Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em thường cảnh báo những bệnh lý gì? 

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, châm chích khiến bé quấy khóc, khó chịu. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần chú ý bởi tình trạng này cũng cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của bé. Do vậy, các bậc cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để nhanh chóng lựa chọn biện pháp chữa trị an toàn, phù hợp với trẻ nhỏ. 

Bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu thường cảnh báo những bệnh lý gì?

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến như: Trẻ bị dị ứng, mắc các bệnh lý về da liễu hoặc cha mẹ vệ sinh da đầu chưa đúng cách.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Cố vấn y khoa VTV2 – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Thông thường, các nốt mẩn có thể tự biến mất sau vài giờ đến vài ngày mà không cần phải chữa trị. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé kéo dài triệu chứng này lâu ngày không khỏi, ba mẹ cần theo dõi và có biện pháp điều trị sớm để tránh bệnh chuyển biến nặng, gây viêm nhiễm hoặc nghiêm trọng hơn là có thể trẻ đang tiềm ẩn một số bệnh lý khác.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là trình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi do nấm Malassezia furfur kí sinh gây ra. Triệu chứng của bệnh này thường xuất hiện ở những vùng da tiết bã nhờn nhiều như lông mày, đầu, cánh mũi, cằm, má và vùng bẹn. Dấu hiệu thường gặp và dễ nhận ra nhất khi trẻ bị viêm da tiết bã là nổi mẩn đỏ ở trên đầu, có cảm giác nhờn và bong tróc vảy.

Viêm dã tiết bã nhờn là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em
Viêm dã tiết bã nhờn là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em do dị ứng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đầu cũng có thể do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên gây kích ứng da như: mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội, nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm,… Lúc này, cũng da đầu của bé bị kích ứng và nổi nhiều nốt mẩn đỏ li ti, tuy nhiên không gây ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ bị nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh lý da liễu thường gặp ở trẻ em và dễ lây lan nhanh. Triệu chứng của bệnh lý này là trẻ nổi đỏ trên đầu, bong tróc nhiều mảng gàu trắng, tóc rụng nhiều,… Đi kèm với đó là cảm giác ngứa dữ dội, trẻ càng gãi nhiều càng tăng thêm tình trạng ngứa. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị nấm da đầu là cha mẹ vệ sinh da đầu không sạch sẽ hoặc bé bị lây nhiễm từ những người mang mầm bệnh này.

Bé bị vảy nến da đầu

Biểu hiện của bệnh vảy nến là trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ trên đầu, kèm theo nhiều vảy trắng giống như gàu ở trán, viền tai hoặc toàn bộ da đầu. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do rối loạn hệ miễn dịch hoặc do cơ địa của trẻ.

Bé bị nổi ban đỏ

Nổi ban đỏ thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao và hạ nhiệt, các nốt đỏ sẽ xuất hiện khắp cơ thể từ đầu, mặt, lưng, bụng,… gây cảm giác ngứa ngáy. Tuy nhiên, đây là một triệu chứng lành tính, có thể tự biến mất mà không cần can thiệp thuốc điều trị.

Nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ có thể là do ban đỏ
Nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ có thể là do ban đỏ

Trẻ bị nổi rôm sảy

Rôm sảy không còn là bệnh xa lạ đối với trẻ nhỏ, thường xuất hiện nhiều nhất vào những ngày hè, thời tiết oi bức khó chịu. Trẻ tiết nhiều mồ hôi kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn trong môi trường dẫn đến tình trạng bít tắc lỗ chân lông và nổi mẩn đỏ. Khi bị rôm sảy, cơ thể bé sẽ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ ở mặt, đầu hoặc toàn thân. Tùy thuộc vào mỗi cơ địa của bé, rôm sảy có thể gây ngứa hoặc không gây ngứa.

Biện pháp điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em

Bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu là biểu hiện ngoài da thường gặp và dễ điều trị. Nếu chỉ xuất hiện nốt mẩn đỏ, không gây ngứa và không xuất hiện các triệu chứng khác lạ, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dân gian dùng lá tự nhiên để điều trị.

Tuy nhiên, nếu nổi mẩn đỏ kèm theo một số biểu hiện nghiêm trọng như nốt mẩn đỏ lở loét, sốt cao liên tục, chảy máu da đầu thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám ngay để được bác sĩ tư vấn và chữa trị. Dưới đây là một số phương pháp trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng.

Điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu bằng các mẹo dân gian

Ở mức độ nhẹ, da đầu bé chưa bị tổn thương thì cha mẹ có thể dùng một số loại lá tự nhiên để hỗ trợ điều trị, rất hiệu quả và an toàn, không gây ra tác dụng phụ.

  • Gội đầu cho trẻ bằng lá khế: Trong lá khế có chứa thành phần kháng viêm, diệt khuẩn rất hiệu quả. Cha mẹ chuẩn bị một nắm lá khế tươi, đun sôi với nước và pha loãng với nước lạnh và gội đầu cho trẻ hàng ngày đến khi hiện tượng nổi mẩn đỏ biến mất.
Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở đầu
Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở đầu
  • Gội đầu cho con bằng nước chanh muối: Trong thành phần của chanh chứa nhiều vitamin C và các axit sát trùng, muối có công dụng chống viêm, sát khuẩn. Do vậy, sử dụng chanh muối để gội đầu cho trẻ giúp ức chế tình trạng da đầu tiết bã nhờn nhiều, ngăn rụng tóc và loại sạch các vảy gàu trên da đầu.
  • Sử dụng tinh dầu tràm: Với tác dụng chống nấm, kháng viêm và làm dịu làn da nên dùng dầu tràm để điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em rất hiệu quả và an toàn. Biện pháp này cũng dễ thực hiện, chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào nước và gội đầu cho bé là có thể xoa dịu cảm giác ngứa và bảo vệ làn da.
  • Dùng lá trầu không để gội đầu: Trầu không có chứa thành phần có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm và chống nấm nên được nhiều bậc phụ huynh sử dụng để nấu nước và gội đầu cho trẻ giúp cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa.

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị cho bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu

Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu cho bé mang lại hiệu quả nhanh chóng tức thời. Tuy nhiên, một số loại thuốc Tây y thường kèm theo những tác dụng phụ không tốt cho trẻ, do vậy cha mẹ cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này, phải tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng để điều trị triệu chứng này bao gồm:

Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc Tây y điều trị mẩn ngứa
Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc Tây y điều trị mẩn ngứa
  • Thuốc kháng sinh Bactroban: Bactroban là loại thuốc có công dụng ngăn ngừa các triệu chứng nhiễm trùng da và phục hồi những vùng da bị tổn thương trên đầu trẻ.
  • Kem bôi Atopalm: Loại thuốc này chứa thành phần có công dụng chữa trị một số bệnh lý về da liễu phổ biến, tăng cường độ ẩm cho da, làm mềm da và hỗ trợ điều trị các vùng da bị tổn thương.
  • Thuốc Eosin 2%: Loại thuốc này an toàn, không gây hại cho trẻ nhỏ, có công dụng sát khuẩn, làm dịu nhẹ làn da.

Chữa nổi mẩn đỏ trên đầu trẻ nhỏ bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y/y học cổ truyền không những điều trị các triệu chứng nổi mẩn đỏ an toàn, hiệu quả mà còn đi sâu vào bên trong, chữa bệnh từ gốc rễ, ngăn ngừa tái phát. Do vậy, nhiều bậc phụ huynh hiện nay thường lựa chọn phương pháp này để điều trị cho con, góp phần tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Một số bài thuốc thường được sử dụng để điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em bao gồm:

Mề đay Đỗ Minh – Trị mẩn đỏ cho trẻ AN TOÀN tuyệt đối – KHÔNG TÁI PHÁT

MỀ ĐAY ĐỖ MINH là thành quả nghiên cứu hơn 1 thế kỷ của các lương y nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh Đường. Từ công thức bí truyền của các thái y triều đình, cố lương y Đỗ Minh Tư – người sáng lập nên nhà thuốc đã phà triển thành bài thuốc trị mề đay này.

Đến nay, bài thuốc tiếp tục được lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh đã kế thừa và hoàn thiện hơn. Từ đó, Mề đay Đỗ Minh phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng người bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Loại bỏ TẬN GỐC căn nguyên, trị dứt điểm các triệu chứng

Theo Y học cổ truyền, khi điều trị bệnh luôn tập trung xử lý căn nguyên gây bệnh và Mề đay Đỗ Minh cũng được bám sát theo cơ chế này. Chính vì vậy, bài thuốc là sự kết hợp nhuần nhuyễn của nhiều loại thảo dược quý hiếm khác nhau chứ không chạy theo các công thức thế hệ 2, thế hệ 3, cải tiến hời hợt như hiện nay.

Có thể nói, sự kết hợp này là chiến lược hoàn hảo và an toàn nhất nhằm tạo nên cơ chế tác động SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG giúp quét sạch gốc bệnh đồng thời loại bỏ triệu chứng nhanh chóng.

KHÁM PHÁ NGAY: Bí quyết giúp mẹ chữa sạch mề đay, mẩn đỏ trên đầu cho bé với bài thuốc BÍ TRUYỀN 150 NĂM.

Liệu trình "3 trong 1" của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Liệu trình “3 trong 1” của bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
  • Thuốc từ thảo dược sạch – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ cho bé

Với việc tự mình xây dựng các vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO tại Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội), nhà thuốc nam Đỗng Minh Đường luôn cam kết bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 100% là thảo dược sạch, an toàn và hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho bé.

Thành phần có trong thuốc có thể kể đến như bồ công anh, kim ngân cành, diệp hạ châu,… có công dụng tiêu viêm, đào thải độc tố và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, tất cả đều được chắt lọc và bào chế tỉ mỉ. Vì vậy, phụ huynh có thể yên tâm rằng con trẻ được sử dụng bài thuốc an toàn, không chứa tân dược hay bất kỳ thành phần nào gây hại cho sức khỏe.

VIDEO: Vườn dược liệu nhà Đỗ Minh Đường với hàng trăm cây thuốc quý

  • Hiệu quả được chứng minh bởi “người thật việc thật”

Thực tế, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn và xây dựng liệu trình điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung chỉ từ 1 – 3 tháng, người bệnh đã bắt đầu cảm nhận được sự thay đổi và những chuyển biến tích cực của bệnh.

Điều đó được thể hiện rõ qua số bệnh nhận nhà thuốc tiếp nhận và điều trị thành công mỗi năm. Để chứng minh về tính hiệu quả, an toàn của bài thuốc, nhà thuốc đã tiến hành nhiều nghiên cứu và khảo sát trên 700 bệnh nhân và thu về được kết quả rất tích cực, phản ánh chính xác hiệu quả của bài thuốc.

XEM NGAY: Sự thật về hiệu quả chữa bệnh của Mề đay Đỗ Minh được phản hồi từ người bệnh.

Hơn 96% người bệnh được chữa khỏi sau từ 1 – 3 liệu trình

Điển hình có thể kể đến trường hợp của bé Quang Minh (Long Biên, Hà Nội), bị nổi mẩn ngứa từ nhỏ, đặc biệt nhạy cảm với thay đổi thời tiết nhất là giai đoạn chuyển mùa. Dù đã đi khám và uống thuốc ở nhiều nơi nhưng vẫn không có cải thiện. Từ khi biết đến Mề đay Đỗ Minh, bệnh tình đã có nhiều chuyển biến tích cực:

XEM VIDEO: Mẹ bé Quang Minh chia sẻ về quá trình điều trị mề đay của con

Bên cạnh đó, nhiều người nổi tiếng cũng đặt niềm tin, sử dụng mề đay Đỗ Minh và nhận lại được kết quả hơn cả mong đợi. Điển hình có thể kể đến Diễn viên Nguyệt Hằng trong phim “Vệt nắng cuối trời”.

Nữ diễn viên chia sẻ: “Mình được bạn giới thiệu cho về Mề đay Đỗ Minh nhưng ban đầu cứ lần lữa mãi vì lúc mình bị mề đay vẫn còn đang cho con bú. Thế nhưng sau khi tìm hiểu và được tư vấn thì mình đã quyết định dùng. Thuốc không có mùi hắc khó chịu như các loại thuốc nam khác, có mùi thơm nhè nhẹ và rất dễ uống. Mình dùng 3 tháng thì vẫn cho con bú đều và không bị ảnh hưởng gì cả. Đến giờ thì bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn sau bao ngày tháng mất ăn mất ngủ.”

ĐỪNG BỎ LỠ: Diễn viên Nguyệt Hằng chữa khỏi mề đay sau sinh bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh 150 năm tuổi

Một số phản hồi khác về bài thuốc trị mề đay Đỗ Minh:

Người bệnh U60 điều trị mề đay mãn tính bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Người bệnh U60 điều trị mề đay mãn tính bằng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Điều đó là minh chứng cho sự hiệu quả và mang lại danh tiếng cho bài thuốc Mề đay Đỗ Minh. Đồng thời, cũng chính là lý do bài thuốc được vinh dự xuất hiện trên nhiều chương trình sức khỏe của VTV2, VTC2,… Đồng thời, giúp nhà thuốc nhận được nhiều giải thưởng uy tín như Cúp vàng “sản phẩm tin cậy – nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo” do Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo trao tặng, lọt top “20 thương hiệu nổi tiếng nhất năm 2020”, …

Cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc điều trị mẩn đỏ trên đầu con nhỏ, đừng chần chừ thêm nữa, liên hệ ngay với Nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ về tình trạng bệnh cũng như cách khắc phục hiệu quả nhất.

Một số bài thuốc khác

  • Bài thuốc thứ 1: Bao gồm các loại dược liệu: Liên kiều, phù bình, kim ngân, bạc hà, sinh địa, ngưu hoàng, trúc diệp, lô căn, kinh giới, ké đầu ngựa.
  • Bài thuốc thứ 2: Bao gồm các loại dược liệu: Quế chi, phòng phong, can khương, tế tân, tử tố, bạch chỉ, ma hoàng và kinh giới.
  • Bài thuốc thứ 3- Mề đay Đỗ Minh: Không chỉ giúp điều trị mề đay, bài thuốc này còn cải thiện tình trạng mẩn đỏ trên đầu bé rất hiệu quả. Các nguyên liệu chính gồm: Cà gai, ngải cứu, lá chanh kết hợp với diệp hạ châu, tơ dây hồng,…
  • Bài thuốc thứ 4- của bệnh viện quân dân 102: Khác với các bài thuốc trên, bài thuốc này điều trị mẩn đỏ trên đầu theo 2 giai đoạn gồm: giai đoạn 1 thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm; giai đoạn 2 loại bỏ gốc bệnh, tăng cường miền dịch.
  • Bài thuốc Tiêu ban giải độc Thang: Với hiệu quả đạt 80% sau 2-3 tháng sử dụng, Tiêu ban giải độc thang hiện được rất nhiều bệnh nhân tin dùng. Bài thuốc này sử dụng các nguyên liệu chính là đơn đỏ, ké đầu ngựa, bồ công anh,…

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tối ưu nhất, cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở để thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và bốc những bài thuốc phù hợp cho trẻ. Phương pháp này thường có hiệu quả chữa trị chậm hơn thuốc Tây y nên cha mẹ cần lưu ý kiên trì và tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, tránh sốt sắng, tăng cường liều lượng.

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ là do các yếu tố bên ngoài môi trường xâm nhập. Do vậy, để hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh quay trở lại, lương y Tuấn nhắn gửi tới cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

Mẹ nên thường xuyên tắm rửa cho con
Mẹ nên thường xuyên tắm rửa cho con
  • Tắm rửa thường xuyên, sạch sẽ cho trẻ để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn và bã nhờn.
  • Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ, không dùng các sản phẩm của người lớn.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, không để trẻ tiếp xúc với các vật dụng nhiễm bẩn.
  • Luôn để đầu bé được khô thoáng, hạn chế nhiều mồ hôi và đội mũ quá lâu để tránh tình trạng bí bách, tiết quá nhiều bã nhờn.
  • Thường xuyên thay đồ sạch sẽ cho trẻ, lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Tuyệt đối không để trẻ dùng tay gãi lên da đầu bởi dễ gây trầy xước và tổn thương da, dẫn đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
  • Khi đã sử dụng các biện pháp điều trị mà tình trạng của bé không thuyên giảm và xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường khác thì bố mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để gặp bác sĩ.

Điều trị nổi mẩn đỏ trên đầu ở đâu nhanh khỏi?

Để nhanh chóng khắc phục tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ trên đầu, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và nhận phác đồ điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số bệnh viện, cơ sở da liễu uy tín, được nhiều cha mẹ lựa chọn để điều trị cho con mà bạn có thể tham khảo.

Bệnh viện Da liễu Trung Ương

Bệnh viện Da liễu Trung Ương nổi tiếng là đơn vị đầu ngành điều trị da liễu được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn khám và điều trị. Ở đây có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 

Khoa da liễu tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội nổi tiếng mà một trong những nơi khám và chữa bệnh cho trẻ nhỏ được nhiều phụ huynh lựa chọn. Tại đây, trang thiết bị luôn được đầu tư mới, hiện đại để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

Địa chỉ: số nhà 1, đường Tôn Thất Tùng, tại quận Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Thuốc Dân Tộc 

Cha mẹ đang tìm kiếm địa chỉ chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ uy tín thì không thể bỏ qua Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Tại đây nổi tiếng với các bài thuốc Đông y mang lại hiệu quả chữa bệnh nhanh chóng, tác động vào sâu bên trong, bệnh được chữa dứt điểm hoàn toàn.

Địa chỉ

  • Cơ sở 1: tại B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận, TP Thành phố Hồ Chí Minh

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường 

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nổi tiếng gia truyền với lịch sử 150 năm chuyên chữa các bệnh về da liễu. Rất nhiều bậc cha mẹ đã lựa chọn nơi đây để thăm khám và điều trị nổi mẩn đỏ cho trẻ em nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.

Đội ngũ lương y, bác sĩ tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, cơ sở miền Bắc
Đội ngũ lương y, bác sĩ tại nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, cơ sở miền Bắc

Địa chỉ

  • Cơ sở 1: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 179 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em là các dấu hiệu không quá nghiêm trọng, thường lành tính và an toàn. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh kéo dài và có thêm những triệu chứng khác thì cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị. Hi vọng với những thông tin trên có thể giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về triệu chứng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ nhỏ và biết cách điều trị đúng đắn.

THAM KHẢO THÊM:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

5/5 - (6 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *