Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm tại nhà hiệu quả

Một trong những cách trị tổ đỉa an toàn và mang lại hiệu quả điều trị khá tích cực cho người bệnh là áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà. Trong đó, chữa tổ đỉa bằng rau răm là phương pháp khá phổ biến và giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện được các triệu chứng bệnh khó chịu. 

Công dụng chữa tổ đỉa của rau răm

Rau răm là một loại rau gia vị rất quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, rau răm còn là một vị thuốc quý có tác dụng điều trị các bệnh da liễu rất hiệu quả.

Theo Đông y, rau răm có vị cay, tính ấm và mùi thơm giúp tán hàn, ích trí, tiêu thực, sát trùng… Nhờ đó, rau răm được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh về da liễu, xương khớp.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể chữa chứng tổ đỉa bằng rau răm nhờ trong dược liệu này có chứa lượng tinh dầu làm dịu da, giảm ngứa và kháng viêm rất tốt. Các loại tinh dầu nói trên bao gồm: Decanal, α-humulene, Dodecanal, β-caryophyllene và Decanol…

Hơn nữa, các hoạt chất này còn giúp người bệnh khắc phục được tổn thương ngoài da do nấm hoặc vi khuẩn gây ra, giúp phòng ngừa tổ đỉa lan rộng sang vùng da khác.

Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm hiệu quả

Các cách chữa tổ đỉa bằng rau răm thường được thực hiện tại nhà với các áp dụng rất đơn giản. Các phương pháp điều trị bệnh bằng rau răm thường được sử dụng là:

Đắp rau răm trị tổ đỉa

Đây là phương pháp dễ thực hiện nhất và rất đơn giản. Khi sử dụng rau răm để đắp trực tiếp lên da sẽ giúp các hoạt chất thẩm thấu vào da tốt hơn, làm dịu nhanh triệu chứng bệnh khó chịu và phòng ngừa bệnh lan rộng. Cách áp dụng:

Chữa tổ đỉa bằng rau răm là phương pháp được nhiều người áp dụng
Chữa tổ đỉa bằng rau răm là phương pháp được nhiều người áp dụng
  • Chuẩn bị một nắm rau răm, làm sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Các bạn cho rau răm vào cối giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng tay, chân bị tổ đỉa.
  • Giữ nguyên hỗn hợp rau răm trên da khoảng 20 phút rồi rửa sạch, lau khô da.
  • Người bệnh đắp lá rau răm khoảng 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt.

Kết hợp rau răm và lá trầu không

Lá trầu không cũng là nguyên liệu thường được dùng để trị các triệu chứng tổ đỉa. Giống như rau răm, lá trầu không cũng có tính ấm, giúp diệt khuẩn, tiêu viêm và sát trùng da hiệu quả. Trong lá trầu không còn chứa nhiều hoạt chất giúp làm mềm da và phục hồi da.

Để trị tổ đỉa bằng lá trầu không và rau răm, người bệnh có thể áp dụng 2 phương pháp sau:

Cách thứ nhất:

  • Đun sôi 3 lít nước với muối hạt rồi khuấy đều.
  • Bạn cho lá trầu không và rau răm đã chuẩn bị vào nồi sau đó đun tiếp trong khoảng 5 phút.
  • Người bệnh chờ nước nguội bớt rồi sử dụng để ngâm rửa tay chân bị tổ đỉa. Có thể sử dụng thêm bã trầu không và rau răm để chà xát vùng da bị bệnh.
  • Áp dụng phương pháp này khoảng 2 lần mỗi ngày, liên tục trong nhiều ngày.
Kết hợp rau răm và lá trầu không để cải thiện bệnh
Kết hợp rau răm và lá trầu không để cải thiện bệnh

Cách thứ hai:

  • Đun sôi nước với muối hạt sau đó cho lá trầu không vào đun tiếp trong vòng 5 phút.
  • Rau răm phải được rửa sạch sau đó giã nhuyễn.
  • Bệnh nhân sử dụng nước lá trầu không và muối hạt để ngâm rửa tay chân, lấy bã trầu không chà xát, làm sạch vùng da bị bệnh.
  • Sau khi ngâm rửa, cần lau sạch tay chân và đắp rau răm đã giã nhuyễn lên vùng da bị bệnh.
  • Sau khi đắp khoảng 20 phút thì rửa sạch và tiến hành lau khô tay.

Cách chữa tổ đỉa bằng rau răm và muối biển

Muối biển hay còn gọi là muối hạt là nguyên liệu không thể thiếu trong điều trị bệnh tổ đỉa. Muối được sử dụng để sát khuẩn, sát trùng và tiêu viêm, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy cho người bệnh rất tốt. Cách làm:

  • Chuẩn bị rau răm và khoảng 3 thìa muối sạch.
  • Bệnh nhân rửa rau răm, để ráo sau đó xay nhuyễn với muối.
  • Vệ sinh da và sử dụng hỗn hợp trên đắp một lượng vừa đủ lên da.
  • Sau khi đắp khoảng 15 phút cần rửa lại da bằng nước ấm và lau khô.

XEM THÊM:

Sử dụng rau răm và cây sài đất

Cây sài đất cũng là nguyên liệu thường xuyên kết hợp với rau răm để điều trị bệnh tổ đỉa. Trong cây sài đất có thành phần giúp kháng viêm và diệt khuẩn, bảo vệ da rất tốt. Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị rau răm và một nắm cây sài đất.
  • Rửa sạch nguyên liệu, để ráo.
  • Người bệnh đem rau răm giã nát và nấu sài đất với 3 lít nước.
  • Sử dụng nước lá sài đất để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa sau đó lau khô và đắp lá rau răm đã giã nhuyễn lên da.
  • Sau khi đắp rau răm được 15 phút, người bệnh sử dụng nước sài đất để rửa lại và lau khô.
  • Thực hiện phương pháp hàng ngày vào buổi tối.
Sử dụng rau răm và cây sài đất trị tổ đỉa
Sử dụng rau răm và cây sài đất trị tổ đỉa

Những lưu ý khi chữa tổ đỉa bằng rau răm

Để việc sử dụng rau răm chữa tổ đỉa mang lại hiệu quả tốt nhất, phòng ngừa các tác dụng phụ có hại cho người bệnh, người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng rau răm khi bị dị ứng hoặc mẫn cảm với nguyên liệu này.
  • Không sử dụng các phương pháp trên khi mụn nước tổ đỉa bị vỡ, da có dấu hiệu lở loét hoặc bội nhiễm.
  • Người bệnh tuyệt đối không được tác động mạnh lên vùng da bị bệnh, cần massage nhẹ nhàng, tránh cào xước làm tổn hại da.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị tích cực hơn. Các phương pháp trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và áp dụng cho bệnh ở thể nhẹ.
  • Người bệnh cần kết hợp điều trị với việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học.

Các phương pháp chữa tổ đỉa bằng rau răm trên đây có thể là một gợi ý rất tốt cho người bệnh khi muốn tìm một phương pháp điều trị an toàn, dễ thực hiện. Trong quá trình áp dụng cần thực hiện đúng theo hướng dẫn và quan sát và có biện pháp xử lý phù hợp nếu gặp phải kích ứng da.

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *