Người bị đau vai gáy uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đau vai gáy là chứng bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi, vận động quá sức hoặc lười vận động. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp kiểm soát cơn đau cũng như điều trị viêm đỏ, bỏng rát và tê bì vùng vai gáy. Vậy người bị đau vai gáy uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Đau vai gáy uống thuốc gì?

Đau mỏi vai gáy là một tình trạng rất thường gặp. Đây là một hội chứng cơ xương khớp có các triệu chứng điển hình là các cơn đau xuất hiện ở cổ, vai và gáy. Các cơn đau này có thể có xu hướng lan tỏa xuống phần bắp tay, lưng trên.

Trong một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp phải tình trạng chèn ép dây thần kinh như bị điện giật, tê bì tay và co cứng cơ.

Để điều trị tình trạng này, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ đánh giá mức độ, tình trạng cơn đau và thể trạng của bệnh nhân để chỉ định các loại thuốc phù hợp. Vậy người bị đau vai gáy uống thuốc gì tốt? Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thuốc giảm đau thông thường Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến. Loại thuốc này được dùng để điều trị đau vai gáy với các cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Bên cạnh đó, nếu người bệnh bị đau mỏi vai đi kèm với tình trạng sốt cũng có thể sử dụng Paracetamol để hạ sốt.

Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến trong điều trị đau vai gáy
Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến trong điều trị đau vai gáy

Paracetamol là thuốc trị đau vai gáy tại nhà hiệu quả và không cần kê đơn của bác sĩ. Do đó, nếu người bệnh bị đau ở mức độ nhẹ có thể sử dụng loại thuốc này kết hợp với việc nghỉ ngơi và điều chỉnh tư thế phù hợp. Khi sử dụng thuốc cần lưu ý:

  • Không sử dụng cho người quá mẫn cảm với thuốc và bệnh nhân bị thiếu máu.
  • Không sử dụng nếu bệnh nhân bị suy gan, thận hoặc mắc bệnh về tim.
  • Khi sử dụng thuốc cần tránh tuyệt đối rượu bia và không dùng thuốc với các loại thuốc có khả năng gây hại cho gan.
  • Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian khoảng 7 đến 10 ngày.

Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Thuốc chống viêm không chứa steroid

Thông thường, triệu chứng đau mỏi vai gáy thường đi kèm với tình trạng sưng và nóng đỏ vùng cổ và vai gáy. Khi đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID). Đây cũng là loại thuốc được sử dụng khi điều trị đau bằng Paracetamol không hiệu quả.

Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Thuốc chống viêm không chứa steroid
Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Thuốc chống viêm không chứa steroid

Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này có thể gây ra viêm loét dạ dày cho người bệnh. Vì thế, khi sử dụng nhóm thuốc này cần hết sức lưu ý và không dùng thuốc cho các đối tượng sau:

  • Không sử dụng cho người bị loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
  • Cẩn trọng khi sử dụng cho người bị nổi mề đay hoặc viêm mũi dị ứng.
  • Không sử dụng thuốc nếu người bệnh bị hen phế quản, co thắt phế quản hoặc suy gan, thận nặng.
  • Những người đang sử dụng thuốc chống đông hoặc bị suy tim không nên sử dụng nhóm thuốc này.

NSAID còn có nhiều loại thuốc với mức độ chống viêm và giảm đau khác nhau. Do đó, để sử dụng thuốc một cách tốt nhất, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Trên thực tế, khi điều trị đau mỏi vai gáy, các bác sĩ thường chỉ định Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib hoặc Piroxicam.

Đau cổ vai gáy uống thuốc gì? Thuốc giãn cơ

Để trả lời cho câu hỏi đau vai gáy phải uống thuốc gì, nhóm thuốc giãn cơ là lựa chọn thích hợp. Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến các cơ giúp giãn cơ và giảm đau do thắt cơ rất tốt.

Nhóm thuốc này thường cho hiệu quả sau khoảng 90 phút sử dụng và kéo dài trong vòng 3 đến 6 giờ. Do đó, người bệnh cần phải dùng thuốc khoảng 3 lần mỗi ngày.

Nhóm thuốc này được chỉ định khi người bệnh bị đau mỏi vai gáy đi kèm tình trạng co thắt cơ quá mức. Bên cạnh đó, người bị đau vai do thoái hóa cột sống, hội chứng cổ – thắt lưng… cũng có thể sử dụng nhóm thuốc này.

Khi sử dụng thuốc giãn cơ, người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Không sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị nhược cơ.
  • Đối với người có tiền sử huyết áp thấp, tổn thương gan, thận… cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Các loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Eperisone và Tolperisone. Khi sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý đến các tác dụng phụ có thể gặp phải như đau lưng, đau bụng, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi và trầm cảm.

Eperisone là thuốc giãn cơ trị đau vai gáy
Eperisone là thuốc giãn cơ trị đau vai gáy

Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh

Một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị đau vai gáy là thuốc giảm đau thần kinh. Nhóm thuốc này được sử dụng khi người bệnh bị đau kèm theo các triệu chứng như tê bì cánh tay, nóng rát cổ… do chèn ép dây thần kinh.

Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất thuộc nhóm thuốc này là Pregabalin và Gabapentin. Các loại thuốc trên có tác dụng làm giảm cơn đau mãn tính do tình trạng chèn ép dây thần kinh gây ra.

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý đến tác dụng phụ của từng loại thuốc giảm đau thần kinh như sau:

  • Gabapentin: Có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, chóng mặt, mất điều hòa cơ thể…
  • Pregabalin: Người bệnh khi sử dụng nhóm thuốc này có thể gặp phải tình trạng buồn ngủ, nhìn mờ, sưng chân, chóng mặt hoặc tăng cân.

Các tác dụng phụ thường gặp này có thể thuyên giảm sau khi ngưng sử dụng thuốc. Không nên sử dụng thuốc cho người đang điều trị bệnh về thận.

THAM KHẢO:

Opioids – thuốc giảm đau gây nghiện

Đây là nhóm thuốc được chỉ định khi người bệnh bị đau mỏi ở mức độ nặng và việc sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường không đem lại hiệu quả. Thành phần chính của loại thuốc này đều là chiết xuất tự nhiên từ cây thuốc phiện, tác động trực tiếp lên dây thần kinh trung ương để giảm cảm giác đau ở người bệnh.

Hiện nay, rất ít trường hợp người bệnh phải sử dụng nhóm thuốc này. Tuy nhiên, loại thuốc có thể được sử dụng là Tramadol giúp giảm đau, giảm thiểu tác dụng phụ ở người bệnh. Các trường hợp sau đây tuyệt đối không được sử dụng Opioids:

  • Người bị dị ứng với thuốc hoặc mẫn cảm với thành phần thuốc.
  • Người bị suy hô hấp, hen suyễn hoặc tăng áp suất nội sọ.
  • Người bị ngộ độc rượu cấp, phụ nữ có thai hoặc đang sử dụng thuốc IMAO tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này.

Vitamin nhóm B – nhóm thuốc bổ sung

Trong điều trị đau vai gáy, người bệnh có thể bổ sung vitamin nhóm B trong điều trị bệnh. Vitamin nhóm B, đặc biệt là B1, B6, B9 và B12 có vai trò rất quan trọng trong việc tái tạo các tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Do đó, bổ sung vitamin nhóm này có thể phòng ngừa thoái hóa và rối loạn thần kinh.

Bên cạnh đó, vitamin nhóm B còn giúp sản xuất hồng cầu, tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Đây là nhóm thuốc được sử dụng bổ sung bên cạnh các loại thuốc có tác dụng giảm triệu chứng bệnh.

Người bệnh cần bổ sung vitamin nhóm B để hỗ trợ điều trị bệnh
Người bệnh cần bổ sung vitamin nhóm B để hỗ trợ điều trị bệnh

Nhóm thuốc giảm đau tại chỗ

Trong trường hợp người bệnh bị đau mỏi vai gáy ở mức độ nhẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ. Thông thường, các loại thuốc này được bào chế ở dạng bôi, dán hoặc xịt. Các loại thuốc giảm đau tại chỗ thường được sử dụng là:

  • Thuốc dán Salonpas: Với thành phần chính là Menthol 7% và Methyl salicylate 15%, Salonpas dễ dàng thẩm thấu qua da, khiến da tê nóng và giảm đau rất tốt. Thuốc dán Salonpas được sử dụng khi bị chấn thương nhẹ hoặc căng cơ, sai tư thế.
  • Dầu xoa bóp: Các loại dầu xoa bóp thường dùng cũng có thể có tác dụng giảm đau do mỏi vai gáy gây ra. Khi sử dụng dầu nên kết hợp với massage, xoa bóp để thư giãn cơ, tăng hiệu quả điều trị.
  • Capsaicin gel: Là loại thuốc giảm đau dưới dạng bôi được chiết xuất từ quả ớt giúp ức chế synap, làm gián đoạn dẫn truyền tín hiệu đau lên dây thần kinh. Thuốc được hấp thu và đem lại hiệu quả tại chỗ.
  • NSAID tại chỗ: Đây là thuốc giảm đau và chống viêm sử dụng tại chỗ để mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khoảng 2 lần mỗi ngày để phòng ngừa tác dụng toàn thân của thuốc.

Nhóm thuốc giảm đau tại chỗ giúp người bệnh cải thiện cơn đau dạng nhẹ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc trên vùng da có vết thương hở, da bị lở loét hoặc bị bệnh da liễu.

Lưu ý khi uống thuốc chữa đau vai gáy

Bên cạnh câu hỏi đau vai gáy kéo dài uống thuốc gì, lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này như thế nào cũng là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Để sử dụng thuốc một cách tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý:

  • Trước khi dùng thuốc nên đến bệnh viện thăm khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh và tiền sử dị ứng để có phương án dùng thuốc hiệu quả.
  • Cần sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng hướng dẫn sử dụng.
  • Trong thời gian dùng thuốc tuyệt đối không được uống rượu bia và không tự ý phối hợp nhiều loại thuốc điều trị với nhau.
  • Không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra tổn thương cho gan và thận gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc, người bệnh cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo với bác sĩ.
  • Để điều trị dứt điểm tình trạng đau mỏi vai gáy, ngoài việc điều trị triệu chứng bệnh, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để điều trị triệt để.
  • Cần thay đổi các tư thế vận động và nghỉ ngơi, thường xuyên tập thể dục và luyện tập cơ cổ vai gáy một cách hợp lý.

Trên đây là những loại thuốc trả lời cho câu hỏi đau vai gáy uống thuốc gì. Để được sử dụng thuốc một cách phù hợp nhất, người bệnh cần đến bệnh viện khi có triệu chứng bệnh. Tại đây các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả và triệt để nhất.

THÔNG TIN CÙNG CHỦ ĐỀ:

Theo: Y Tế Bắc Kạn

4.9/5 - (9 bình chọn)

Liệu trình Đông phương Liệu cốt Khang chữa bệnh không dùng thuốc tại Trung tâm Đông phương Y pháp đã giúp hàng ngàn người bệnh mãn tính lâu năm chữa khỏi thoát vị đĩa đệm, phục hồi vận động mà không cần dùng thuốc, không phải phẫu thuật, Tỷ lệ thành công lên đến 81,3%.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *