Viêm đau khớp ngón tay là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Viêm đau khớp ngón tay là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và rất khó điều trị. Tình trạng này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động do khớp ngón tay bị viêm, đau cứng, giảm độ linh hoạt. Vậy khớp ngón tay bị nhức viêm là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Viêm đau khớp ngón tay là gì?

Viêm đau khớp ngón tay là một bệnh lý xương khớp xảy ra khi sụn khớp tại các ngón tay bị bào mòn, thoái hóa khiến các đầu xương cọ xát vào nhau gây sưng đau và tổn thương. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí khớp, điển hình ở khớp đầu ngón tay và khớp nối giữa các ngón tay.

Giống như các bệnh lý xương khớp khác, viêm khớp ngón tay thuộc dạng bệnh lý mãn tính, thường diễn ra âm thầm, kéo dài trong nhiều năm và rất khó điều trị.

Viêm đau khớp ngón tay là một bệnh lý xương khớp xảy ra khi sụn khớp tại các ngón tay bị bào mòn, thoái hóa
Viêm đau khớp ngón tay là một bệnh lý xương khớp xảy ra khi sụn khớp tại các ngón tay bị bào mòn, thoái hóa

Thông thường, tình trạng viêm đa khớp ngón tay sẽ gây tổn thương ở các khớp có vị trí nằm đối xứng hai bên với các triệu chứng nổi bật như đau, sưng, viêm và cứng khớp. Lúc này, hệ thống gân, cơ và dây chằng xung quanh các mô bị ảnh hưởng rất lớn.

Đau xương khớp ngón tay còn được coi là bệnh tuổi già do gắn liền với quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, trong đó tỷ lệ phụ nữ bị viêm đau khớp cao hơn so với nam giới.

Viêm đau khớp ngón tay không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bị căn bệnh này, người bệnh phải chịu rất nhiều đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong khi vận động và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây viêm đau khớp ngón tay

Có rất nhiều nguyên nhân có thể kể đến gây ra tình trạng viêm đau xương khớp các ngón tay. Trong đó, yếu tố di truyền, tuổi tác, nhiễm khuẩn hoặc chấn thương… là những nguyên nhân thường gặp nhất.

  • Yếu tố tuổi tác: Khi tuổi càng cao, quá trình lão hóa xương khớp càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, lượng máu nuôi dưỡng các khớp ngón tay có nguy cơ bị tắc nghẽn gây ra tình trạng sưng, cứng khớp.
  • Do chấn thương: Khi bị các chấn thương tại ngón tay hoặc bàn tay nhưng không được điều trị triệt để có thể gây tổn thương các sụn khớp gây viêm đau khớp.
  • Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng đến khả năng bị viêm đau khớp. Nếu trong gia đình có người bị nhức xương khớp ngón tay thì các thành viên trong gia đình cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Khi vận động quá sức hoặc làm việc sai tư thế cũng khiến sụn khớp bị tổn thương. Điển hình nhất là gây ra tình trạng đau khớp ngón tay trỏ và đau khớp 2 ngón tay cái.
  • Người thường xuyên phải làm việc sử dụng lực ngón tay và cổ tay có nguy cơ bị đau khớp cao hơn.
  • Một trong những yếu tố quan trọng dẫn tới tình trạng viêm đau khớp là do nhiễm khuẩn. Virus, vi khuẩn có thể xâm nhập và tấn công bao dịch khớp ngón tay gây viêm và sưng đau.
  • Những người bị hội chứng ống cổ tay có thể khiến khớp ngón tay và khớp cổ tay bị co cứng, sưng viêm.
  • Đau và viêm các khớp ngón tay là biểu hiện của bệnh lý viêm khớp dạng thấp hoặc cảnh báo tình trạng thoái hóa xương khớp.
  • Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì hoặc có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng hoặc nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết cũng có nguy cơ cao bị đau xương khớp.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của tình trạng viêm đau khớp ngón tay là các khớp bị đau mỏi, cứng khớp và đau nhiều hơn vào buổi sáng hoặc khi vận động nhiều. Các triệu chứng này có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn sau đó mức độ đau sẽ tăng dần.

Người bệnh có triệu chứng sưng đỏ và đau đớn tại các khớp ngón tay
Người bệnh có triệu chứng sưng đỏ và đau đớn tại các khớp ngón tay

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng điển hình khác của bệnh lý này như sau:

  • Có dấu hiệu đau mỏi và nóng khớp: Các khớp đầu ngón tay hoặc khớp nối các ngón tay có thể bị mỏi, nóng đỏ và đau nhức. Tình trạng đau tăng dần theo thời gian do vùng viêm lan rộng.
  • Sưng tấy các khớp: Bệnh nhân có thể bị sưng tấy khớp trước khi có dấu hiệu đau mỏi. Các ngón tay có thể bị sưng húp vào buổi sáng, gây nhiều khó khăn khi vận động.
  • Người bệnh có thể xuất hiện các nốt sần hoặc khối u nhỏ xung quanh đối xương bàn tay.
  • Người bệnh có biểu hiện khó cầm nắm đồ vật, hạn chế vận động của khớp ngón tay. Đây chính là biểu hiện suy nhược khớp khi các mô xương khớp bị phá hủy.
  • Người bệnh gặp phải tình trạng co cứng khớp, nhất là khi ngủ dậy. Điều này khiến người bệnh gặp phải không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Chẩn đoán và điều trị khớp ngón tay đau nhức

Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng sưng đau khớp ngón tay gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cần được tiến hành nhanh chóng.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm khớp ngón tay, người bệnh cần đến bệnh viện có chuyên khoa xương khớp để được kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ sẽ lấy thông tin về bệnh sử của người bệnh và kiểm tra chức năng các ngón tay để đánh giá sơ bộ.

Sau đó, các bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán hình ảnh bằng chụp X-quang hoặc scan để xác định chính xác các vị trí sưng, viêm và đánh giá tình trạng bào mòn sụn khớp. Từ đó, có thể đưa ra kết luận về tình trạng bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y mang lại hiệu quả điều trị triệu chứng viêm khớp. Các loại thuốc này có tác dụng đẩy lùi cơn đau nhức, cải thiện khả năng vận động của người bệnh và giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí điều trị.

Sử dụng thuốc Tây y trị viêm khớp
Sử dụng thuốc Tây y trị viêm khớp

Các nhóm thuốc trị viêm khớp bằng Tây y thường được bác sĩ chỉ định là:

  • Nhóm thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Đây là nhóm thuốc giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Các loại thuốc thông dụng được dùng là Natri Naproxen, Ibuprofen và một số loại thuốc theo toa khác. Các loại thuốc này có thể được dùng cả dạng uống hoặc dạng bôi tại chỗ.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Giúp giảm các cơn đau do viêm khớp gây ra. Thuốc giảm đau khớp phổ biến nhất hiện nay là Acetaminophen. Trong trường hợp người bệnh bị đau nặng hơn có thể sử dụng Tramadol hoặc một số thuốc có chứa Oxycodone.
  • Thuốc chống thấp khớp: Được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm khớp dạng thấp. Các loại thuốc thông dụng bao gồm các hoạt chất Methotrexate hoặc Hydroxychloroquine.
  • Nhóm thuốc Corticosteroid: Bao gồm Cortisone và Prednisone. Đây là nhóm thuốc giúp ức chế miễn dịch, cải thiện tình trạng sưng viêm.
  • Thuốc sinh học: Đây là nhóm thuốc có tác dụng ngăn chặn phản ứng miễn dịch của cơ thể tấn công sụn khớp. Nhóm thuốc này được sử dụng kết hợp với thuốc chống thấp khớp.

XEM THÊM:

Điều trị viêm đau khớp ngón tay bằng phẫu thuật

Tình trạng viêm, đau sưng các khớp ngón tay có thể khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn tật và đau đớn. Do đó, nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật can thiệp.

Các phương pháp phẫu thuật giúp người bệnh loại bỏ được các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau và tăng độ linh hoạt cho các khớp ngón tay. Các kỹ thuật phẫu thuật thường được áp dụng là:

  • Kỹ thuật thay khớp nhân tạo: Được thực hiện khi sụn khớp bị phá hủy một phần hoặc toàn bộ. Các bác sĩ sẽ thay thế phần khớp bị viêm bằng mô khớp nhân tạo.
  • Phẫu thuật hàn xương: Có thể phù hợp với mọi vị trí sụn khớp, giúp điều trị đau và biến dạng khớp.
  • Cố định khớp: Đây là phương pháp hợp nhất phần xương trong khớp bị tổn thương. Khi đó, các khớp ngón tay có thể chịu được trọng lực lớn, loại bỏ cảm giác đau nhức khó chịu.

Chữa viêm đau khớp bằng các bài thuốc Đông y

Theo quan niệm của Đông y, tình trạng viêm đau khớp ngón tay nói riêng và viêm xương khớp là do thể phong hàn thấp xâm nhập vào cơ thể gây ứ đọng khí huyết. Do đó, các vị thuốc Đông y tập trung điều trị chứng bệnh này, giúp thông kinh hoạt lạc, giải trừ phong thấp.

Các vị thuốc thường dùng trong bài thuốc điều trị viêm đau khớp là:

  • Bài thuốc 1: Bao gồm xích thược, tần giao, phòng phong, quế chi, hạnh nhân, đương quy, ma hoàng, hoàng cầm, độc hoạt, huyết đằng, cam thảo, khương hoạt… Các thành phần của vị thuốc cần dựa vào tình trạng và thể trạng của bệnh nhân.
  • Bài thuốc số 2: Các thành phần gồm có cát cánh, đẳng sâm, ngũ gia bì, xuyên khung, xương truật, can khương, bán hạ chế, chỉ xác, trần bì, cam thảo… Đây là bài thuốc giúp giảm đau và tán hàn hiệu quả.
  • Bài thuốc số 3: Các nguyên liệu gồm có thục địa, đẳng sâm, xuyên khung, xuyên quy, mộc qua, khương hoạt, tần giao, ngưu tất, xương truật, thổ phục, độc hoạt… Đây là bài thuốc giúp tiêu viêm, trừ phong thấp và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Người bệnh có thể đến các trung tâm Đông y để khám, điều trị bệnh
Người bệnh có thể đến các trung tâm Đông y để khám, điều trị bệnh

Mẹo dân gian điều trị bệnh

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y và bài thuốc Đông y, các mẹo dân gian từ các nguyên liệu tự nhiên dưới đây cũng có khả năng hỗ trợ điều trị viêm đau xương khớp rất tốt.

  • Điều trị bằng lá lốt: Chuẩn bị 2 nắm lá lốt, rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sắc lá lốt với 2 chén, lấy nửa chén và uống hàng ngày.
  • Điều trị bằng đậu đen: Chuẩn bị đậu đen và 1 quả dừa xiêm. Ngâm đậu cho mềm, dừa vạt đầu và bỏ đậu đen vào. Hấp cách thủy dừa trong vòng 3 đến 4 tiếng cho đậu đen nhừ. Người bệnh uống nước dừa và ăn phần đậu đen khi còn ấm.
  • Sử dụng ngải cứu: Lấy lá và thân ngải cứu, rửa sạch, ngâm muối loãng và cắt nhỏ. Chúng ta phơi khô trong khoảng 1 đến 2 tiếng và sao vàng với muối hạt. Bọc hỗn hợp ngải cứu và muối đã sao trong túi vải và đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau.

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm đau khớp ngón tay

Để giảm các triệu chứng sưng, đau do viêm khớp gây ra, ngoài việc điều trị tích cực, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Luôn duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và ổn định. Đối với người béo phì cần phải giảm cân để ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp và sưng đau khớp.
  • Không hút thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Nên vận động thể dục thể thao vừa sức, tránh các chấn thương xương, khớp.
  • Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi cho ngón tay, bàn tay nếu phải làm công việc sử dụng linh hoạt khớp ngón tay.
  • Có thể áp dụng các bài tập để giảm áp lực cho ngón tay.
  • Nên sử dụng bàn phím chuyên dụng nếu phải làm việc nhiều với máy tính.
  • Chúng ta cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học và duy trì các hoạt động thể chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Viêm đau khớp ngón tay là một bệnh lý mãn tính, rất khó điều trị triệt để. Do đó, người bệnh cần chủ động điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh trong giai đoạn sớm để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

4.9/5 - (11 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *