Top 9 loại thuốc trị xuất huyết dạ dày tốt nhất

Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm phải nhanh chóng được điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy đến. Một trong số những cách chữa phổ biến nhất là sử dụng thuốc trị xuất huyết dạ dày, nhanh chóng cầm máu và thuyên giảm triệu chứng. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định và kê đơn nhiều nhất.

Top 9 loại thuốc trị xuất huyết dạ dày tốt nhất

Xuất huyết dạ dày, hay còn gọi là chảy máu dạ dày, là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đây là biểu hiện của chứng viêm loét dạ dày tá trạng chuyển mạn tính, ung thư dạ dày hoặc khi cơ thể chịu tác động từ yếu tố dinh dưỡng, tâm lý, sức khỏe, thói quen sống,…

Hầu hết các ca xuất huyết dạ dày đều có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Tùy từng mức độ và nguyên nhân gây xuất huyết bao tử, bệnh nhân sẽ có phác đồ điều trị riêng biệt. Bệnh nhân có thể tham khảo một số loại thuốc trị xuất huyết dạ dày như sau:

Thuốc Ranitidine đối kháng thủ thể Histamin H2

Ranitidine là một trong bốn loại thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 ở tế bào vách, từ đó làm giảm lượng acid dịch vị. Theo đó, thuốc này có khả năng giảm đến 90% acid trong dạ dày, giúp chữa lành các vết loét dạ dày tá tràng, hạn chế tỷ lệ tái phát bệnh sau điều trị.

Ranitidine bào chế thành dạng viên nén bao phim, mỗi viên chứa hoạt chất Ranitidine dưới dạng Ranitidine Hydroclorid cùng các tá dược là: Aerosil, avicel, magnesi stearat, sắt oxyd đỏ, starch 1500, insta moistshield aqua II.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Mỗi ngày dùng 300mg, có thể chia làm 2 lần sáng và tối hoặc dùng 1 lần vào buổi tối. Tùy theo mức độ viêm loét sẽ quyết định thời gian uống thuốc. Người bị xuất huyết bao tử có thể kéo dài thời gian uống là 6 tuần.
  • Đối với trẻ em: Khuyên dùng liều 2 – 4mg/kg thể trọng của trẻ, chia làm 2 lần mỗi ngày nhưng không được uống quá 300mg/ngày.
Thuốc Ranitidine là một trong bốn loại thuốc kháng thụ thể histamin H2 ở tế bào vách.
Thuốc Ranitidine là một trong bốn loại thuốc kháng thụ thể histamin H2 ở tế bào vách

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu, mệt mỏi toàn thân và chóng mặt .
  • Tiêu chảy.
  • Ban đỏ.
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  • Tăng men gan.
  • Các phản ứng mẫn cảm như nổi mề đay, ban đỏ, sốt phản vệ, đau cơ, phù mạch, co thắt phế quản,…
  • Hạ huyết áp, chậm nhịp tim,…
  • Rối loạn điều tiết ở mắt.

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng thành phần của thuốc.
  • Người bị suy thận, suy gan, rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp và người bị bệnh tim.

Giá bán: Thuốc Ranitidine dạng viên nén 150mg có giá bán từ 60.000đ – 80.000đ/hộp 100 viên.

Thuốc giảm triệu chứng bệnh xuất huyết Pepsane

Thuốc Pepsane có tác dụng làm giảm triệu chứng đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bao gồm các triệu chứng đi kèm như ợ chua, đầy bụng, nóng rát, khó tiêu, ợ nóng.

Thuốc được bào chế dạng gel uống đóng gói. Các thành phần trong một gói thuốc gồm hoạt chất Guaiazulene (0.004g) và Dimeticone (3g) cùng các tá dược trong một gói 10g gồm: Natri cyclamat, tinh dầu bạc hà, sorbitol 70% (kết tinh), methyl parahydroxybenzoat (E218), nước tinh khiết.

Sản phẩm này có tác dụng giảm các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra.
Sản phẩm này có tác dụng giảm các triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra.

Liều dùng: Uống trực tiếp 1 – 2 gói thuốc, mỗi ngày từ 2 – 3 lần theo chỉ định của bác sĩ hoặc khi có cơn đau.

Tác dụng phụ: Các phản ứng mẫn cảm như ngứa và phát ban.

Chống chỉ định: Trong trường hợp người bệnh có tiền sử mẫn cảm với các thành phần của thuốc và trẻ sơ sinh.

Giá bán: Bán lẻ giá 5.000đ/gói, một hộp 30 gói.

Thuốc Omeprazol ức chế sản sinh axit dạ dày

Công dụng chính của thuốc Omeprazol là ức chế sản sinh axit dạ dày từ cơ chế ức chế có phục hồi proton từ tế bào viền tại bao tử, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng khó tiêu, ợ hơi và hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản, trào ngược…

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần bao gồm hoạt chất Omeprazol (dạng vi hạt chứa 8.5% Omeprazol) 20mg cùng các tác dược: Natri Lauryl, calci carbonat, starch, polyvinyl povidon K30, natri methyl paraben,…

Liều dùng:

  • Đối với chứng viêm thực quản do trào ngược: Dùng 20 – 40mg/ngày 1 lần và kéo dài từ 4 – 8 tuần.
  • Đối với điều trị loét: Dùng 20mg/ngày/lần trong 4 tuần. Trường hợp nặng tăng liều dùng 40mg.
  • Đối với điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Dùng 60mg/ngày/lần (tối đa 120mg mỗi ngày).

Tác dụng phụ:

  • Các tác dụng thường gặp như: Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đau bụng, buồn nôn, táo báo, đầy bụng, chướng bụng.
  • Ít gặp như: Mất ngủ, nổi mề đay, ngứa phát ban, rối loạn cảm giác.

Chống chỉ định:

  • Người bị tiêu chảy hoặc người có nồng độ magie trong máu thấp.
  • Người bị bệnh loãng xương.
  • Người bị suy yếu chức năng gan, thận và tim mạch.
  • Đặc biệt, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người cao tuổi và trẻ em không được tự ý sử dụng thuốc.

Giá bán: 15.000đ/hộp loại 14 viên.

Thuốc Omeprazol có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu,...
Thuốc Omeprazol có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu,…

Thuốc điều trị xuất huyết dạ dày Alverin

Thuốc Alverin tác dụng trực tiếp chống lại cơn co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm các triệu chứng sưng, phù nề và cơn đau thắt vùng bụng. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp đau do hội chứng ruột kích thích, bệnh đau túi thừa của ruột kết, co thắt đường mật, đau quặn thận.

Thuốc Alverin được bán theo đơn, bào chế dưới dạng viên nén. Trong một viên nén có thành phần chính là Alverin citrate (60mg) và tác dược trong một viên gồm tinh bột mì, gelatin, tinh bột sắn, bột talc magnesi stearat và calci hydrophosphat.

Liều dùng: Uống 1 – 2 viên mỗi lần, mỗi ngày uống 2 – 3 lần tùy cơn đau thắt.

Tác dụng phụ có thể xảy ra như: Phản ứng dị ứng, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nổi phát ban và ngứa ngáy.

Chống chỉ định: Các trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần thuốc, bệnh nhân bị tắc ruột, liệt ruột, tắc ruột do phân, mất trương lực đại tràng, trẻ em dưới 12 tuổi.

Giá bán: 50.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc Octreotide dạng tiêm

Thuốc Octreotide được sử dụng trong điều trị chứng tiêu chảy nặng, đi ngoài ra máu hoặc điều trị các khối u tìm thấy ở đường ruột. Tác động của thuốc sẽ ngăn chặn việc sản sinh các hormone mà khối u sản xuất ra, đồng thời giảm thiểu tình trạng mất nước và khoáng chất trong cơ thể.

Thuốc Octreotide được bào chế dưới dạng dung dịch để tiêm. Mỗi lọ Octreotide 1mg có chứa 0,1mg Octreotide acetate và tá dược vừa đủ như acid lactic, natri hydrogen carbonate, mannitol và nước pha tiêm.

Liều dùng: Trường hợp tiêu chảy nặng và các triệu chứng do khối u ở ruột, tiêm khởi đầu 20mg vào cơ mỗi 4 tuần, kéo dài 2 tháng.

Tác dụng phụ:

  • Đau bụng dữ dội, táo bón, đầy hơi.
  • Nhịp tim không đều, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, đồ mồ hôi, rối loạn cảm giác.
  • Đường huyết tăng hoặc giảm bất thường.
  • Giảm hoạt động tuyến giáp và các triệu chứng đi kèm như khô da, đau khớp, đau cơ, khàn giọng, mệt mỏi,…

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân dị ứng với thành phần được điều chế trong thuốc.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, viêm tụy, bệnh gan, thận, túi mật, tuyến giáp.
  • Bệnh nhân mang thai hoặc cho con bú chỉ được dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.

Giá bán: 20.000đ/lọ 1mg.

Vitamin K1 dạng tiêm điều trị xuất huyết dạ dày hiệu quả

Vitamin K1 là một trong những loại thuốc đặc trị tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Khi đường tiêu hóa gặp vấn đề, vitamin K không thể thực hiện tốt chức năng hấp thu, kéo theo hiện tượng xuất huyết. Do đó, việc bổ sung vitamin K1 được chỉ định cho các trường hợp xuất huyết bao tử, người có nguy cơ xuất huyết do giảm prothrombin huyết, người bị bệnh ở ruột, gan, ứ mật.

Vitamin K1 được bào chế thành dạng ống tiêm thể tích 1ml, trong đó có thành phần Vitamin K (10mg) và các thành phần tá dược gồm tween 80, poloxamer 188, acid acetic bằng, natri acetat khan, propylen glycol, nước cất pha tiêm.

Bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa có thể được chỉ định tiêm vitamin K1.
Bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa có thể được chỉ định tiêm vitamin K1

Liều dùng:

  • Đối với trường hợp có nguy cơ xuất huyết hoặc xuất huyết nhẹ: Tiêm bắp 10 – 20mg vitamin K1, có thể tiêm liều thứ hai nhiều hơn nếu không hiệu quả trong vòng 12 giờ.
  • Đối với trường hợp xuất huyết nặng: Truyền tĩnh mạch chậm 1mg/phút, truyền từ 10 – 20mg.

Tác dụng phụ:

  • Các phản ứng thường gặp: Toát mồ hôi, nóng bừng, hạ huyết áp, mạch đập yếu, chóng mặt, tím tái, hoa mắt, dị ứng, phản ứng phản vệ, vị giác thay đổi.
  • Có thể gây kích ứng da và đường hô hấp, đặc biệt là khi dùng liều lớn hơn 25mg.

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng với bệnh nhân quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Không tiêm bắp tay trong các trường hợp có nguy cơ xuất huyết nặng.

Giá bán: 150.000đ/hộp 10 ống dung dịch tiêm 1ml.

Xem thêm

Thuốc chữa xuất huyết dạ dày Yamangel

Thuốc Yumangel là dòng thuốc đặc trị các tình trạng liên quan đến đường ruột như: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết bao tử, viêm đau dạ dày cấp và mãn tính,.. Hoạt chất chính có trong thuốc là Almagate 1.00g được bào chế dưới dạng hỗn hợp uống. Khi đi vào dạ dày, thuốc có tác dụng trung hòa lượng acid dư thừa tại đây.

Liều dùng:

  • Đối với người lớn: Uống một gói hỗn hợp, ngày uống 4 lần.
  • Đối với trẻ nhỏ: Dùng một nửa liều dành cho người lớn.

Tác dụng phụ: Tác động lên bộ máy tiêu hóa khiến bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón trong quá trình sử dụng thuốc.

Thuốc trị xuất huyết dạ dày Yamangel không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giá bán: 90.000đ/hộp 20 gói, bán lẻ 4.800đ/gói.

Thuốc dạ dày Yamangel có thành phần chính là hoạt chất Almagate
Thuốc dạ dày Yamangel có thành phần chính là hoạt chất Almagate

Thuốc Buscopan điều trị xuất huyết bao tử

Thuốc Buscopan có công dụng hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau co thắt bụng dưới cơ chế giảm tiết dịch, giảm nhu động ở bao tử. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng làm giảm sự co thắt khi đường tiêu hóa găp các vấn đề về dạ dày, ống mật, hội chứng ruột kích thích,…

Dược chất chính có trong một viên nén thuốc Buscopan là Hyoscine-N-butylbromide (10.0mg) và các tá dược như maize starch, aerosil 200, dibasic calcium, carnauba wax,…

Liều dùng cho tiêm:

Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi uống 1 – 2 viên bao đường uống 3 – 5 lần mỗi ngày tùy theo kê đơn của bác sĩ.

Tác dụng phụ:

  • Phản ứng rối loạn hệ miễn dịch: Sốc phản vệ, khó thở, ngứa, mề đay, phát ban,…
  • Rối loạn tiêu hóa: Khô miệng.
  • Rối loạn tiết mồ hôi và bí tiểu.

Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân bị tăng nhãn áp, hẹp cơ học đường tiêu hóa, chứng to đại tràng, nhược cơ, phì đại tuyến tiền liệt kèm tiểu bí, nhịp tim đập nhanh.

Giá bán: 138.000đ/hộp 5 vỉ x 20 viên.

Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch bao tử và làm dịu cơn đau co thắt bụng.
Thuốc có tác dụng giảm tiết dịch bao tử và làm dịu cơn đau co thắt bụng

Thuốc điều trị xuất huyết bao tử Cimetidine

Cimetidine là thuốc điều trị các triệu chứng dạ dày có thể dùng khi không kê toa. Thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và các bệnh đường ruột, đồng thời ngăn bệnh tái phát sau khi đã chữa khỏi. Cimetidine là một thủ thể kháng histamin H2, hoạt động dưới cơ chế giảm lượng axit dư thừa trong bao tử.

Thành phần chính của thuốc dạng viên nén là hoạt chất Cimetidine, cùng các tác dược trong 1 viên là tinh bột ngô, povidon K30, acid stearic, croscarmellose natri, magnesi.

Liều dùng:

  • Người lớn: Uống 800mg/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần 400mg. Duy trì 4 tuần với loét tá tràng, 6 tuần với loét dạ dày, 8 tuần với loét do thuốc chống viêm không chứa steroid.
  • Trẻ em: Uống 20 – 40mg/kg thể trọng/ngày, có thể chia ra làm nhiều lần trong ngày.
  • Trẻ sơ sinh: Uống 5 – 10mg/kg thể trọng/ngày.

Tác dụng phụ có thể xảy ra:

  • Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
  • Nổi phát ban trên da, dát sần, ban dạng trứng cá và mề đay.
  • Răng men gan tạm thời, tình trạng này sẽ tự hết khi ngưng thuốc.
  • Tăng creatinin trong máu.

Chống chỉ định: Dùng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với cimetidine hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Giá bán: Cimetidinee 200mg giá 85.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên. Loại 300mg giá 180.000đ/chai 100 viên và loại 400mg giá 400.000đ/hộp 5 vỉ x 10 viên.

Không dùng Cimetidine trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần trong thuốc
Không dùng Cimetidine trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần trong thuốc

Những lưu ý khi dùng thuốc trị xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày uống thuốc gì phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết cũng như mức độ của bệnh. Dù trong bất cứ trường hợp nào, trước khi dùng thuốc, bạn cần chú ý những vấn đề sau để có thể đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc cũng như an toàn cho sức khỏe bản thân:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ sử dụng sau khi đã thăm khám bác sĩ chuyên khoa và được bác sĩ kê đơn chỉ định.
  • Khi có dấu hiệu xuất huyết bao tử, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
  • Trong 24 giờ đầu kể từ khi dùng thuốc, nếu không có tác dụng giảm triệu chứng, hãy thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và liệu trình mà bác sĩ kê đơn, không tự ý dừng hoặc sử dụng quá liều.
  • Một số loại thuốc trị xuất huyết bao tử có tác dụng phụ gây mất tập trung và buồn ngủ. Do đó, bệnh nhân nên hạn chế tự điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng thuốc.
  • Xuất huyết dạ dày nên uống thuốc gì cũng cần kết hợp với chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng một cách khoa học và hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ để quá trình điều trị và phục hồi nhanh chóng hơn.

Có thể thấy, thuốc trị xuất huyết dạ dày hầu hết được sử dụng trong thời gian dài từ 1-3 tháng mới có thể hoàn toàn điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ liệu trình mà bác sĩ đề ra. Khi có dấu hiệu xuất huyết hoặc các vấn đề về dạ dày, bệnh nhân chủ động đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị kịp thời nhất.

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (1 bình chọn)

Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *