19 cách chữa mề đay bằng mẹo an toàn, hiệu quả

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng nổi mề đay mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu mề đay mới khởi phát hoặc ở mức độ nhẹ, bạn có thể chữa mề đay bằng mẹo. Dưới đây là 19 mẹo chữa mề đay an toàn, dễ thực hiện tại nhà.

Ưu, nhược điểm của cách chữa mề đay bằng mẹo

Mề đay có thể khiến người bệnh bị ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Để giảm triệu chứng khó chịu do mề đay gây ra, nhiều người thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên hoặc các mẹo vặt được lưu truyền trong dân gian.

Chữa mề đay bằng mẹo sở hữu ưu điểm vượt trội như:

  • Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu đơn giản như các loại gia vị, các vị thuốc Nam dễ tìm và dễ thực hiện tại nhà
  • Mẹo trị mề đay thường khá an toàn nên nó có thể áp dụng với nhiều đối tượng như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…
  • Các nguyên liệu có sẵn trong nhà nên giúp tiết kiệm chi phí

Mặc dù các mẹo trị nổi mề đay có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, tuy nhiên không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. Chỉ những người mới bị mề đay hoặc bị nhẹ thì dùng mẹo mới có hiệu quả. Những trường hợp bị nặng hoặc mề đay khiến bạn cực kỳ khó chịu thì nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định phương pháp cải thiện mề đay nhanh chóng. Ngoài ra, khi áp dụng các mẹo trị mề đay người bệnh cũng cần kiên trì bởi hiệu quả của phương pháp này khá chậm.

Chữa mề đay bằng mẹo có nhiều ưu điểm nên được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng
Chữa mề đay bằng mẹo có nhiều ưu điểm nên được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng

19 cách chữa mề đay an toàn, hiệu quả

Có nhiều cách chữa mề đay bằng mẹo đơn giản được lưu truyền trong dân gian bạn có thể áp dụng tại nhà. Dưới đây là 19 mẹo chữa mề đay, an toàn hiệu quả bạn nên thử:

1. Chườm lạnh

Chườm lạnh là mẹo chữa nổi mề đay được nhiều người áp dụng. Phương pháp này giúp giảm ngứa ngáy và sưng viêm do mề đay hiệu quả.

  • Để giảm mề đay, bạn có thể cho đá vào túi chườm chuyên dụng hoặc dùng khăn, một miếng vải sạch để bọc đá.
  • Sau khi chuẩn bị xong, bạn lấy túi chườm để chườm lên vùng da bị mề đay trong 15 – 20 phút.
  • Lưu ý: Nếu có là da nhạy cảm, bạn không nên áp dụng phương pháp này vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

2. Đắp gel nha đam cải thiện sưng đỏ

Đắp gel nha đam tại vùng da bị mề đay sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy nhanh chóng. Nó cũng giúp các nốt mẩn ngứa không lan rộng sang các khu vực da xung quanh. Đây là mẹo chữa bệnh mề đay được nhiều người đánh giá có hiệu quả tốt.

  •  Bạn có thể chuẩn bị lá nha đam to còn tươi sau đó cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ vỏ.
  • Dùng gel nha đam thu được bôi lên vùng da bị mề đay sau đó massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong nha đam thẩm thấu vào da.

3. Dùng bột yến mạch

Yến mạch là cách chữa mề đay bằng mẹo an toàn được nhiều người áp dụng. Trong yến mạch có chứa kẽm, acid ferulic… có đặc tính kháng viêm và giảm ngứa hiệu quả.

  • Bạn có thể xay yến mạch thành bột sau đó cho vào bồn tắm và ngâm mình trong bồn trong khoảng 10 – 15 phút để giúp giảm mề đay hiệu quả.
  • Áp dụng liên tục cho đến khi triệu chứng mề đay cải thiện thì dừng.
Yến mạch có nhiều dưỡng chất giúp giảm ngứa ngáy do mề đay hiệu quả
Yến mạch có nhiều dưỡng chất giúp giảm ngứa ngáy do mề đay hiệu quả

4. Nước lá bạc hà dùng tắm giảm ngứa

Menthol trong lá bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và là chất gây tê tự nhiên do vậy dùng lá bạc hà để đắp lên da hoặc tắm có thể giảm ngứa ngáy do mề đay.

  • Bạn có thể chuẩn bị một nắm lá bạc hà, rửa sạch sau đó vò hoặc giã nát để đắp lên vùng da bị mề đay.
  • Nếu bị mề đay toàn thân thì có thể đun sôi lá bạc hà sau đó để nguội và tắm.

5. Trà hoa cúc

Các chất chống oxy hóa trong hoa cúc giúp giảm viêm, điều hòa hoạt động của quá trình tiết bã nhờn trên da, do vậy nó giúp giảm tổn thương da và triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Theo các nhà khoa học, uống trà hoa cúc giúp giảm mề đay do dị ứng thời tiết và mề đay cholinergic hiệu quả.

  • Bạn có thể một nắm hoa cúc chi thường dùng để pha trà và một chút mật ong.
  • Cho hoa cúc vào ấm nước sôi và để trong 3 – 5 phút.
  • Khi thấy nước chuyển sang màu hơi vàng thì rót ra cốc, cho thêm một chút mật ong vào và thưởng thức.

6. Dùng gừng tươi

Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong các bữa ăn mà nó cũng là vị thuốc được ông cha ta sử dụng để cải thiện các vấn đề tiêu hóa, một số vấn đề về da như nổi mề đay. Trong gừng có chứa Gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng kháng viêm và ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn.

Bạn có thể dùng gừng trị mề đay bằng cách sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, đường thẻ và giấm sau đó lấy gừng thái lát, đun sôi chung với giấm và đường trong 10 phút.
  • Để hỗn hợp trên nguội bớt sau đó chia thành 3 – 4 phần bằng nhau.
  • Mỗi lần sử dụng thì pha loãng với nước ấm và uống.

7. Lá đơn đỏ tắm hoặc pha trà

Lá đơn đỏ (hay còn gọi là đơn mặt trời) là thảo dược phổ biến thường được dùng để điều trị các bệnh ngoài da, trong đó có nổi mề đay. Trong lá đơn đỏ có chứa antharanoid và flavanoid là hai chất chống oxy hóa mạnh giúp kháng khuẩn, tiêu viêm và hạn chế ngứa da.

  • Bạn có thể dùng lá đơn đỏ trị mề đay bằng cách lấy một nắm lá đơn đỏ vò nát sau đó nấu với nước để tắm hoặc lấy lá đơn đỏ sao vàng sau đó pha uống như trà.
  • Áp dụng đều đặn sẽ thấy bệnh cải thiện sau khoảng 3-5 ngày.

8. Lá tía tô

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, lá tía tô có chứa nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, acid alpha-linolenic… giúp giảm viêm hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất perilla trong tía tô có thể ức chế histamin gây nổi mề đay và ngứa ngáy. Do những công dụng trên mà tía tô là cách chữa mề đay bằng mẹo an toàn với nhiều đối tượng.

  • Bạn có thể chuẩn bị một nắm lá tía tô sau đó rửa sạch, đun sôi với nước.
  • Khi nước sôi thì cho thêm một chút muối biển vào, khuấy đều cho muối tan hết sau đó để nguội và dùng để tắm.
  • Ngoài dùng lá tía tô để tắm, người bệnh mề đay cũng có thể xay nhỏ lá tía tô sau đó thêm một chút muối và đắp lên da hoặc dùng lá tía tô để hãm với nước và uống như trà.
Chữa mề đay bằng tía tô đem lại hiệu quả cao
Chữa mề đay bằng tía tô đem lại hiệu quả cao

9. Dùng lá khế chua để tắm

Lá khế chua là vị thuốc nam thường được sử dụng để điều trị các bệnh về da như mề đay, dị ứng, viêm da cơ địa Theo Đông y, lá khế có vị chua, tính bình và có công dụng tiêu viêm, giảm ngứa nên sẽ giúp giảm mẩn ngứa, sưng viêm, ngứa ngáy. Còn theo y học hiện đại thì trong lá khế có chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa mạnh nên nó giúp giúp giảm viêm, làm lành các tổn thương trên da do mề đay.

  • Để trị mề đay, bạn có thể dùng lá khế tươi rang lên sau đó cho vào miếng vải mỏng và chườm lên vùng da bị mề đay.
  • Bạn cũng có thể dùng lá khế tươi đun nước tắm để giảm triệu chứng ngứa ngáy da do mề đay hiệu quả.

10. Lá đinh lăng

Theo Đông y, đinh lăng có vị đắng, tính mát giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể, thanh nhiệt, giải độc. Đây là vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da, dị ứng, ngộ độc thực phẩm…

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng trong đinh lăng có chứa nhiều thành phần quý như saponin oleanane, vitamin nhóm B nên nó giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm trên da. Nó cũng giúp bổ sung các loại dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe làn da, củng cố hệ miễn dịch trên da. Với những công dụng trên, lá đinh lăng đã được dân gian sử dụng để điều trị bệnh mề đay tại nhà.

  • Có nhiều cách trị mề đay bằng lá đinh lăng như uống nước lá đinh lăng, tắm nước lá đinh lăng hoặc ăn các món ăn được chế biến từ đinh lăng…
  • Tùy vào điều kiện hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể lựa chọn mẹo chữa mề đay phù hợp.
  • Lưu ý: Nếu sử dụng đinh lăng qua đường ăn uống bạn không nên dùng quá nhiều vì có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy…

11. Lá trà xanh

Từ lâu trà xanh đã được biết đến trong dân gian với công dụng thanh nhiệt, giải độc và cải thiện các vấn đề về da như mụn nhọt, rôm sảy, mẩn ngứa… hiệu quả. Theo y học hiện đại, lá trà xanh có chứa các hoạt chất giàu chống oxy hóa EGCG – hoạt chất giúp tiêu sưng, giảm viêm hiệu quả. Vì những công dụng trên mà chữa mề đay bằng mẹo với lá trà xanh thường được nhiều người sử dụng.

  • Bạn có thể chuẩn bị một nắm trà xanh rửa sạch sau đó nấu với 3-4 lít nước và tắm hàng ngày cho đến khi tình trạng mề đay cải thiện.
  • Để tăng hiệu quả trị bệnh, bạn có thể kết hợp với việc uống nước trà xanh hàng ngày.

12. Đắp lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nhờ đặc tính này mà nó thường được sử dụng để giảm ngứa ngáy do nổi mề đay.

  • Cách trị mề đay bằng trầu không cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần 15 – 20 lá trầu không rửa sạch sau đó đun sôi với nước để tắm.
  • Ngoài cách trên, đắp trực tiếp lá trầu không đã rửa sạch lên vùng da mắc bệnh cũng giúp giảm mề đay nhanh chóng.

13. Tắm nước lá kinh giới

Chữa mề đay với lá kinh giới là phương pháp an toàn, dễ sử dụng tại nhà. Nhiều thành phần trong loại rau này có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm. Kinh giới thường được dùng trong các bài thuốc trị bệnh ngoài da, đầy bụng, khó tiêu…

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa mề đay bằng lá kinh giới bạn có thể áp dụng tại nhà như dùng lá kinh giới nấu nước tắm, chườm nóng hay sắc kim giới với kim ngân hoa để uống… Mỗi phương pháp trị mề đay trên đều có ưu nhược điểm khác nhau, do vậy bạn có thể dựa vào tình trạng của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn cách dùng lá kinh giới để tắm.

  • Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới (có thể lấy cả thân cây, cành) sau đó rửa sạch và đun với 3-4 lít nước.
  • Khi nước nguội bớt thì lấy nước này để tắm.
Tía tô là cách chữa mề đay bằng an toàn với nhiều đối tượng
Tía tô là cách chữa mề đay an toàn với nhiều đối tượng

14. Bột nghệ

Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, nghệ cũng thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Curcumin trong nghệ có khả năng kháng viêm, phục hồi tổn thương trên da nhanh chóng.

  • Để áp dụng mẹo trị mề đay này, bạn nên chuẩn bị 50 – 100gr bột nghệ và 5 – 6 thìa mật ong.
  • Trộn bột nghệ với mật ong để tạo thành hỗn hợp sệt. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mề đay sau đó bôi hỗn hợp nghệ mật ong lên vùng da bị mề đay.
  • Nên thực hiện liên tục để giảm mề đay hiệu quả.

15. Rau má

Chữa mề đay với rau má cũng là phương pháp trị mề đay được lưu truyền trong dân gian. Rau má có vị hơi đắng, tính mát… nên nó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Sử dụng rau má mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng mề đay do bệnh gan, thận… hiệu quả.

  • Cách chữa mề đay bằng rau má được thực hiện như rau: Lấy một nắm rau má rửa sạch sau đó ép lấy nước.
  • Lấy nước vừa thu được pha thêm một chút đường để dễ uống hơn sau đó uống hết trong một lần.
  • Ngoài nước ép rau má tươi, bạn cũng có thể dùng rau má sắc lấy nước và uống hàng ngày.
  • Cách làm này cũng giúp giảm mề đay nhanh chóng.

16. Đánh bay mề đay với mật ong nguyên chất

Mật ong có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, ngoài ra chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các acid amin tốt cho làn da. Trong dân gian, mật ong thường được dùng để giữ ẩm da và giảm triệu chứng nổi mề đay.

  • Cách trị mề đay bằng mật ong rất đơn giản. Đầu tiên, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh sau đó lau khô.
  • Lấy một thìa cà phê mật ong xoa đều lên vùng da bị bệnh.
  • Để 5 – 10 phút, sờ thấy mật ong khô thì rửa sạch lại với nước ấm.

17. Kim ngân hoa

Không chỉ là loại cây được trồng để làm cảnh, kim ngân hoa còn được xem là một vị thuốc. Theo y học cổ truyền, kim ngân có tính hàn, vị đắng, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu. Kim ngân hoa giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, vi nấm sinh sống trên da, do vậy đây là thảo dược tương đối tốt với những người mắc bệnh ngoài da.

  • Để dùng kim ngân trị mề đay, bạn có thể lấy lá, hoa và thân của kim ngân nấu với 2 – 3 lít nước sau đó để nguội bớt và tắm.
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh cải thiện thì dừng, lá kim ngân hoa có thể dùng chà nhẹ lên da khi tắm.

Click đọc ngay

18. Cây chó đẻ giảm ngứa nhanh chóng

Chó đẻ răng cưa (hay diệp hạ châu) là thảo dược có tính mát, vị hơi đắng. Đây là vị thuốc quan trọng cho những người mắc bệnh về gan. Theo dân gian, chó đẻ răng cưa là dược liệu có tác dụng chống viêm, hỗ trợ giải độc trong cơ thể hiệu quả, do vậy nó giúp cải thiện tình trạng nổi mề đay ở những người mắc các vấn đề gan, thận hiệu quả.

  • Cách chữa mề đay bằng mẹo với lá chó đẻ được thực hiện như sau: Lấy một nắm cây chó đẻ răng cưa rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn, sau đó lấy lá vừa giã nhỏ đắp lên vùng da bị mề đay.
  • Để lá chó đẻ trên da  trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Cây chó đẻ giúp chữa mề đay do các vấn đề về gan gây ra
Cây chó đẻ giúp chữa mề đay do các vấn đề về gan gây ra

19. Dùng đu đủ và giấm

Không chỉ chữa mề đay bằng các bài thuốc ngâm rửa, người bệnh cũng có thể cải thiện triệu chứng của bệnh bằng một số món ăn. Đu đủ nấu giấm là một trong những mẹo chữa mề đay đơn giản nhưng hiệu quả cao.

  •  Bạn có thể dùng đu đủ và giấm bằng cách sau: Đu đủ chọn những quả già nhưng vẫn còn giòn, chưa chín.
  • Thái đu đủ thành từng miếng nhỏ sau đó cho vào nấu chung với giấm và gừng tươi cho đến khi cạn bớt nước.
  • Để đu đủ nguội sau đó lấy ra ăn hàng ngày như một món ăn.

Lưu ý khi áp dụng các biện pháp trị mề đay

Chữa mề đay bằng mẹo tương đối an toàn và hiệu quả, tuy nhiên, khi áp dụng các mẹo trị bệnh đã kể trên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tăng hiệu quả, hạn chế mề đay tái phát:

  • Hạn chế cào gãi vào vùng da bị mề đay có thể gây tổn thương da, thậm chí là nhiễm trùng da.
  • Nên lựa chọn quần áo rộng rãi thấm hút mồ hôi để tránh cọ sát vào nốt mề đay, khiến bệnh nặng thêm.
  • Hạn chế vận động mạnh để tránh mồ hôi tiết ra quá nhiều, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá để da luôn khỏe mạnh.
  • Nếu sau 3 – 5 ngày đã áp dụng các mẹo trị mề đay mà tình trạng bệnh không cải thiện thì nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn.
  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, củng cố hàng rào bảo vệ trên da.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc 19 cách chữa mề đay bằng mẹo và cách phòng bệnh an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, mề đay là căn bệnh khó điều trị dứt điểm, có thể tái phát nhiều lần, đặc biệt là với những người dễ dị ứng. Do vậy nếu đang mắc bệnh, bạn có thể kết hợp dùng thuốc trị mề đay theo chỉ định của bác sĩ với các mẹo dân gian để điều trị bệnh nhanh chóng, triệt để.

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của Chị Đỗ Thị Ngọc 38 tuổi - Phú Thọ khỏi hẳn bệnh mề đay sau sinh nhờ tìm được bài thuốc hay, bác sĩ giỏi. [Đừng bỏ lỡ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *