Đau khớp ngón chân: Những thông tin tổng quan người bệnh cần biết

Đau khớp ngón chân là một trong những bệnh lý thuộc dạng viêm đau khớp gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Để điều trị tình trạng này một cách tốt nhất, người bệnh cần nắm vững các thông tin bệnh lý dưới đây.

Đau khớp ngón chân là gì?

Khớp ngón chân là một trong những khớp xương rất quan trọng, là nơi tập trung các dây thần kinh và có vai trò nâng đỡ cơ thể. Vì thế, khi bị đau khớp ngón chân, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Đau nhức khớp ngón chân xảy ra khi xương ngón chân có dấu hiệu bị bào mòn gây tổn thương cho sụn khớp dẫn đến tình trạng đau, sưng và viêm nhiễm khớp. Tình trạng khớp ngón chân bị đau có thể tiến triển thành bệnh xương khớp nghiêm trọng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

hi bị đau khớp ngón chân, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.
hi bị đau khớp ngón chân, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Các biến chứng bệnh nguy hiểm có thể gặp phải là tình trạng biến dạng khớp, thoái hóa khớp, teo cơ dẫn đến tàn phế và mất khả năng lao động. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị bệnh lý này kịp thời.

Dấu hiệu đau khớp ngón chân

Để nhận biết sớm nhất tình trạng đau khớp ngón chân, người bệnh cần chú trọng tới các triệu chứng bệnh sau đây:

  • Nóng đỏ và sưng khớp ngón chân: Đây là triệu chứng thường gặp, người bệnh bị nóng đỏ và sưng tại các khớp chân bị viêm.
  • Người bệnh bị đau các khớp dữ dội, có thể bị đau khớp ngón chân giữa và các ngón xung quanh đột ngột và thường bị đau vào đêm hoặc sáng sớm.
  • Người bệnh có hiện tượng tê bì chân, kém linh hoạt chân và có biểu hiện cứng khớp.
  • Các khớp khi bị viêm nhiễm có thể gây ngứa khớp ngón chân.
  • Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động, khớp chân yếu, hạn chế khả năng di chuyển.

Nguyên nhân của bệnh đau nhức khớp ngón chân

Hầu hết các nguyên nhân gây ra tình trạng này đều liên quan đến vấn đề về xương khớp. Cụ thể như sau:

  • Đau khớp ngón chân do thoái hóa khớp: Tình trạng thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng rất lớn tới các khớp ngón chân. Vì thế, những người từ sau tuổi 40 nên hạn chế các hoạt động nặng và duy trì tập luyện thường xuyên để làm chậm quá trình thoái hóa.
  • Do chấn thương: Một trong những chấn thương hàng đầu gây đau khớp chân là tình trạng trật khớp ngón chân. Hiện tượng này có thể gặp phải khi bị tai nạn, hoạt động sai tư thế. Nếu chấn thương nặng không điều trị kịp thời có thể gây thương tật vĩnh viễn cho người bệnh.
  • Do bệnh lý viêm khớp dạng thấp: Một nguyên nhân rất điển hình gây ra tình trạng này là do bệnh lý viêm khớp dạng thấp. Bệnh lý này khiến người bệnh khó cử động khớp, khớp bị đau và sưng viêm.
  • Ảnh hưởng của bệnh gout: Gout là bệnh lý xương khớp rất phổ biến xảy ra do tăng sinh nồng độ axit uric trong máu. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là sưng, nóng đỏ và đau các khớp tay, khớp ngón chân.
Bệnh gout là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón chân
Bệnh gout là một trong những nguyên nhân gây đau khớp ngón chân

Cách điều trị đau khớp ngón chân

Cũng giống như các bệnh lý khác về xương khớp, muốn điều trị đau khớp ngón chân, người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Dùng thuốc Tây y

Việc điều trị bằng thuốc Tây y cần có chỉ định của bác sĩ. Do đó, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra. Hiện nay, việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Điều trị đau do chấn thương: Trong trường hợp chấn thương nhẹ, không gây tổn thương và biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể giảm đau bằng cách bôi cao tại nhà. Nếu ngón chân bị gãy gây đau cần phải bó bột và sử dụng thuốc kháng sinh và kháng viêm để cải thiện tổn thương.
  • Điều trị đau do bệnh gout: Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc đào thải nồng độ axit uric trong máu. Cùng với đó, người bệnh cần thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp, kiêng ăn thực phẩm nhiều đạm như nội tạng, hải sản.
  • Điều trị viêm khớp: Các loại thuốc giúp giảm đau do viêm khớp gây ra thường được sử dụng là Chondroitin hoặc Glucosamin giúp bình phục nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm phù hợp nếu khớp xảy ra tình trạng viêm nhiễm.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần hết sức thận trọng, tránh lạm dụng hoặc tùy tiện dùng thuốc gây ra những hậu quả khó lường.

Dùng thuốc trị viêm xương khớp để cải thiện triệu chứng đau
Dùng thuốc trị viêm xương khớp để cải thiện triệu chứng đau

Dùng thuốc Đông y chữa đau khớp ngón chân

Đau khớp chân dưới góc nhìn của Đông y là tình trạng xảy ra do bế tắc kinh mạch, khí huyết khó lưu thông dẫn tới sưng tấy các khớp ngón chân. Vì thế, các bài thuốc Đông y sẽ tập trung vào điều trị bằng khả năng khu phong, mạnh gân cốt, thanh nhiệt, bồi bổ can thận.

Cũng giống như các bài thuốc Tây y, điều trị bằng Đông y cũng dựa trên nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Bài thuốc trị viêm khớp: Bao gồm các nguyên liệu như cam thảo, phòng phong, trần bì, bồ công anh, kim ngân cành, quế chi, ngưu tất, độc hoạt, đương quy, vương cốt đằng, xuyên khung.
  • Điều trị thoái hóa khớp gồm các vị thuốc: Hà thủ ô, sinh địa, thổ phục linh, quế chi, đẳng sâm, thiên niên kiện, phòng phong, bạch thược, phục linh, xuyên khung.
  • Điều trị bệnh gout cần các vị thuốc: Tỳ giải, hoạt thạch, hoàng bá, thanh đại, ngưu tất, thiên niên kiện, đương quy…

Tùy vào triệu chứng bệnh, tình trạng và sức khỏe người bệnh các thầy thuốc sẽ thay đổi liều lượng thuốc phù hợp nhất với thể trạng của bệnh nhân.

Cải thiện bằng mẹo dân gian

Các mẹo dân gian bằng thảo dược tự nhiên áp dụng tại nhà luôn là các bài thuốc quen thuộc cho người bệnh bị đau khớp. Để giảm đau sưng khớp ngón chân, người bệnh có thể áp dụng ba mẹo dân gian sau đây:

Điều trị đau khớp bằng cà tím:

  • Chuẩn bị 1 quả cà tím, 1 lít nước lọc.
  • Sơ chế cà tím và thái khúc mỏng.
  • Đun sôi nước sau đó cho cà tím ngâm trong nước sôi đến khi nguội thì vớt ra.
  • Bạn lọc lấy nước cà đã ngâm và bảo quản trong chai thủy tinh.
  • Người bệnh uống nước cà tím hàng ngày trước các bữa ăn để cải thiện cơn đau do viêm khớp gây ra.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể trộn dầu ô liu với nước cà tím để bôi lên vùng bị đau nhức để giữ ấm và giảm đau.

XEM THÊM:

Sử dụng gừng và nước muối:

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, 20gr muối hạt và 2 lít nước.
  • Gừng sơ chế, đập dập và cho vào nồi nước sôi cùng với muối đã chuẩn bị.
  • Đợi nước nguội bớt, bệnh nhân sử dụng để ngâm chân trong vòng 15 phút hàng ngày để làm ấm chân, ấm cơ thể và giảm đau rất tốt.
Người bệnh có thể ngâm chân bằng nước muối hoặc thảo dược để giảm đau
Người bệnh có thể ngâm chân bằng nước muối hoặc thảo dược để giảm đau

Sử dụng mễ nhân và đu đủ:

  • Chuẩn bị: 1/2  quả đu đủ xanh, 30gr mễ nhân sống.
  • Đu đủ sơ chế, bỏ vỏ và hạt, thái miếng.
  • Đun mễ nhân và đu đủ với 2 bát nước cho đến khi chín mềm thì cho một chút đường phèn và tắt bếp.
  • Các bạn sử dụng món ăn này hàng ngày để giảm đau.

Phương pháp điều trị đau khớp bằng mẹo dân gian chỉ nên thực hiện khi bệnh ở dạng nhẹ, người bệnh không gặp phải các tổn thương nghiêm trọng.

Giảm đau khớp ngón chân bằng bài tập trị liệu

Ngoài việc dùng thuốc và các phương pháp hỗ trợ điều trị, người bệnh cần thực hiện các bài tập trị liệu tại nhà để rút ngắn thời gian bình phục và tăng độ linh hoạt cho khớp. Các bài tập nên được áp dụng là:

  • Bài tập xoa cổ chân: Người bệnh ấn ngón tay cái vào khớp ngón chân sau đó day đều cho đến khi vùng khớp nóng lên thì dừng lại.
  • Bài tập gập, co ngón chân: Người bệnh cần ấn ngón chân cái lên bề mặt cứng sau đó gập, kéo căng ngón chân. Giữ nguyên tư thế khoảng 10 giây sau đó lặp lại các động tác khoảng 4 lần cho mỗi chân.
  • Bài tập nhặt bi: Người bệnh đặt các viên bi khác nhau trên mặt sàn sau đó dùng ngón chân gắp các viên bi cho vào hộp. Bài tập này có thể giúp các khớp ngón linh hoạt hơn.
Áp dụng các bài tập trị liệu để tăng độ linh hoạt
Áp dụng các bài tập trị liệu để tăng độ linh hoạt

Cách phòng ngừa đau khớp ngón chân

Đau khớp là tình trạng dễ tái phát, khó điều trị triệt để. Do đó, việc phòng ngừa bệnh lý này rất quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh nếu có rất tốt. Các bạn cần chú ý:

  • Không sử dụng chất kích thích, đặc biệt không được hút thuốc lá. Các độc tố trong thuốc lá và chất kích thích khiến người bệnh có nguy cơ bị xương khớp cao hơn.
  • Cần có lối sống lành mạnh, giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi và không nên thức khuya.
  • Mỗi người cần duy trì cân nặng ở mức ổn định và lý tưởng. Nếu bạn bị thừa cân cần giảm cân để tránh áp lực lên vùng xương, khớp.
  • Nên tập các bài tập luyện giúp cơ thể dẻo dai, vừa sức và phòng ngừa nguy cơ chấn thương.
  • Các bạn cần đặc biệt giữ ấm vùng khớp để giảm sưng, đau khớp khi trời lạnh.

Đau khớp ngón chân là tình trạng thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, người bệnh khi mắc phải bệnh lý này cần tích cực điều trị và kiên trì điều trị trong thời gian dài để có thể phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

4.9/5 - (8 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *