc cay nồng, thực phẩm chế biến sẵn chứa chất bảo quản,…
  • Tăng cường dùng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, rau xanh và trái cây tươi vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Nên ăn đúng giờ và đủ bữa, không bỏ bữa, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Lý tưởng nhất là chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế áp lực lên các cơ quan tiêu hóa.
  • Rèn luyện cho bản thân lối sống tích cực, tuyệt đối không được thức khuya. Luôn giữ tinh thần thoải mái, có các biện pháp giải tỏa stress sau khi làm việc, tăng cường luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  • Tuân thủ theo đúng theo phác đồ điều trị xuất huyết tiêu hóa trên của bác sĩ, tuyệt đối không được quá lạm dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm,…

Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về bệnh xuất huyết tiêu hóa trên. Nếu đang mắc các bệnh lý có nguy cơ dẫn đến tình trạng này, đừng nên chủ quan mà bạn cần đến bệnh viện thăm khám. Tại đây bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng. Nếu bệnh đã chuyển biến sang mãn tính, hãy lưu ý thường xuyên đi thăm khám sức khỏe định kỳ và tiến hành nội soi. Đừng quên giữ cho mình tinh thần lạc quan và duy trì lối sống lành mạnh, tích cực.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (5 bình chọn)

Đọc nhiều

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *