Bệnh viêm khớp vảy nến là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp vảy nến là tình trạng bệnh có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh lý này để người bệnh có thể chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh.

Viêm khớp vảy nến là gì?

Bệnh có tên khoa học là Psoriasis Arthritis – PsA. Đây là bệnh lý viêm khớp xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh vảy nến. Bệnh thường khởi phát tại các khớp bàn tay, bàn chân, khớp cổ và lưng.

Theo các nghiên cứu, có khoảng 10% đến 30% người bệnh vảy nến các triệu chứng viêm khớp.  Đây là bệnh lý mãn tính khiến các khớp xương bị phá hủy, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc vận động và rất khó điều trị bệnh triệt để.

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh vảy nến
Viêm khớp vảy nến là bệnh lý viêm khớp xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý tự miễn mãn tính. Nguyên nhân chính gây bệnh được xác định là do hệ miễn dịch của cơ thể gặp trục trặc và tấn công nhầm vào các tế bào khớp gây viêm nhiễm. Đồng thời, người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngoài da của bệnh vảy nến.

Hiện nay, các bác sĩ chưa tìm được nguyên nhân chính xác nhất gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đưa ra một số yếu tố nguy cơ, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch như sau:

Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có ảnh hưởng lớn tới nguy cơ viêm khớp nhiễm khuẩn ở người bệnh. Theo một con số thống kê, có khoảng 40% người bị bệnh lý này có người thân trong gia đình bị bệnh. Tỷ lệ ước tính trên yếu tố di truyền được các bác sĩ chỉ ra là:

  • Nếu có cả cha và mẹ mắc bệnh, khả năng di truyền cho con lên tới 50%.
  • Nếu người bệnh có cha hoặc mẹ bị vảy nến thể khớp, con có tỷ lệ mắc bệnh từ 16 – 20%.
  • Nếu có ông bà, anh chị em bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh rơi vào khoảng 6 – 9%.

Các yếu tố khác

Một trong những yếu tố quan trọng khởi phát bệnh lý viêm khớp là môi trường. Trong đó, các yếu tố thời tiết, tuổi tác và bệnh lý cơ thể có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng mắc bệnh.

  • Thời tiết là yếu tố chính khiến bệnh lý khởi phát. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng vảy nến khi thời tiết hanh khô, lạnh.
  • Bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn người trẻ tuổi.
  • Người thường xuyên sử dụng chất kích thích là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm khớp vảy nến.
  • Người bị suy giảm miễn dịch khi mắc các bệnh lý như tiểu đường HIV cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.
  • Ngoài ra, khi người bệnh quá căng thẳng, tinh thần không ổn định cũng có thể khiến bệnh khởi phát.

Biểu hiện viêm khớp vảy nến

Người bệnh có thể mắc phải tình trạng viêm khớp vảy nến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh sau đây:

  • Người bệnh có cảm giác đau và sưng, nóng đỏ khớp.
  • Các khớp thường xuyên bị tê cứng nhất là vào thời điểm sáng sớm.
  • Người bệnh bị đau ở các vùng lân cận khớp, cơn đau tăng nặng khi vận động.
  • Người bệnh gặp phải các triệu chứng ngoài da như da bị khô, bong tróc vảy trắng.
  • Khi bệnh xuất hiện ở móng tay và móng chân sẽ khiến các móng này bị đổi màu bất thường và có hiện tượng lỗi lõm hoặc bong tróc.
Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nặng nề
Đây là tình trạng bệnh rất nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nặng nề

Viêm khớp vảy nến có phải bệnh nguy hiểm không?

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý mãn tính vô cùng nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng ngoài da khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến người bệnh đau đớn tại các khớp và có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng bệnh có thể gặp phải là:

  • Ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh: Người bệnh khi bị viêm khớp vảy nến sẽ luôn có cảm giác khó chịu và ngứa ngáy, đi kèm tình trạng đau đớn. Điều này khiến người bệnh bị mệt mỏi, căng thẳng và tinh thần bất ổn. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn khi vận động, thường xuyên bị mất ngủ và ăn uống kém gây ra căng thẳng.
  • Gặp nhiều khó khăn khi vận động: Người bị viêm khớp vảy nến nặng có thể dẫn đến tình trạng biến dạng khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở các đầu ngón tay, ngón chân gây rất nhiều khó khăn cho việc vận động. Khi bị biến dạng khớp, người bệnh có triệu chứng sưng và phù nề các khớp gây cứng khớp và dính các khớp lại với nhau.
  • Gây mất thẩm mỹ: Bệnh vảy nến khởi phát ở ngoài da ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ của người bệnh, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

Chẩn đoán và điều trị bệnh

Để cải thiện các triệu chứng bệnh, giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Chẩn đoán viêm khớp vảy nến

Việc chẩn đoán viêm khớp vảy nến dựa trên các triệu chứng lâm sàng của bệnh và kết quả của một số xét nghiệm. Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng ngoài da và vùng khớp của người bệnh. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như sau:

  • Tiến hành sinh thiết da để tìm tác nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm CRP để xác định mức độ viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm dịch khớp.
  • Chụp X-quang để dựa vào đó chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến kịp thời rất quan trọng
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp vảy nến kịp thời rất quan trọng

Điều trị bằng Tây y

Viêm khớp vảy nến là tình trạng bệnh mãn tính, rất khó điều trị triệt để. Vì thế, các biện pháp điều trị bệnh chủ yếu giúp bệnh duy trì ở mức ổn định, tránh bùng phát bệnh. Khi xác định tình trạng bệnh, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid bao gồm: Ibuprofen, Naproxen và Piroxicam…
  • Thuốc chống thấp khớp bao gồm: Hydroxychloroquine, Methotrexate, Quinacrin…
  • Thuốc ức chế miễn dịch bao gồm: Azathioprin, Sirolimus…
  • Chất ức chế TNF-alpha.

Người bệnh không tự ý sử dụng các nhóm thuốc này. Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng bệnh để sử dụng thuốc một cách thích hợp.

Điều trị bằng Đông y

Để điều trị các bệnh mãn tính như viêm khớp và vảy nến, các bài thuốc Đông y có thể phát huy được công dụng rất tốt. Tuy hiệu quả điều trị bằng Đông y chậm hơn so với thuốc Tây y nhưng người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc này điều trị lâu dài.

Các vị thuốc được dùng trong Đông y để điều trị bệnh lý này là:

  • Cao nhàu: Điều trị các triệu chứng của viêm khớp và điều trị bệnh lý tự miễn như vảy nến.
  • Cao bạch thược: Giúp giảm đau và làm mát, tiêu viêm, giảm các cảm giác ngứa ngáy.
  • Bạch thược: Có tác dụng an thần và giảm cảm giác đau nhức do viêm khớp.
  • Sói rừng: Giúp bệnh nhân tiêu viêm, giảm đau.
  • Cẩu tích: Giúp trừ phong thấp và điều trị viêm khớp cấp tính.

Mẹo dân gian trị viêm khớp vảy nến

Trong dân gian có lưu truyền nhiều mẹo để áp dụng điều trị bệnh viêm khớp vảy nến. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

  • Sử dụng gel nha đam

Nha đam có công dụng làm mát và cấp ẩm da rất tốt nên được sử dụng nhiều trong điều trị vảy nến. Người bệnh có thể sử dụng nha đam bằng cách lấy phần gel nha đam để thoa lên vùng da bị vảy nến hoặc nấu nha đam với đường phèn và lá dứa uống hàng ngày.

  • Trà xanh điều trị vảy nến

Trong trà xanh có chứa hoạt chất EGCG có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm rất hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng trà xanh để điều trị vảy nến bằng cách nấu nước để xông vùng da bị bệnh hoặc tắm nước trà xanh hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh nên uống nước trà xanh để tăng cường sức khỏe.

Người bệnh nên uống nước trà xanh hàng ngày để tăng cường sức đề kháng
Người bệnh nên uống nước trà xanh hàng ngày để tăng cường sức đề kháng
  • Sử dụng giấm táo

Giấm táo có thể cải thiện các bệnh lý về da rất tốt. Trong giấm táo có chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Có thể sử dụng giấm táo pha loãng thoa lên vùng da bị vảy nến hàng ngày để điều trị bệnh.

Những lưu ý khi điều trị viêm khớp vảy nến

Bệnh lý vảy nến đi kèm với tình trạng viêm khớp là bệnh lý mãn tính, không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để tránh bệnh bùng phát:

  • Nên hạn chế hoạt động mạnh như leo trèo hoặc mang vác đồ nặng để tránh ảnh hưởng đến các khớp.
  • Người bệnh không nên ở lâu trong nước để ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện tình trạng bệnh và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan.
  • Bệnh nhân vận động nhẹ nhàng để tăng độ linh hoạt của khớp.

Viêm khớp vảy nến là tình trạng bệnh nghiêm trọng, rất nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế, người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh mà cần có sự hỗ trợ của bác sĩ để bệnh ổn định, tránh bùng phát.

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.7/5 - (4 bình chọn)

Tin xem thêm

Liệu trình Đông phương Liệu cốt Khang chữa bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người bệnh mãn tính lâu năm chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, phục hồi vận động mà không cần dùng thuốc, không phải phẫu thuật, Tỷ lệ thành công lên đến 81,3%.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *