Viêm amidan mãn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm amidan mãn tính là giai đoạn phát triển của bệnh về amidan từ thể cấp tính. Ngay khi mới phát bệnh, nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời thì rất có thể sẽ diễn biến thành mãn tính. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, cũng như khả năng phải cắt amidan là rất cao. Bài viết dưới đây xin chia sẻ các thông tin cơ bản về bệnh cho độc giả quan tâm.

Viêm amidan mãn tính là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng diễn biến lặp đi lặp lại bệnh viêm amidan trong thời gian dài nhiều lần. Theo thống kê, trong một năm, số lần người mắc bệnh viêm amidan tối thiểu là 6 đến 8 lần. Bệnh này thường gặp nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi, ở cả hai giới.

Amidan mãn tính là bệnh thường tái phát nhiều lần trong một năm
Amidan mãn tính là bệnh thường tái phát nhiều lần trong một năm

Viêm amidan mãn tính là một bệnh khá nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe toàn cơ thể của người bệnh. Người bị viêm amidan mạn tính có thể bị đau từ 2 bên amidan. Sau đó đau lan sang cổ họng, sang tai và lên đến đỉnh đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn còn gây ảnh hưởng tới các cơ quan của đường hô hấp và tai. Cuối cùng, dẫn đến một số bệnh lý khó điều trị như sau:

  • Áp xe quanh amidan: Đây là một bệnh lý nguy hiểm gây ra do viêm amidan mãn tính kéo dài. Lúc này vi khuẩn trong amidan phát triển mạnh, tạo thành các ổ viêm nhiễm và gây ra áp xe nghiêm trọng. Người bệnh thường có các triệu chứng như sốt cao, đau rát cổ họng, môi khô thiếu chất,…
  • Viêm nội tâm mạc: Đây là một biến chứng gây ra do ổ áp xe amidan di chuyển, gây ra nhiễm trùng lớp màng bao quanh tim. Nếu tình trạng này diễn biến xấu, rất nhanh chóng gây nguy hại đến tính mạng người bệnh.
  • Viêm mô tế bào amidan: Đây là tình trạng nhiễm trùng ở các mô liên kết nằm ở sâu phía trong của amidan. Lúc này, các ổ nhiễm trùng nằm sâu trong các mô, nên rất khó điều trị.
  • Viêm xoang, viêm họng mạn tính, viêm hạch cổ, viêm tai giữa, viêm thanh quản: Vi khuẩn từ trong amidan sinh sôi và xâm nhập các cơ quan xung quanh, đặc biệt là khu vực tai – mũi – hầu – họng.
  • Viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm màng não: Đây là một trong những biến chứng toàn thân xảy ra sau khi viêm amidan. Những bệnh lý này thường gây ra bởi liên cầu tan huyết nhóm A.
  • Nhiễm trùng máu: Khi vi khuẩn tiến vào trong máu, sẽ sinh sôi và phát triển nhanh chóng. Khi lan ra khắp cơ thể, chúng gây tình trạng nhiễm trùng huyết, thường rất khó để chữa trị khỏi. Khi đã tiến triển thành sốc nhiễm trùng toàn thân, cơ hội sống của người bệnh thường không cao.

Viêm amidan mạn tính được xác định là điều trị rất khó khăn. Đặc biệt khi có các biến chứng toàn cơ thể thì khả năng điều trị khỏi bệnh hoàn toàn là không có. Vì vậy, người bệnh cần chú ý để kiểm soát bệnh, không làm bệnh diễn biến phức tạp. Nếu không sẽ gây ra các hậu quả khó lường đối với sức khỏe.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm amidan mãn tính

Viêm amidan có rất nhiều nguyên nhân và triệu chứng điển hình khác nhau để người bệnh có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân

Người mắc viêm amidan mãn tính chủ yếu là do các tác động khiến amidan đang có tình trạng viêm nhiễm khó hồi phục chức năng. Các nguyên nhân gây ra bệnh mạn tính là:

Vệ sinh không đúng cách: Việc vệ sinh răng lợi không thường xuyên và đúng cách là con đường khiến cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập ồ ạt vào cơ thể người. Do đó, hàng rào bảo vệ đường hô hấp là amidan có nguy cơ bị tấn công và bị viêm.

Tiền sử mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp: Theo thống kê, người mắc viêm amidan mạn tính thường có khởi phát từ việc mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho và sốt kéo dài,….

Người có tiền sử viêm họng có nguy cơ cao mắc viêm amidan mãn tính
Người có tiền sử viêm họng có nguy cơ cao mắc viêm amidan mãn tính

Cấu tạo của amidan: Amidan là bộ phận trong vòm họng của con người, có cấu trúc nhiều ngóc ngách. Đây là một đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập, tấn công và trú ngụ.

Do cách điều trị và thói quen sử dụng thuốc của bệnh nhân

  • Khi bị mắc viêm amidan mức độ nhẹ, hoặc người bệnh bị cảm, nhiễm lạnh,…. nếu bệnh nhân chủ quan không đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh. Do chẩn đoán và điều trị không kịp thời khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Hậu quả là bệnh tiến triển thành dạng viêm mạn tính.
  • Một nguyên nhân dẫn đến viêm amidan mạn tính là thói quen sử dụng thuốc bừa bãi của người bệnh. Bệnh nhân thường ít khi tuân theo lộ trình điều trị bằng thuốc. Ví dụ khi triệu chứng của bệnh thuyên giảm thì có xu hướng chủ quan và lười dùng thuốc. Đây là một thói quen xấu cho cơ thể cũng như tình hình miễn dịch của cơ thể.

Tác động của yếu tố ngoại cảnh

Các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường bởi khói, bụi, yếu tố thời tiết, gió lạnh,…. là những nhân tố có ảnh hưởng tới sức khỏe con người và hệ hô hấp nói riêng, trong đó có amidan. Các điều kiện bất lợi gây ra hậu quả suy giảm đề kháng của cơ thể. Và từ đó giúp vi khuẩn dễ dàng gây bệnh viêm amidan mãn tính hơn.

Triệu chứng

Một số triệu chứng đặc trưng của người mắc viêm amidan mãn tính là:

  • Bệnh viêm amidan mãn tính thường tái phát nhiều lần trong năm. Mỗi đợt mắc bệnh thường kéo dài hơn bình thường. Triệu chứng có thể xuất hiện từ vài tuần đến hơn tháng, ngay cả khi sử dụng thuốc điều trị.
  • Hai bên của amidan sưng phồng lên, có thể chạm vào nhau.
  • Bệnh nhân khó ngủ hoặc có hiện tượng ngáy to khi ngủ để có thể dễ thở hơn.
  • Đau rát họng, ho kéo dài.
  • Có nhiều mủ trắng ở vòm họng. Mủ có thể văng ra bên ngoài khi người bệnh ho hoặc nói chuyện.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, sốt cao kéo dài.
  • Khô họng, khó nuốt, khó nói chuyện.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Phương pháp chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Viêm amidan mãn tính cần được chẩn đoán và can thiệp kịp thời để tránh gây hậu quả và các biến chứng phức tạp. Dưới đây là các biện pháp thường được dùng để kiểm tra bệnh và điều trị bệnh.

Chẩn đoán bệnh viêm amidan mạn tính

Hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau được sử dụng để chẩn đoán viêm amidan mạn tính. Đôi khi, cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đưa ra kết luận chính xác nhất.

Lâm sàng:

  • Sau khi bệnh nhân đăng ký ở cơ sở khám chữa bệnh, người bệnh được bác sĩ hỏi thăm về tình hình bệnh và tiền sử mắc các bệnh lý về hô hấp.
  • Đồng thời, căn cứ vào các triệu chứng đặc trưng có thể thấy rõ hoặc từ cảm giác của bệnh nhân mà bác sĩ có thể đưa ra kết luận về bệnh.

Xét nghiệm máu:

  • Mục đích của việc lấy máu xét nghiệm là để kiểm tra xem bệnh đã có tiến triển ảnh hưởng tới toàn cơ thể hay chưa. Ngoài ra cũng nhằm mục đích tìm ra con đường lây truyền của bệnh.
  • Nhân viên y tế tiến hành lấy một lượng máu nhỏ của bệnh nhân và làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về chẩn đoán bệnh.
Lấy máu là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác
Lấy máu là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh chính xác

Lấy mẫu dịch hầu họng:

Đây là biện pháp đơn giản để xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Đồng thời chúng giúp quá trình điều trị thuận tiện và hiệu quả hơn. Phương pháp này nuôi cấy vi khuẩn ở mẫu bệnh phẩm của người bệnh. Từ đó xác định được vi khuẩn nào đang phát triển mạnh ở hầu họng của người bệnh. Nhờ vậy, có thể kê các thuốc có tác dụng đặc hiệu với nguyên nhân gây bệnh.

Nội soi tai- mũi họng:

Đây là phương pháp thường được sử dụng trong chẩn đoán viêm amidan. Các bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi gắn thiết bị ghi hình, đưa vào khu vực tai – mũi – họng của người bệnh. Nhờ đó, các bác sĩ có thể quan sát được tình trạng viêm nhiễm tại đây. Thậm chí còn thấy được ổ viêm có lan sang các khu vực xung quanh hay không.

Tây y chữa viêm amidan mãn tính

Sử dụng phương pháp chữa bệnh hiện đại trước nay đều được ưu tiên hơn. Đó là bởi vì tính thuận tiện và hiệu quả tác dụng nhanh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm amidan mãn tính có thể gây ảnh hưởng xấu. Ví dụ trên đường tiêu hóa của người bệnh thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, làm giảm miễn dịch tự nhiên của cơ thể….

Một số thuốc được sử dụng để điều trị viêm amidan mãn tính là:

  • Thuốc kháng sinh: Chỉ cần sử dụng các kháng sinh đời đầu. Các kháng sinh thường dùng như penicillin, kháng sinh nhóm beta lactam, cephalosporin, amoxicillin….
  • Thuốc chống viêm thông thường như amoxyl.
  • Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Vitamin C, vitamin D, các vitamin nhóm B, sắt, kẽm,….
Điều trị bằng thuốc Tây y có tác dụng nhanh và hiệu quả
Điều trị bằng thuốc Tây y có tác dụng nhanh và hiệu quả

Ngoài sử dụng thuốc để điều trị thì có thể phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn amidan. Đó là trong trường hợp bệnh diễn biến quá nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nhiều tới các cơ quan khác và toàn cơ thể.

Tuy nhiên,  chỉ nên cắt bỏ amidan khi biện pháp sử dụng thuốc điều trị không có hiệu quả tác dụng. Bởi vì, khi bệnh nhân tiến hành cắt bỏ amidan hoàn toàn, có nghĩa là tháo bỏ đi hàng rào bảo vệ cơ thể. Amidan bị cắt thì cơ thể sẽ mất đi tổ chức bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể dễ bị bệnh hơn.

Nhưng với bệnh viêm amidan mãn tính, lặp lại nhiều lần và đã gây hậu quả tác động xấu tới các cơ quan khác và cơ thể người bệnh thì bác sĩ thường chỉ định cắt bỏ để tránh hậu quả nguy hiểm hơn.

Đọc thêm:

Đông y điều trị viêm amidan mạn tính

Sử dụng thuốc Đông y có ưu điểm là ít gây kích ứng cho người sử dụng. Bởi vì thuốc là các thành phần thảo dược tự nhiên. Khi chữa bệnh mạn tính thì vừa tiết kiệm được chi phí, vừa điều dưỡng cơ thể tốt hơn.

Tuy nhiên, đây là phương pháp cần nhiều thời gian và công sức. Vì vậy phương pháp này không phù hợp với người bận rộn, muốn có hiệu quả tác dụng nhanh chóng.

Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng thường được dùng để điều trị viêm amidan mãn tính là:

Bài thuốc chữa viêm amidan mãn tính thể âm hư

Thành phần: Đan bì (8 – 10g), xạ can (6 – 8g), ngưu tất bắc (10 – 12g), sinh địa (16g), bạch linh (8 – 10g), tri mẫu (8 – 10g), tang bì (10 – 12g), hoài sơn (10 – 12g), trạch tả (10g), sơn thù (8g), huyền sâm (10 – 12g).

Cách thực hiện:

  • Các vị thảo dược khô được rửa bằng nước sạch và cho vào ấm sắc thuốc.
  • Bổ sung vào ấm khoảng 1 lít nước.
  • Đun ở nhiệt vừa đến khi lượng nước chỉ còn khoảng một phần 3 thì gạn lấy nước chia làm 2 lần, để uống.

Bài thuốc chữa viêm amidan mạn tính thể khí hư

Thành phần: Quy đầu (10g), bạch truật (10 – 12g), hạnh nhân (10 – 12g), hoàng kỳ (20 – 24g), hoàng cầm (10 – 12g), trần bì (10 – 12g), long nhãn (12g), cam thảo (6g), nhân sâm (12g), thăng ma (10g), sài hồ bắc (12g).

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc được rửa nước cho sạch bụi bẩn, để ráo nước, sau đó cho vào trong ấm sắc thuốc chung dùng.
  • Thêm vào ấm khoảng 1 lít nước.
  • Đun sôi thuốc trong khoảng 30 đến 40 phút.
  • Gạn lấy nước sắc, chia đều làm 2 hoặc 3 lần để uống trong ngày.
Nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng tốt trong những trường hợp khác nhau
Nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng tốt trong những trường hợp khác nhau

Bài thuốc trị viêm amidan mãn tính do ứ huyết

Thành phần: Quế chi (4 – 6g), xạ can (10g), xuyên khung (14 – 16g), cam thảo (6 – 8g), cát cảnh (4 – 6g), quy đầu (10g), đan sâm (16 – 20g), xích thược (10g), đào nhân (10 – 12g).

Cách thực hiện:

  • Các vị dược liệu được ngâm và rửa sạch với nước.
  • Cho vào bình sắc thuốc, thêm vào khoảng 1 lít nước sạch.
  • Đun nhiệt nhỏ đến khi nước trong ấm chỉ còn khoảng 200 -300ml thì dừng.
  • Lấy nước sắc chia thành 2 lần uống trong ngày vào sáng tối và sau bữa ăn khoảng 30 đến 40 phút.

Bài thuốc bổ phế chỉ khái và tiêu viêm hiệu quả

Thành phần: Hoàng bá (10g), hoàng kỳ (8g), nhân sâm (6g), bạc hà (8g), cúc hoa vàng (6g), cam thảo (6g), đương quy (10g), trần bì (8g).

Cách thực hiện:

  • Dược liệu khô được rửa sạch để loại bỏ hết các bụi bẩn có thể còn trong thuốc.
  • Sau đó, cho vào bình sắc thuốc và bổ sung nước vừa đủ gấp 3 lần dược liệu.
  • Sắc thuốc trong 60 phút.
  • Bỏ bã thuốc và gạn lấy nước sắc để uống.
  • Sử dụng trong ngày, chia nước sắc làm 2 hoặc 3 bữa, uống sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút.

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Các mẹo dân gian được đề cập dưới đây đều đã được kiểm chứng và có hiệu quả tác dụng theo y học cổ truyền. Đây là phương pháp chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm kinh tế.

Tuy vậy, dùng mẹo chữa bệnh thường chỉ có thể trị được triệu chứng mà không trị được nguyên nhân. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng mẹo cùng với các phương pháp chữa bệnh khác để hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng gây khó chịu.

Dùng mật ong nguyên chất

Mật ong rừng nguyên chất được ví là một loại “thuốc” chữa bệnh tuyệt vời đến từ thiên nhiên. Bởi vì trong mật ong chứa rất nhiều thành phần vừa hỗ trợ sức khỏe của con người vừa tác động làm giảm các triệu chứng nhanh chóng của bệnh.

Trà mật ong chữa viêm amidan mãn tính rất tốt
Trà mật ong chữa viêm amidan mãn tính rất tốt

Cách sử dụng:

  • Dùng trực tiếp: Khi bị viêm amidan mãn tính, người bệnh có thể lấy một vài thìa mật ong rừng để ngậm, giữ ở cổ họng khoảng vài phút. Sau đó mới nuốt xuống. Áp dụng cách này thường xuyên để làm dịu cảm giác đau rát, khó chịu do viêm amidan.
  • Dùng kết hợp: Có thể pha các loại trà (trà xanh, trà nhài, trà sen,….) rồi sau đó cho một vài thìa mật ong vào và uống trà ấm. Mật ong và trà kết hợp có hiệu quả tốt cho người bị các bệnh liên quan đường hô hấp.

Dùng lá rau diếp cá

Lá rau diếp cá là một loại rau thơm khá phổ biến ở nước ta. Lá diếp cá được biết và sử dụng nhiều để làm mát cơ thể. Chính vì có tác dụng làm mát nên người bị viêm amidan mãn tính sử dụng lá diếp cá để giảm phản ứng viêm rất hiệu quả.

Cách sử dụng:

  • Chọn lá rau diếp cá vừa tới, không bị dập nát, không quá già và không quá non.
  • Ngâm rau diếp cá với nước muối pha loãng trong khoảng 20 phút.
  • Sau đó có thể ăn sống hoặc giã, lọc lấy nước cốt để uống.
  • Sử dụng thường xuyên giúp giải độc, tiêu viêm, làm mát rất hiệu quả.

Lời khuyên để người bệnh không bị viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính nếu không kiểm soát kịp thời thì sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh. Do đó, mỗi người cần tự chú ý một số vấn đề dưới đây để giảm nguy cơ bệnh tiến triển thành dạng mạn tính:

Giữ gìn vệ sinh răng miệng:

  • Nên đánh răng đúng cách tối thiểu 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
  • Chú ý súc miệng bằng nước dùng chuyên dụng để đảm bảo loại vi khuẩn tối đa.
Đánh răng hằng ngày là biện pháp đảm bảo răng miệng sạch sẽ
Đánh răng hằng ngày là biện pháp đảm bảo răng miệng sạch sẽ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng ăn uống lành mạnh và cân bằng:

  • Bổ sung thực phẩm tốt cho việc giảm phản ứng viêm như trứng, đậu, cá,…
  • Người bệnh nên sử dụng ít các loại thịt đỏ, hải sản,…
  • Tăng cường các loại rau xanh như súp lơ, các loại ớt chuông, rau cải, cải bắp, …

Tập thể dục thể thao:

  • Vận động cơ thể giúp người bệnh có sức đề kháng tốt hơn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Rèn luyện thường xuyên làm người bệnh có cảm giác thoải mái, tâm trạng vui vẻ, tinh thần tốt hơn. Hạn chế được các chứng chán ăn, biếng ăn do việc đau rát cổ họng đem lại.

Viêm amidan mãn tính là bệnh lý diễn biến khá phức tạp và gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Chính vì vậy mà người bệnh cần chú ý tìm hiểu các thông tin để bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân và hạn chế tối đa những biến chứng phức tạp mà bệnh mang lại.

Tìm hiểu thêm:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (10 bình chọn)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *