Viêm amidan cấp có nguy hiểm không? Cách điều trị phổ biến

Viêm amidan cấp là bệnh lý thường gặp ở nhiều người hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, do môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt hoặc do biến chứng từ những bệnh lý đường hô hấp khác. Ngay khi phát hiện ra bệnh, cần sớm được điều trị để tránh những hậu quả nguy hiểm về sau.

Viêm amidan cấp là gì? Có nguy hiểm không? Có chữa khỏi không

Viêm amidan cấp là bệnh lý thuộc về đường hô hấp tại vị trí amidan. Amidan là một tổ chức gồm những tế bào lympho ở ngay đằng sau hầu họng. Khi bị bệnh các tế bào này bị xung huyết, sưng và phồng to, chèn vào cổ họng gây đau rát, khó nuốt cho người bệnh.

Bệnh viêm amidan cấp tính gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt người bệnh thường rất khó chịu khi nói và nuốt thức ăn.

Bệnh lý viêm amidan cấp tính có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào
Bệnh lý viêm amidan cấp tính có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào

Viêm amidan cấp tính nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh. Đồng thời nếu có biện pháp điều trị thích hợp thì chức năng của amidan không bị ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và hợp lý thì bệnh tình rất dễ tiến triển phức tạp và gây ra nhiều biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: Viêm họng mạn tính, viêm tấy thành họng, viêm sưng amidan mãn tính, sỏi amidan,… Đây là do các vi khuẩn gây viêm amidan sinh sản nhiều, rồi di chuyển sang các khu vực lân cận. Vì vậy, khi gặp các biến chứng này, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc nói, nuốt. Đó là vì vùng hầu họng bị viêm sưng, đau rát.
  • Biến chứng toàn thân: Viêm hạch cổ, viêm tai, viêm khí phế quản, viêm cầu thận, viêm khớp, nhiễm khuẩn máu,…. Thông thường biến chứng này xảy ra khi các vi khuẩn theo máu, di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể. Nghiêm trọng nhất là tình trạng nhiễm khuẩn huyết xảy ra, có thể gây tử vong rất cao.

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh viêm amidan cấp tính

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm amidan cấp tính thường rất dễ nhận biết. Người bệnh chỉ cần chú ý đến một số biểu hiện bất thường của cơ thể là có thể phán đoán, sau đó đến cơ sở y tế chuyên môn để khám chi tiết.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm amidan cấp tính khác nhau, trong đó bao gồm yếu tố tác động từ bên ngoài và các ảnh hưởng nội tại.

  • Do bản thân cấu trúc của amidan: Đây là bộ phận có nhiều góc trong cổ họng nên vi khuẩn dễ trú ngụ, tấn công và gây viêm.
Amidan có nhiều ngóc ngách, do đó đây là nơi vi khuẩn rất dễ trú ngụ
Amidan có nhiều ngóc ngách, do đó đây là nơi vi khuẩn rất dễ trú ngụ
  • Người bệnh đã mắc sẵn các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, rát cổ, ho, cúm,….
  • Vấn đề vệ sinh cá nhân không được đảm bảo, đặc biệt là vệ sinh răng miệng, đường hô hấp.
  • Yếu tố môi trường: Khói bụi, hóa chất, hơi độc,.. Đây đều là các yếu tố có tác động tiêu cực tới sức khỏe hệ hô hấp của con người. Đôi khi thay đổi thời tiết vào thời điểm giao mùa cũng có thể là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh viêm amidan cấp.
  • Do nhiễm các virus và vi khuẩn gây bệnh: Virus Adeno, virus parainfluenzae, tụ cầu, liên cầu khuẩn nhóm A,… Khi các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người có sức đề kháng yếu hơn người bình thường thì khả năng chống chọi lại vi khuẩn xâm nhập thấp hơn. Vì vậy, nguy cơ mắc bệnh ở những đối tượng này cao hơn nhiều so với những người khác.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: Thường xuyên ăn các thực phẩm dễ gây kích thích, đồ ăn cay nóng, ăn thiếu rau xanh,… thì hay gặp viêm amidan cấp. Khẩu phần ăn trên rất thiếu dưỡng chất. Điều đó làm sức đề kháng của cơ thể suy giảm và càng dễ mắc bệnh.

Triệu chứng

Viêm amidan cấp tính có các triệu chứng khởi phát ban đầu rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm amidan cấp tính như sau:

  • Sốt cao: Người bệnh thường sốt trên 38 độ C. Các cơn sốt thường khởi phát đột ngột. Đây chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể có một ổ nhiễm trùng lớn, mà ở đây là amidan bị nhiễm khuẩn.
  • Đau rát vùng hầu họng: Người bệnh thường thấy khó chịu, đau rát đặc biệt khi nuốt nước bọt. Sờ vào vùng cổ thấy amidan sưng tấy rõ rệt.
  • Ho: Người bệnh có biểu hiện ho khan hoặc ho có đờm, tùy từng trường hợp, nhưng thường ho liên tục. Vào sáng sớm và đêm thì tình trạng ho tăng nhiều. Đó là do amidan bị viêm làm tiết nhiều dịch trong cơ thể. Lượng dịch này tràn vào khu vực khí quản của người bệnh, gây nên phản xạ ho.
Người bệnh có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, ho nhiều, đau rát cổ họng, sưng amidan...
Người bệnh có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, ho nhiều, đau rát cổ họng, sưng amidan…
  • Trường hợp viêm do virus: Khu vực họng và đặc biệt là amidan bị sưng đỏ. Khi nội soi, quan sát thấy có dịch trắng bao bọc phía ngoài amidan. Đôi khi có hiện tượng viêm kết mạc ngoài amidan. Người bệnh bị đau nhức toàn thân và luôn trong tình trạng mệt mỏi.
  • Trường hợp viêm do vi khuẩn: Phía ngoài amidan thường có màu hồng với các đốm mủ trắng nhỏ li ti kết thành màng. Nhiều trường hợp còn xuất hiện tình trạng nổi hạch bạch huyết ở hàm dưới. Trong trường hợp này, người bệnh thường bị sốt cao.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số biểu hiện khác như: Đau đầu, mệt mỏi, hay rét run đột ngột, tiểu tiện bị rối loạn, ăn uống kém, không có cảm giác thèm ăn.
  • Ở trẻ em: Còn xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, nói nghe khàn tiếng, hơi thở nặng nề, khò khè.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Bệnh viêm amidan cấp có nhiều triệu chứng giống như bệnh cảm cúm. Do vậy, để có thể kết luận chính xác, cần tiến hành các biện pháp chẩn đoán khác nhau. Và dựa trên những kết quả kiểm tra để đưa ra phương án điều điều trị tốt nhất.

Phương pháp chẩn đoán

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán viêm amidan cấp nói riêng và các bệnh viêm đường hô hấp nói chung. Sau đây là một số cách thường được các bác sĩ áp dụng:

Khám lâm sàng

Ban đầu, các bác sĩ sẽ thu thập các thông tin từ người bệnh, triệu chứng gặp phải, tiền sử bệnh, các thông tin liên quan đến môi trường sống và làm việc của người bệnh.

Song song đó, họ sẽ tiến hành quan sát tình trạng bên ngoài của người bệnh, như: Có xuất hiện sưng viêm không, giọng có khàn, có ho không,… Từ đó, đưa ra kết luận ban đầu người bệnh có khả năng mắc amidan cấp không.

Tiến hành một số xét nghiệm

Sau khi xác định người bệnh có thể đang mắc amidan cấp, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Người bệnh được lấy máu để xét nghiệm máu toàn phần. Thông qua đó, có thể xác định được mức độ viêm nhiễm trong cơ thể, giúp phát hiện sớm các biến chứng của bệnh. Thông thường, người bệnh mắc amidan cấp thường có chỉ số bạch cầu tăng cao.
  • Xét nghiệm dịch hầu họng: Khi nghi ngờ viêm nhiễm đường hô hấp, xét nghiệm dịch hầu họng thường được chỉ định. Thông qua việc nuôi cấy vi khuẩn trong dịch này, các bác sĩ sẽ xác định được chính xác loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Từ các kết quả xét nghiệm kết hợp cùng các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra từng phác đồ điều trị phù với từng người bệnh khác nhau.
  • Nội soi họng: Đây là phương pháp thường được tiến hành tại khoa hô hấp. Một thiết bị nội soi sẽ được đưa vào họng để quan sát các vị trí sưng viêm amidan. Tất cả hình ảnh sẽ được chiếu trên màn hình máy tính để bác sĩ quan sát và đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Nhiều trường hợp còn có thể phát hiện sớm được diễn biến bệnh nặng của người bệnh.
Người bệnh được làm xét nghiệm lấy dịch hầu họng
Người bệnh được làm xét nghiệm lấy dịch hầu họng

Thông tin bổ ích:

Mẹo dân gian điều trị viêm amidan cấp

Các mẹo dân gian thường được nhiều người sử dụng, bởi hiệu quả của nó đã được chứng minh từ lâu. Ưu điểm của các mẹo này là sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm trong đời sống hằng ngày. Vì vậy, người nào cũng có thể thực hiện được.

Sau đây bài viết xin giới thiệu với bạn đọc một vài mẹo điều trị viêm amidan cấp tốt thường được sử dụng:

Mẹo sử dụng chanh mật ong

Chanh là loại quả có tính acid, tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các vi khuẩn có hại, cũng như có tính sát trùng cao. Chanh lại kết hợp với mật ong có tính chống viêm, nhờ đó tạo thành mẹo chữa viêm amidan cấp tại nhà an toàn, hiệu quả tốt.

Quất mật ong là một trong các mẹo dân gian thường dùng để chữa viêm amidan cấp
Quất mật ong là một trong các mẹo dân gian thường dùng để chữa viêm amidan cấp

Nguyên liệu: Chanh 3 quả, mật ong

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch vỏ ngoài rồi vắt để lấy nước cốt chanh.
  • Với mỗi nửa thìa cà phê nước cốt chanh thì thêm 2 thìa mật ong. Trộn đều hỗn hợp với nước ấm.
  • Mỗi ngày nên uống 3 lần, uống từ 2 đến 3 ngày liên tiếp thì bệnh tình của người bệnh cũng tốt lên.
  • Đây là một mẹo tốt và phù hợp cho mọi lứa tuổi và giới tính.

Mẹo sử dụng quất để chữa viêm amidan

Quất là loại quả quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Trong thành phần của loại quả này có chứa hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng kháng khuẩn tốt. Do đó, người bệnh bị viêm nhiễm amidan do vi khuẩn nên sử dụng quất để chữa bệnh.

Nguyên liệu: Quất (5 quả), mật ong (khoảng 3 thìa)

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch quất, rồi đập dập.
  • Cho quất đã đập nát vào trong bát nhỏ, thêm mật ong vào trộn đều.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp quất mật ong trong khoảng 10 đến 15 phút (hoặc đến khi thấy quất đã chín).
  • Với trẻ nhỏ thì nên bỏ vỏ trước khi ăn. Còn người lớn thì nên ăn cả quả.
  • Tiến hành hấp và uống mỗi ngày 2 lần. Sau khoảng gần 1 tuần sử dụng quất mật ong thì bệnh sẽ thuyên giảm.

Thông thường trị viêm amidan cấp bằng mẹo dân gian chỉ phù hợp khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Nếu sử dụng các mẹo này mà không có tiến triển gì, cần chú ý vì có thể bệnh tình của bạn đang ở giai đoạn tiến triển. Khi này cần đi đến gặp bác sĩ để có các biện pháp xử lý thích hợp.

Hình thức điều trị bằng Đông y

Theo y học cổ truyền, bệnh viêm amidan cấp thuộc chứng bệnh phong nhiệt nhũ nga. Người bệnh bị trúng phong nhiệt ngoại tà, khiến cho khô hầu hạch, xuất hiện phong nhiệt (sốt rất cao và khởi phát đột ngột). Chính vì vậy, các bài thuốc Đông y tập trung vào chủ thanh nhiệt, giải độc và tiêu thũng.

Sau đây là một số bài thuốc chữa amidan cấp theo Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt:

Bài thuốc số 1

Đây là bài thuốc đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm amidan cấp thể tà nhiệt. Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau dữ dội ở họng, nổi hạch ở hàm và ở gốc tai, khi ho thấy khàn tiếng. Bài thuốc này giúp giảm các cơn đau, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và điều trị được tà nhiệt trong cơ thể người bệnh.

Thành phần: Các vị thuốc cần có thổ ngưu tất, kim ngân hoa mỗi loại 25g; Sơn đậu căn, xích thược, hoàng cầm, huyền sâm mỗi loại tá dược từ 10 – 15g; Hoàng liên, xạ can 10g.

Cách sử dụng:

  • Cho các dược liệu kể trên vào trong nồi sắc thuốc sạch.
  • Thêm vào nồi khoảng 6 bát nước rồi đun nhỏ lửa.
  • Đến khi nước cạn còn khoảng 2 bát nước thì dừng đun.
  • Uống nước sắc trong ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối.
Đông y có nhiều dược liệu có tác dụng tốt trong điều trị viêm amidan cấp
Đông y có nhiều dược liệu có tác dụng tốt trong điều trị viêm amidan cấp

Bài thuốc số 2

Bài thuốc số 2 điều trị viêm amidan cấp rất tốt cho người đau nhức họng kèm sưng đỏ, ngạt mũi và sợ lạnh. Những người này bị nhiễm phong nhiệt, do đó gây ra viêm amidan. Do vậy, bài thuốc sử dụng nhiệt dược liệu có tính ấm để khắc chế và tuyên tán phong nhiệt.

Thành phần:

  • Bạc hà, triết bối mẫu, tang bạch bì, kinh giới mỗi loại 8 – 10g; Liên kiều, xích thược, sơn đậu căn, thiên hoa phấn tá dược 10g; Ngưu bàng tử, cát cánh, bạch cương khoảng 12g là đủ
  • Ngoài ra có thể thêm các vị như ngân hoa, huyền sâm: Mỗi dược liệu khoảng 15g cô một thang thuốc.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, bạn đọc cần nắm chắc thành phần
  • Mỗi ngày đun 1 thang thuốc để lấy nước sắc uống.
  • Nước thu được cần chia thành 3 – 4 phần để uống dần trong ngày.

Thông thường, các bài thuốc Đông y muốn phát huy được hiệu quả tốt nhất thì cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Do đó, người bệnh nên sử dụng liên tục trong ít nhất 1 tháng.

Biện pháp Tây y điều trị amidan cấp

Khi bệnh viêm amidan cấp điều trị bằng các mẹo dân gian hoặc các bài thuốc đông y không có tác dụng, bạn nên chuyển sang điều trị bằng các biện pháp Tây y. Sử dụng Tây y để điều trị bệnh giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Thông thường, chúng giúp người bệnh nhanh có lại cuộc sống bình thường chỉ sau từ 5 đến 7 ngày.

Các loại thuốc phổ biến phải kể đến như:

  • Thuốc hạ sốt: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin…. Đây là các thuốc có tác dụng hạ sốt rất tốt, thích hợp sử dụng cho trường hợp sốt cao trên 38 độ C ở các bệnh nhân viêm amidan cấp. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng cho các trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  • Thuốc giảm ho: Pholcodin, Dextromethorphan, Alimemazin,… Khi người bệnh mắc amidan cấp thường có biểu hiện ho liên tục. Điều này không chỉ gây khó chịu cho họ, mà còn có nguy cơ lan truyền virus ra không khí. Vì vậy, sử dụng thuốc giảm ho là cần thiết.
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, Bisolvon, Ambroxol,… Sử dụng trong trường hợp người bệnh ho có đờm, đục tiếng. Người bị hen suyễn cần tránh sử dụng do có thể tăng nguy cơ co thắt phế quản.
  • Các dung dịch súc miệng và xông họng: Cineline, nước muối sinh lý 0.9%,… Giữ vệ sinh khoang miệng và vòm họng cũng giúp nhanh chóng điều trị viêm amidan cấp.
Súc miệng hằng ngày với các dung dịch sát khuẩn là một cách để bảo vệ răng miệng
Súc miệng hằng ngày với các dung dịch sát khuẩn là một cách để bảo vệ răng miệng

Trong trường hợp xác định được nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh và kháng viêm cho người bệnh. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng kháng thuốc, cần sử dụng theo đúng phác đồ mà bộ y tế đã quy định. Một số kháng sinh và thuốc kháng viêm mà các bác sĩ hay kê cho người bệnh gồm có:

  • Kháng sinh nhóm beta-lactam: Đây là nhóm kháng sinh khá lành tính. Vì vậy, có thể sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Các loại thuốc điểm hình cho nhóm này là Amoxicillin, Lba-mentin và Acid clavulanic,…
  • Kháng sinh nhóm macrolid: Đối với các thuốc nhóm này chỉ nên dùng trước khi ăn 20 phút để đạt hiệu quả tốt nhất. Do thời gian tác dụng của thuốc dài, nên mỗi ngày chỉ cần dùng 2 lần trước khi ăn sáng và ăn tối. Clarithromycin và Erythromycin là hai loại thuốc điển hình.
  • Thuốc kháng viêm: Đây là các thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn và làm các ổ viêm biến mất. Thông thường điều trị viêm amidan cấp hay sử dụng các thuốc như: Prednisolon, Alphachymotrypsin

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm amidan cấp tính

Người bệnh không nên chủ quan chỉ chú trọng vào sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Tốt nhất, nên xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh cùng chế độ ăn giàu dinh dưỡng để có được sức khỏe tốt chống lại mọi bệnh tật. Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu giúp phòng tránh căn bệnh viêm amidan cấp này:

  • Nên xây dựng khẩu phần ăn hằng ngày nhiều rau xanh như bắp cải, cải xoong, súp lơ xanh,… Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin tốt cho sức đề kháng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Cần bổ sung nhiều thực phẩm có hàm lượng kẽm cao như: đậu xanh, đậu lăng, thịt bò, trứng,… Đây là các thực phẩm cần thiết khi cơ thể gặp tình trạng viêm nhiễm trầm trọng.
  • Cần hạn chế sử dụng các đồ ăn gây kích ứng như ớt, đồ ăn cay nóng. Các thực phẩm này sẽ làm tổn thương khu vực thực quản, hầu họng nếu duy trì chế độ ăn trong thời gian dài.
  • Vệ sinh khoang miệng sạch: Một vòm họng sạch sẽ làm hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, bạn cần súc miệng và đánh răng thường xuyên. Sau khi ăn nên sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các thức ăn dư thừa trong răng.
  • Giữ ấm cơ thể: Viêm amidan có thể do nhiễm lạnh. Vì vậy cần chú ý tránh gió xâm nhập vào cơ thể. Bạn nên che kín cổ khi đi ra đường, bằng cách đeo khăn hoặc mặc áo cao cổ.
  • Tập thể dục, thể thao nâng cao sức khỏe. Khi sức đề kháng của cơ thể tốt thì mới có thể miễn dịch với các bệnh tật.

Bài viết trên đây đã giới thiệu một số thông tin quan trọng đối với bệnh viêm amidan cấp. Hy vọng qua đó, bạn đọc sẽ có thêm kiến thức để phòng ngừa và điều trị căn bệnh này một cách hợp lý nhất.

Không bỏ lỡ:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (9 bình chọn)

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG VIÊM AMIDAN NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *