Phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền như thế nào?

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền (YHCT) mang lại hiệu quả cao, là biện pháp tối ưu thời gian cũng như chi phí điều trị. Ngoài ra, phương pháp này rất an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới bạn đọc những thông tin về phương pháp chữa bệnh đau vai gáy theo YHCT.

Quan điểm về bệnh đau vai gáy trong y học cổ truyền

Nắm được những thông tin về nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh theo y học cổ truyền sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh lý này.

Nguyên nhân gây bệnh

Đau vai gáy có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, đối tượng mắc phải bệnh lý này nhiều nhất là những người làm việc văn phòng hoặc những người đang ở độ tuổi trung niên.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị đau vai gáy phù hợp nhất
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị đau vai gáy phù hợp nhất

Theo Đông y, bệnh án đau vai gáy YHCT thường chỉ ra các nguyên nhân sau đây:

  • Yếu tố ngoại nhân: Vệ khí cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở phong hàn thấp xâm nhập. Điều này khiến cho kinh lạc bị tổn thương, làm cản trở quá trình lưu thông máy và gây nên tình trạng kinh lạc bị phù, tắc trệ và gây đau nhức.
  • Yếu tố nội nhân: Với những người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư khiến cho khí huyết trong cơ thể giảm, là tác nhân gây tổn thương thận. Khi cơ thể mắc phải bệnh lý này sẽ không chủ được cốt tủy, khả năng nuôi dưỡng cân cơ suy giảm và gây bệnh đau vai gáy.
  • Yếu tố bất nội ngoại nhân: Tư thế sinh hoạt hàng ngày không đúng như: ngủ gối cao đầu, ngồi sai tư thế đều là nguyên nhân gây tình trạng đau vai gáy kéo dài.

Triệu chứng đau vai gáy

Trong Đông y, những bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy thường có những triệu chứng nổi bật sau đây:

  • Đau cứng vai gáy, cơn đau có thể ở một bên hoặc cả hai bên cổ. Những cơn đau khiến mọi hoạt động cổ của người bệnh gặp khó khăn, những hoạt động từ vai cũng gặp hạn chế hơn.
  • Xuất hiện hiện tượng co cứng xương khớp vùng vai gáy.
  • Người mắc bệnh đau vai gáy có thể xuất hiện một số dấu hiệu như sợ lạnh, mạch phù, rêu lưỡi trắng…

Các triệu chứng có thể đến bất ngờ hoặc vào những buổi sáng khi thức dậy, khi người bệnh mang vác vật nặng, ảnh hưởng tới xương khớp vùng vai gáy.

Các bài thuốc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Trong cách điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền, sử dụng thuốc uống và thuốc đắp ngoài được người bệnh áp dụng nhiều nhất. Dưới đây là một số gợi ý về bài thuốc cho người bệnh:

Các bài thuốc uống

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh khác nhau sẽ có những bài thuốc phù hợp.

Thể phong hàn thấp

Phong hàn xâm nhập vào đường kinh mạch ở vai gáy và gây nên tình trạng đau nhức. Những triệu chứng thường diễn ra đột ngột do các đòn chũm, cơ thang bị cứng lại khi gặp lạnh.

Bài thuốc chữa thể phong hàn thấp
Bài thuốc chữa thể phong hàn thấp

Người bệnh khi gặp tình trạng này sẽ có cảm giác đau cứng vai gáy, khó vận động cổ. Một số bệnh nhân còn xuất hiện rêu trắng ở lưỡng, mặt phù và sợ lạnh.

Với bệnh lý này, người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị khu phong, tán hàn thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 6gr cam thảo, 8gr thương truật, 8gr can thương, 8gr quế chi, 12gr xuyên khung. 12gr ý dĩ, 12gr phục linh.
  • Cách thực hiện: Sơ chế toàn bộ dược liệu rồi sắc cùng khoảng 1l nước. Đun trong 20 phút cho tới khi chỉ còn khoảng 1/3 nước thì tắt bếp. Chia thuốc thành 3 lần uống và sử dụng trong ngày để đảm bảo dược tính của thuốc.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 8gr quế chi, 12gr tần giao, 12gr độc hoạt, 12gr khương hoạt, 6gr nhũ hương, 10gr xuyên khung, 12gr đương quy, 40gr cành dâu, 6gr chích cam thảo, 8gr mộc hương.
  • Cách thực hiện: Cần làm sạch tất cả các dược liệu trước khi sắc thuốc. Đun với một lượng nước vừa đủ, đun sôi trong khoảng 20 phút thì tắt bếp. Dùng thuốc thành 3 lần trong ngày.

Thể can thận hư

Người bệnh bị đau mỏi vai gáy do thể can thận hư sẽ có những biểu hiện như: đau cứng gáy, gặp khó khăn trong cử động vai gáy. Cơn đau sẽ dai dẳng hơn nếu bệnh nhân vận động nhiều, có thể theo từng cơn và kèm theo biểu hiện tê mỏi vai, lan xuống tay.

Với bệnh lý này, bệnh nhân điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền qua phương pháp khu phong, trừ thấp, bổ can thận

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12gr xích thược, 12gr phòng phong, 12gr đương quy, 8gr khương hoạt, 12gr hoàng kỳ, 12gr nghệ vàng.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả dược liệu cùng với khoảng 1 lít nước. Đun sôi thuốc rồi vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn khoảng 700ml nước thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng một thang thuốc và chỉ sử dụng trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12gr ngưu tất, 16gr thục địa 12gr ngũ gia bì, 12gr đương quy, 10gr đỗ trọng, 8gr sơn thù, 12gr bạch linh.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả dược liệu đã chuẩn bị vào cùng một ấm nước để sắc thuốc. Đun thuốc trong khoảng 20 – 25 phút để các dưỡng chất từ dược liệu ngấm ra thuốc. Sử dụng thuốc khi còn nóng sẽ dễ uống hơn và chỉ dùng trong ngày.

Thể phong thấp nhiệt

Theo ghi chép của bệnh án YHCT đau vai gáy do thể phong thấp nhiệt sẽ có những biểu hiện như đau mỏi vai gáy kèm theo cảm cúm, cổ cứng. Ngoài ra còn xuất hiện một số dấu hiệu như sợ lạnh, mạch phù sác và rêu lưỡi trắng.

Với bệnh lý này, người bệnh áp dụng phương pháp điều trị trừ thấp, khu phong, thanh nhiệt giải độc, thông kinh hoạt lạc với bài thuốc sau đây:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10gr bạch chỉ, 12gr bạch thược, 12gr thạch cao, 8gr khương hoạt, 8gr hoàng cầm.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc với khoảng 900ml nước, đun trong 20 phút thì tắt bếp rồi chia thuốc thành 3 lần uống. Mỗi ngày chỉ sử dụng một thang thuốc và kiên trì áp dụng trong khoảng 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả điều trị.

Thể huyết ứ

Bệnh nhân khi mắc bệnh lý này sẽ xuất hiện tình trạng vùng gáy bị cứng, đau nhức. Khi lê cơn đau có thể đau dữ dội, chân tay tê bì, mạch trầm hoạt hoặc sắc, lưỡi thâm tím. Với thể trạng này, áp dụng phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền như sau:

Bài thuốc chữa thể huyết ứ
Bài thuốc chữa thể huyết ứ

Thể trạng bệnh này cần áp dụng phương pháp hoạt huyết hóa ứ, hành khí thông lạc, trừ thấp.

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 12gr thục địa, 12gr xích thược, 12gr đương quy, 6gr hồng hoa, 10gr xuyên khung, 8gr đào nhân.
  • Cách thực hiện: Sắc tất cả dược liệu với nước, đun trong 20 phút rồi chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày và sử dụng. Sử dụng bài thuốc thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10gr kinh giới, 8gr thanh bì, 10gr hồng hoa, 16gr ngũ gia bì, 12gr độc hoạt, 12gr phòng phong, 16gr tục đoạn, 12gr đương quy, 16gr ngưu tất, 12gr khương hoạt, 16gr đỗ trọng.
  • Cách thực hiện: Sắc thuốc với tất cả các dược liệu đã chuẩn bị, mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Phác đồ ĐỘT PHÁ sử dụng bài thuốc thảo dược kết hợp trị liệu Y học cổ truyền điều trị DỨT ĐIỂM mọi thể đau vai gáy

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị hàng đầu trong ứng dụng tinh hoa Y học cổ truyền vào điều trị bệnh xương khớp. Quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia YHCT đầu ngành, kho tàng hơn 100 bài thuốc cổ phương quý giá, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và hoàn thiện phác đồ điều trị bệnh xương khớp đặc biệt đặc trị DỨT ĐIỂM mọi thể đau vai gáy.

Phác đồ sử dụng bài thuốc thảo dược đặc trị đau mỏi vai gáy Quốc dược Phục cốt khang, trị liệu Y học cổ truyền, cồn xoa bóp thảo dược, tư vấn chế độ dinh dưỡng tại nhà tạo phép trị hoàn chỉnh, phục hồi vận động toàn diện. 

Quốc dược Phục cốt khang – Bài thuốc đặc trị dứt điểm mọi thể đau mỏi vai gáy

Đóng vai trò 80% hiệu quả trong phác đồ đặc trị đau mỏi vai gáy, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được mệnh danh là “Quốc bảo nước Nam” giúp cường gân mạnh cốt. Bài thuốc là kết quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng thảo dược sạch trong điều trị bệnh xương khớp”, kế thừa và phát triển từ bài thuốc chữa đau nhức xương của đồng bào dân tộc Tày – Bắc Kạn cùng hàng chục bài thuốc cổ phương khác. 

Nắm chắc nguyên tắc trị bệnh trong YHCT, Quốc dược Phục cốt khang gồm 3 nhóm thuốc nhỏ tạo sức mạnh “3 trong 1” điều trị dứt điểm căn nguyên gây đau vai gáy. 

3 nhóm thuốc phối hợp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh
3 nhóm thuốc phối hợp loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh
  • Quốc dược Giải độc hoàn: Khu phong, trừ tà, thải độc, thanh lọc cơ thể, tạo điều kiện cho cơ thể dễ dàng hấp thụ các dược chất quý giá trong thuốc. 
  • Quốc dược Bổ thận hoàn: Bồi bổ can thận, kiện tỳ, ích khí, đả thông kinh lạc, cân bằng âm dương, tăng đề kháng.
  • Quốc dược đặc trị đau mỏi vai gáy: Nhóm thuốc đặc trị được gia giảm linh hoạt thành phần dựa trên nguyên nhân gây đau vai gáy, thể trạng của người bệnh. Tinh chất thảo dược hòa quyện giúp giải quyết dứt điểm các triệu chứng đau mỏi, tê bì, giúp thư giãn, thoải mái vận động, phục hồi sức mạnh xương khớp. 

Quốc dược Phục cốt khang hòa quyện hơn 50 thảo dược sạch tự nhiên đạt chuẩn GACP – WHO. Trong đó nhiều vị thuốc quý là biệt dược đặc hữu của núi rừng Tây Bắc lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng bài bản tại Việt Nam. Một số chủ dược như:  cây tào đông, phác mạy liến, thau pinh,  phác mạy nghiến, phác kháo cài, thau pú lùa, co bát vạ, Mạy vang, Lịn tưa, kha khếp

Khám phá: Bài thuốc ĐẶC TRỊ bệnh xương khớp kết hợp nhiều biệt dược lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam

Kết hợp phương pháp Y học cổ truyền nổi tiếng giúp gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian khỏi bệnh

Bên cạnh đó, Trung tâm Thuốc dân tộc ứng dụng thành công vào phác đồ điều trị đau vai gáy phương pháp trị liệu Y học cổ truyền nổi tiếng như:

Kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp được thực hiện bởi các bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành cùng các kỹ thuật viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Phương pháp này giúp đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, thư giãn giảm đau vai gáy nhanh chóng. 

Trị liệu Y học cổ truyền gia tăng hiệu quả điều trị đau mỏi vai gáy
Trị liệu Y học cổ truyền gia tăng hiệu quả điều trị đau mỏi vai gáy

Cồn thảo dược, thuốc đắp tại chỗ: Tinh chất thảo dược thẩm thấu nhanh qua da giúp giảm đau, kháng viêm tại chỗ.

Tư vấn chế độ dinh dưỡng, bài tập: Mỗi bệnh nhân khi đến điều trị đau vai gáy tại Trung tâm Thuốc dân tộc sẽ được bác sĩ trực tiếp tư vấn chi tiết về chế độ dinh dưỡng, các bài tập vận động tại nhà phù hợp thể trạng, thể bệnh của mỗi người. 

Ưu điểm vượt trội của phác đồ Y học cổ truyền điều trị đau vai gáy tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Phác đồ điều trị đau vai gáy Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lành bệnh, giới chuyên gia đánh giá cao với những ưu điểm sau:

Ưu điểm vượt trội của phác đồ điều trị đau vai gáy của Trung tâm Thuốc dân tộc
Ưu điểm vượt trội của phác đồ điều trị đau vai gáy của Trung tâm Thuốc dân tộc

Tuân thủ nguyên tắc Y học cổ truyền, phác đồ Thuốc dân tộc mang lại hiệu quả cao, người bệnh cảm nhận theo từng giai đoạn. Tỷ lệ điều trị dứt điểm đau vai gáy tại Trung tâm Thuốc dân tộc lên trên 95% sau 2 – 4 tháng sử dụng phác đồ, 100% không gặp tác dụng phụ. 

Xem chi tiết: Người bệnh cả nước phản hồi về hiệu quả bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Với nhiều ưu điểm, phác đồ Y học cổ truyền của Trung tâm Thuốc dân tộc được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin sau nhiều bước kiểm định. [Bạn đọc xem chi tiết TẠI ĐÂY]

Hoặc theo dõi chi tiết qua Video sau:

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị đau vai gáy của Trung tâm Thuốc dân tộc được đội ngũ chuyên gia đầu ngành đánh giá cao, người bệnh phản hồi tích cực.

Quý bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu về bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang cùng phác đồ điều trị đau vai gáy tại Trung tâm Thuốc dân tộc vui lòng tham khảo thêm TẠI ĐÂY. Hoặc liên hệ qua địa chỉ:

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC

Các bài thuốc đắp

Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp bài thuốc uống cùng bài thuốc đắp để gia tăng hiệu quả khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền. Với phương pháp này, người bệnh cũng cần phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bài thuốc 1: Muối hạt và rau ngải cứu.

  • Sơ chế và rửa sạch ngải cứu, để ráo nước rồi sao vàng với muối hạt.
  • Sử dụng khăn mỏng bọc thuốc và chườm vào những vị trí bị đau nhức.
  • Nên áp dụng bài thuốc thường xuyên, đặc biệt là khi có những cơn đau.
  • Nên đắp thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ để có được hiệu quả sử dụng tốt nhất.

Bài thuốc 2: Lá lốt, cúc tần, rượu trắng.

  • Rửa sạch lá lốt và cúc tần, để ráo nước rồi giã nhuyễn.
  • Cho rượu trắng vào cũng và trộn đều thành một hỗn hợp.
  • Sau đó cho hỗn hợp lên chảo và sao nóng. Dùng một tấm vải mỏng bọc thuốc và chườm lên vùng vai gáy bị đau nhức.
  • Với bài thuốc này, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lá lốt có tác dụng chữa đau vai gáy hiệu quả
Lá lốt có tác dụng chữa đau vai gáy hiệu quả

Cách châm cứu bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy

Nhắc đến các phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền, người bệnh không thể bỏ qua các bài châm cứu, bấm huyệt. Cùng với các thang thuốc tác dụng vào sâu lục phủ ngũ tạng, bấm huyệt và châm cứu giúp bệnh nhân tăng cường hiệu quả điều trị hơn.

Phương pháp châm cứu

Tùy thuộc vào nguyên nhân, thể bệnh gây đau vai gáy ở người bệnh, thầy thuốc sẽ lựa chọn châm cứu tại các huyệt đạo tương ứng. Bệnh nhân không được tự ý châm cứu chữa đau vai gáy tại nhà, hãy đến các trung tâm điều trị cổ truyền để được thầy thuốc điều trị đúng cách. 

Hiện nay, y học cổ truyền đang có 2 kỹ thuật châm cứu được ứng dụng rộng rãi dựa theo 2 thể bệnh phong hàn khí trệ huyết ứ và thể thấp nhiệt.

Thể phong hàn, khí huyết ứ trệ

Thể phong hàn, khí trệ huyết ứ có phương pháp châm cứu gồm: Ôn châm và châm tả. Ôn châm tương ứng với người bị đau vai gáy thể phong hàn, châm tả áp dụng cho bệnh nhân đau vai gáy thể khí trệ huyết ứ. Từ đó, những huyệt đạo cần được châm cứu ở người bệnh như sau:

  • Huyệt phong trì: Huyệt nằm ở vị trí gần với chân tóc, phía sau tai và thuộc vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang và cơ ức đòn chũm. Châm cứu huyệt phong trì giúp bệnh nhân thanh nhiệt, khu phong, sơ tà khí. Người bệnh giảm hiện tượng đau cứng cổ, hoa mắt chóng mặt và cao huyết áp. Khi châm cần giữ kim châm thẳng ngang, châm sâu từ 0,5 – 1 thốn và hướng mũi kim theo phía mắt bên còn lại.
  • Huyệt thiên trụ: Huyệt nằm ở vị trí đằng sau gáy, ngay dưới khu vực u lồi chẩm mé ngoài và cách ngang huyệt á môn 1,3 thốn. Khi châm huyệt, châm sẽ giữ thẳng và sâu từ 0,5 đến 1 thốn, đồng thời ôn cứu khoảng 3 – 5 phút.
  • Huyệt kiên tỉnh: Huyệt kiên tỉnh có vị trí ở điểm cao nhất của phần đầu xương đòn trên vai trái. Huyệt cách cổ khoảng 3 thốn. Khi châm cứu huyệt kiên tỉnh sẽ giúp điều trị chứng đau cứng cổ gáy, bại liệt do trúng phong hoặc người bệnh bị đau nhức tại vùng lưng trên và vùng vai. Thầy thuốc châm cứu sẽ sử dụng kim châm thẳng vào huyệt. Độ sâu từ 0,5 – 0,8 thốn, ôn cứu từ 5 – 10 phút.
  • Huyệt thiên tông: Vị trí của huyệt nằm ở phần hố giữa của xương gai. Vai trò của huyệt là tuyên thông khí trệ ở phần sườn ngực. Vì vậy, người bệnh khi châm cứu huyệt thiên thông sẽ giúp giảm đau hiệu quả các cơn đau ở cánh tay và bả vai. Huyệt khi châm có thể châm thẳng hoặc xiên qua 4 phía. Huyệt sẽ châm sâu 0,1 đến 0,5 thốn, thời gian ôn cứu từ 5 – 10 phút.
  • Huyệt dương trì: Huyệt này có vị trí ở phần hằn cổ tay, huyệt nằm ngay vị trí lõm khớp cổ tay của chúng ta. Công dụng của huyệt là bán lý, giải nhiệt bán biểu cũng như thư cân và thông lạc. Người bệnh đau vai gáy khi được châm cứu huyệt sẽ làm giảm hiệu quả các cơn đau và bầm tím ở khớp của cổ tay. Khi châm huyệt dương trì cần châm thẳng, độ sâu từ 0,3 đến 0,5 thốn, thời gian ôn cứu tương tự huyệt thiên tông.
  • Huyệt dương lăng tuyền: Huyệt nằm ở phần đầu gối, thuộc vị trí lõm ở phía trước và bên dưới của đầu xương mác. Vai trò của huyệt là khu phong tà, thư cân mạch, thanh thấp nhiệt và chủ trị chứng đau lưng đùi hoặc đau dây thần kinh, viêm khớp ở gối. Huyệt được châm thẳng với độ sâu 1 đến 1,5 thốn, thời gian ôn cứu cũng từ 5 đến 10 phút.
Phương pháp châm cứu cải thiện tốt chứng đau vai gáy
Phương pháp châm cứu cải thiện tốt chứng đau vai gáy

Thể thấp nhiệt

Khi người bệnh bị đau vai gáy thể thấp nhiệt, khớp xương sẽ có hiện tượng sưng đỏ, nóng và rất đau nhức. Người bệnh sẽ được tác động vào các huyệt vị sau để giải độc, trừ thấp và hành khí hoạt huyết.

  • Huyệt phong môn: Là huyệt nằm ở phần dưới của mỏm đốt sống lưng thứ 2, đo ngang có kích thước 1,5 thốn. Tác dụng của huyệt giúp khu phong tà, giảm đau nhức vai cũng như phần lưng, chủ trì chứng vẹo cổ gáy. Thầy thuốc châm huyệt sẽ xiê châm hướng theo phía cột sống, chiều sâu từ 0,5 đến 0,8 thốn.
  • Huyệt hợp cốc: Huyệt ở phần chính giữa của xương bàn tay ngón trỏ. Công dụng chính của huyệt là phát biển, thanh tiết phế khí, kiểm soát các cơn đau và khu phong. Người bệnh sẽ được châm sâu từ 0,5 – 1 thốn để làm giảm chứng yếu liệt hay tê bì, đau nhức cánh tay. Tuy vậy, không châm huyệt này ở phụ nữ đang mang thai.
  • Huyệt đại chùy: Huyệt nằm ở phần phía sau gáy, sau ngay dưới mỏm gai của đốt sống cột thứ 7. Huyệt giúp chúng ta thanh tâm, điều khí, định thần, tăng cường sức đề kháng và thông dương. Bệnh nhân châm cứu tại huyệt đại chùy sẽ giả đau nhức cổ vai, đẩy lùi chứng cứng gáy và đau tức sườn ngực. Huyệt được châm sâu 0,5 – 1 thốn, khi châm nếu bệnh nhân thấy như bị điện giật cần thông báo lập tức để thầy thuốc rút kim châm.
  • Huyệt khúc trì: Thuộc vị trí lằn của phần khuỷu tay, huyệt ở vị trí đầu nếu gấp với tác dụng giải biểu, sơ tài nhiệt, thanh nhiệt và dưỡng huyết. Khi châm, thầy thuốc sẽ châm huyệt sâu 1 – 1,5 thốn để chủ trị chứng tê bì tay, đau nhức khuỷu và cánh tay do vai gáy bị tổn thương.

Bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà

Cùng với châm cứu, người bệnh có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt để điều trị chứng đau vai gáy khá hiệu quả. Với cách bấm huyệt, bệnh nhân có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân bấm huyệt giúp.

Trước khi thực hiện bấm huyệt, bệnh nhân cần hít thở sâu, thư giãn vai và hàm, người bệnh có thể tìm tư thế thoải mái nhất cho mình. Bạn thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng giúp kéo giãn bả vai, khởi động xương khớp giúp người bệnh giảm cứng cơ trong quá trình bấm huyệt. 

THAM KHẢO THÊM:

Chúng ta xoa bóp để làm nóng phần vai gáy bị đau trước khi bấm huyệt như sau:

  • Người bệnh ngồi trên ghế với tư thế thả lỏng toàn thân. Chúng ta sử dụng tay để xoa bóp nhẹ nhàng khắp vùng gáy, cổ và cả hai bên bả vai của người bệnh.
  • Sau đó, bạn sử dụng các đầu ngón tay với lực vừa đủ, tác động từ nhẹ tới mạnh trên khắp phần vai gáy để khu vực trở nên nóng đỏ. Đây là cách kích thích giúp quá trình bấm huyệt đạt hiệu quả cao.
  • Bạn dùng ngón tay cái ấn lên các đốt sống cổ, thời gian ấn khoảng 5 phút. Tiếp theo, nhẹ nhàng bóp phần cơ cổ bằng hai tay theo chiều từ trên xuống dưới, cho tới phần bả vai ở hai bên.
  • Các bạn tiếp tục dùng các ngón tay, sử dụng các khớp để truyền lực lên vai cổ, lăn đều và nhẹ nhàng thêm 5 phút giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. 

Khi bấm huyệt, các bạn bắt đầu bằng lực nhẹ nhàng và tăng dần, nhấn huyệt và day theo chuyển động lên xuống hoặc chuyển động theo vòng tròn. Mỗi huyệt thực hiện trong thời gian 3 phút.

Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền
Điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Người bệnh bấm các huyệt sau để giảm đau nhức vai gáy:

  • Huyệt phong phủ: Nằm tại vị trí lõm ở giữa của gáy, huyệt nằm cách 1 thốn so với phần chân tóc gáy và nằm ngang với đốt sống cổ vị trí c1. Bạn dùng tay day ấn nhẹ ở huyệt khoảng 3 phút. Bấm huyệt phong phủ sẽ giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng đau vai, ù tai, hoa mắt, cổ bị tê cứng hay đau nửa đầu.
  • Huyệt phong trì: Trong quá trình bấm huyệt phong trì, người bệnh cần chú ý, sử dụng lực từ mức nhẹ và tăng chậm đến khi có cảm giác ê nhức. Người bệnh khi được tác động tại huyệt phong trì sẽ cải thiện tót chứng đau cứng cổ gáy. Giảm chóng mặt và ù tai do thời tiết thay đổi, vận động sai tư thế hoặc cảm mạo.
  • Huyệt thiên trụ: Bệnh nhân thực hiện day ấn huyệt từ 3 đến 5 phút để làm giảm cơn đau buốt ở vai gáy. Đồng thời giúp cải thiện vẹo cổ và tình trạng mất ngủ hoặc đau nửa sau đầu. Khi bấm huyệt này, người bệnh cần chú ý sử dụng lực chính xác để không làm tổn thương đến dây thần kinh cũng như mô mềm. Bởi huyệt thiên trụ là huyệt nhạy cảm hơn rất nhiều so với các huyệt đạo khác.
  • Huyệt đại chủy: Bấm huyệt đại chủy, người bệnh sẽ giảm các đau ở vai, gáy phần cổ cũng như phần sườn ngực. Các biểu hiện đau nhức hay tê cứng đều được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, người bị ho hay cảm cúm cũng có thể bấm huyệt để chữa bệnh hiệu quả. 

Người bệnh nên đến các phòng khám chuyên châm cứu, bấm huyệt để được hướng dẫn bấm huyệt đúng cách trước khi tự thực hiện điều trị tại nhà. Nếu không biết về các huyệt, việc tự bấm huyệt sẽ không giúp bệnh nhân đẩy lùi đau vai gáy. Thậm chí còn gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe khi tác động sai huyệt làm tổn thương huyệt đạo.

Ưu, nhược điểm khi điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền

Việc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền cũng có những ưu – nhược điểm nhất định.

Ưu điểm

  • Những bài thuốc từ Đông y tập trung chữa căn nguyên gây bệnh và giúp điều trị dứt điểm tình trạng gây bệnh.
  • Các dược liệu trong bài thuốc có trong tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe người dùng, hạn chế được tình trạng gây kích ứng hoặc tác dụng phụ.
  • Không ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể như gan, dạ dày, thận, đường ruột…
  • Là phương pháp tối ưu được thời gian và chi phí điều trị của bệnh nhân.

Nhược điểm

  • Các bài thuốc điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền có tác dụng chậm hơn so với sử dụng bằng phương pháp Tây y. Điều này đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng để có được hiệu quả sử dụng.
  • Hiệu quả của thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Điều đó có nghĩa không phải bệnh nhân nào khi áp dụng những biện pháp này sẽ có được hiệu quả như mong muốn.

Trên đây là những thông tin về phương pháp điều trị đau vai gáy bằng y học cổ truyền. Với những chia sẻ của chuyên trang, hy vọng đây sẽ nguồn thông tin có ích gửi tới những người bệnh đang gặp phải tình trạng này.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.8/5 - (5 bình chọn)

Tin xem thêm

Chữa xương khớp KHÔNG DÙNG THUỐC với phác đồ Đông phương Liệu Cốt khang đang được đánh giá rất cao và được coi như một bước đột phá mới. Các liệu pháp này đã giúp cho hàng ngàn người bệnh xương khớp thoát khỏi nỗi đau nhức ám ảnh dai dẳng lâu năm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *