Đau Khớp Gối Uống Thuốc Gì Để Nhanh Cải Thiện Bệnh? (Cập Nhật)
Nội dung
Đau khớp gối là tình trạng khá phổ biến, khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vậy người bị chứng đau khớp gối uống thuốc gì?
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Đau khớp gối là triệu chứng có thể xảy ra khi người bệnh bị chấn thương hoặc gặp phải các vấn đề về xương khớp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người bệnh và khả năng vận động, di chuyển.
Sử dụng thuốc điều trị đau khớp gối là phương pháp điều trị chủ yếu và có hiệu quả rất tốt. Sau khi khám, chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị cụ thể cho người bệnh. Người bị bệnh đau khớp gối uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc chữa đau khớp gối phổ biến.
Thuốc giảm đau thông thường
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn là biện pháp điều trị triệu chứng tạm thời, giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhanh chóng. Thuốc giảm đau phổ biến nhất hiện nay là Paracetamol, được sử dụng cho người bệnh bị đau nhẹ đến các cơn đau vừa phải.
Cơ chế hoạt động của Paracetamol là tác động đến cyclooxygenase trên hệ thần kinh trung ương giúp giảm cảm giác đau cho người bệnh. Nếu người bệnh bị sốt cao, việc sử dụng Paracetamol có thể giúp hạ sốt rất tốt.
Lưu ý, Paracetamol không được sử dụng cho người bệnh bị suy thận, viêm gan, thiếu máu hoặc thiếu hụt G6PD.
NSAID – nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid
NSAID là nhóm thuốc rất phổ biến giúp điều trị đau nhức khớp gối. Bên cạnh tác dụng giảm đau, nhóm thuốc này còn có tác dụng chống viêm rất tốt.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng điều trị ngắn hạn. Khi sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như viêm thận kẽ cấp, suy thận, suy gan hoặc giảm số lượng bạch cầu.
Trong trường hợp người bệnh bị các cơn đau khu trú và mức độ nhẹ có thể sử dụng NSAID dùng ngoài da để tránh tổn hại đến nội tạng. Không sử dụng nhóm thuốc NSAID đối với phụ nữ có thai, người có tiền sử rối loạn đông máu và mắc bệnh về gan, thận.
Nhóm NSAID bao gồm các loại thuốc: Ibuprofen, Meloxicam, Piroxicam và Diclofenac.
Đau khớp gối uống thuốc gì? Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng bao gồm: Imipramine, Amitriptyline và Desipramine dùng điều trị tình trạng trầm cảm, rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng được sử dụng để điều trị cơn đau mãn tính.
Công dụng này có được nhờ cơ chế tái hấp thu chất dẫn truyền cảm giác đau lên hệ thần kinh. Chính vì thế, thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng trong điều trị đau khớp gối do thoái hóa.
Lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này cho người có tiền sử động kinh, bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt và mắc bệnh về tim mạch hoặc bệnh gan.
Diacerein – thuốc trị đau khớp gối
Diacerein là thuốc đau khớp gối được sử dụng nhiều trong điều trị đau do thoái hóa khớp gây ra. Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm dựa trên cơ chế giảm yếu tố viêm và dị hóa tế bào sụn. Bên cạnh đó, Diacerein còn có tác dụng ngăn ngừa quá trình thoái hóa mô sụn.
Tuy nhiên, đây là thuốc có tác dụng chậm. Người bệnh có thể sử dụng phối hợp loại thuốc này với các thuốc giảm đau và chống viêm để kiểm soát cơn đau và cải thiện các triệu chứng đi kèm.
Diacerein là loại thuốc khá an toàn trong điều trị bệnh và có tác dụng kích thích phục hồi mô sụn. Người bệnh khi sử dụng loại thuốc này rất ít gặp phải các tác dụng phụ.
Chữa DỨT ĐIỂM đau khớp gối với bài thuốc nam 100% thảo dược kết hợp Y HỌC HIỆN ĐẠI
Các loại thuốc Tây y điều trị xương khớp chỉ mang tính chất cải thiện triệu chứng “tạm thời”, tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian kéo dài. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc nam Cốt Vương thần hiệu thang cung cấp bởi Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân Dân 102. Bài thuốc là thành quả của dự án “Nghiên cứu bài thuốc điều trị xương khớp bằng y học cổ truyền” thực hiện suốt 10 năm dưới sự dẫn dắt của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương.
Thực tế, bài thuốc này đã được sử dụng cho hàng NGHÌN bệnh nhân và mang lại hiệu quả tích cực. Ông Hồ Sỹ Nhiếp – Nguyên viện trưởng viện môi trường từng bị đau khớp gối phải ngồi xe lăn suốt 10 năm. Chỉ sau một thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, ông hoàn toàn có thể tự ĐỨNG DẬY đi lại trên đôi chân của mình.
ĐỪNG BỎ LỠ: Hành trình ĐỨNG DẬY sau 10 năm ngồi xe lăn của ngài viện trưởng viện môi trường
Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang được xây dựng theo cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ với hơn 30 vị nam dược đặc trị xương khớp. Quân Dân 102 cũng rất chú trọng khâu lựa chọn nguyên liệu đảm bảo đạt chuẩn GACP – WHO và thực hiện kiểm định chất lượng nghiêm ngặt tại Học viện Quân y.
Tại Quân Dân 102, người bệnh được kết hợp thăm khám bằng y học hiện đại trước khi bước vào giai đoạn dùng thuốc. Dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh và các chỉ số xét nghiệm Tây y, bác sĩ có thêm căn cứ để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa người bệnh. Trong quá trình dùng thuốc, các bác sĩ cũng chỉ định người bệnh kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của bài thuốc và có điều chỉnh cho phù hợp.
Hiện nay, với sự hỗ trợ của y học hiện đại, các bác sĩ Quân Dân 102 tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phác đồ điều trị với 3 GIAI ĐOẠN. Mỗi giai đoạn được điều chỉnh, gia giảm thành phần dựa theo kết quả thăm khám cụ thể của mỗi bệnh nhân. Nhờ vậy, hiệu quả điều trị được tối ưu nhất do bám sát thể trạng thực tế của người bệnh. Phác đồ điều trị 3 giai đoạn của người bệnh tại Quân Dân 102 luôn đảm bảo:
GIẢM TRIỆU CHỨNG – TRIỆT ĐỂ CĂN NGUYÊN – NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG
Để được tư vấn điều trị HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ, người bệnh có thể liên hệ theo hotline 0888.598.102 (Hà Nội) hoặc 0888.698.102 (Hồ Chí Minh).
Thuốc chữa viêm khớp gối mức độ nặng Opioids
Người bị đau khớp gối nên sử dụng thuốc gì? Chắc chắn người bệnh không thể bỏ qua Opioids khi tình trạng đau ở mức độ nặng. Lúc này, người bệnh có thể không đáp ứng điều trị với các loại thuốc giảm đau thông thường và sử dụng Opioids.
Opioids tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương giúp tăng cảm giác chịu đau và ức chế tín hiệu đau đến não, giúp thay đổi tính chất cơn đau ở người bệnh. Tuy nhiên, đây là loại thuốc có nguy cơ rủi ro rất cao nên các bác sĩ thường chỉ định thuốc ở dạng phối hợp với các thuốc khác.
Không sử dụng Opioids cho phụ nữ có thai, đang cho con bú. Không dùng cho trẻ dưới 5 tuổi và người có tiền sử suy hô hấp, hen phế quản.
Nhóm thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm
Khi người bệnh bị đau khớp gối và gặp phải các triệu chứng của một số bệnh xương khớp khác có liên quan đến tuổi tác có thể sử dụng nhóm thuốc này. Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn ngừa thoái hóa khớp, tái tạo mô sụn và xương dưới sụn.
Một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc này là:
- Glucosamine: Đây là loại thuốc có chức năng tổng hợp hoạt chất Proteoglycan – một thành phần rất quan trọng trong cấu trúc sụn khớp. Sử dụng Glucosamine có thể giúp người bệnh phục hồi được các sụn bị xơ hóa, ngăn ngừa quá trình phá hủy mô sụn giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
- Chondroitin: Chondroitin là dưỡng chất có rất nhiều trong mô sụn có tác dụng giúp sụn khớp dẻo dai, tăng độ đàn hồi và giúp khớp hoạt động linh hoạt. Khi người bệnh càng nhiều tuổi càng có xu hướng suy giảm Chondroitin trong mô sụn. Bổ sung Chondroitin giúp mô sụn giảm khả năng bị xơ hóa, cải thiện cấu trúc của ổ khớp và tăng tiết dịch nhờn trong ổ khớp.
- Collagen type 2; 90% cấu trúc xương, sụn là Collagen type 2. Đây là thành phần giúp liên kết tế bào và tăng độ dẻo dai cho xương khớp. Sử dụng viêm uống bổ sung dưỡng chất này giúp tăng tốc độ phục hồi mô sụn bị tổn thương và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm còn được khuyến khích sử dụng cho người cao tuổi mặc dù chưa có triệu chứng đau xương khớp. Sử dụng thường xuyên các sản phẩm này giúp người lớn tuổi có hệ xương khớp khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh lý xương khớp.
Đau khớp gối uống thuốc gì? Thuốc chống thấp khớp DMARD
DMARD được sử dụng để điều trị tình trạng đau khớp gối do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn khi hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể tấn công các tế bào sụn khớp.
Do đó, DMARD hoạt động dựa trên nguyên lý ức chế miễn dịch và ngăn ngừa sự tấn công của kháng thể lên khu vực ổ khớp. Tuy nhóm thuốc này không có tác dụng chống viêm, giảm đau nhưng có thể bảo tồn khớp và giảm tình trạng tổn thương xương, sụn.
Lưu ý, DMARD không sử dụng cho người bị suy gan, suy thận hoặc suy dinh dưỡng, rối loạn tạo máu hoặc suy giảm miễn dịch.
Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn
Một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng đau khớp gối là viêm khớp nhiễm khuẩn. Lúc này, ổ khớp của người bệnh bị nhiễm trùng gây viêm, sưng đau.
Trong trường hợp này, việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu để điều trị nhiễm khuẩn rất quan trọng. Dựa trên các tác nhân gây ra nhiễm trùng, các bác sĩ có thể chỉ định các loại kháng sinh như: Clindamycin, Amikacin, Cephalosporin, Nafcillin và Gentamycin.
Các loại kháng sinh này đều có thể sử dụng qua đường uống hoặc đường tiêm. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống viêm Steroid
Thuốc chống viêm Steroid hay còn gọi là Corticosteroid được sử dụng để ức chế miễn dịch, chống dị ứng và kháng viêm cho người bệnh.
Tuy nhiên, do nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều rủi ro và biến chứng cho người bệnh nên chỉ được sử dụng trong trường hợp rất nặng, không đáp ứng với các loại thuốc khác.
Đau khớp gối uống thuốc gì? Nhóm thuốc sinh học
Nhóm thuốc sinh học được chế tạo từ tế bào động vật hoặc con người để điều trị đau khớp gối do tự miễn dịch. Đây là nhóm thuốc mới xuất hiện, sử dụng trong điều trị một số bệnh lý liên quan tới rối loạn miễn dịch như viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp.
Những lưu ý khi dùng thuốc chữa đau khớp gối
Không chỉ tìm hiểu thông tin để giúp người bệnh biết được đau khớp gối uống thuốc gì? Để có thể sử dụng thuốc một cách tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ trong trường hợp chấn thương nhẹ.
- Việc điều trị tình trạng đau khớp gối do bệnh lý xương khớp gây ra cần dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ về thể trạng và tiền sử bệnh lý của bản thân để cân nhắc trong việc sử dụng thuốc.
- Bệnh nhân đau khớp gối không tự ý kết hợp nhiều loại thuốc với nhau khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc với việc ăn uống điều độ, không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
- Người bệnh cần vận động thể dục thể thao thường xuyên và vừa sức để hỗ trợ chức năng xương khớp hiệu quả.
- Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài mà không có tác dụng, người bệnh cần cân nhắc thay đổi phương pháp điều trị tích cực hơn.
Trên đây là các loại thuốc trả lời cho câu hỏi đau khớp gối uống thuốc gì. Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để giúp người bệnh dùng thuốc một cách an toàn và hiệu quả, tránh gặp phải các rủi ro đáng tiếc.
Theo: Y tế Bắc Kạn
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!