Tìm ra lời giải: Tăng sắc tố sau viêm da có hết không? [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Cập nhật: 15/04/2024

Tình trạng tăng sắc tố da sau viêm là một dạng tăng sắc tố da ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gương mặt và cả cơ thể. Chúng thường hình thành sau sau những tổn thương gây viêm ở da như mụn nhọt, vảy nến, bỏng, laser,…Vậy tăng sắc tố sau viêm da có hết không và làm cách nào để loại bỏ chúng nhanh chóng? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Tăng sắc tố da sau viêm là gì?

Tăng sắc tố da sau viêm (Post-inflammatory hyperpigmentation – PIH) là tình trạng vùng da bị đổi màu hoặc trở nên đen, sạm khi da bị kích ứng hoặc tổn thương sau viêm. Viêm da càng nặng thì nguy cơ và mức độ nặng của tăng sắc tố da sau viêm càng cao.

Da dễ bị tổn thương sau viêm da
Da dễ bị tổn thương sau quá trình điều trị viêm da

Tất cả các loại da đều có nguy cơ bị mắc phải tình trạng này nhưng thường gặp hơn ở những người có loại da đậm màu. Như vậy, làn da châu Á như người Việt Nam thuộc nhóm da đậm màu (loại IV, V theo hệ thống phân loại loại da Fitzpatrick) nên tình trạng PIH xảy ra khá phổ biến, chiếm khoảng 50% các trường hợp sau viêm và thường nghiêm trọng hơn các nhóm da sáng màu.

Nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố da sau viêm

Quá trình viêm sẽ kích thích cơ thể giải phóng ra các chất trung gian gây viêm (prostaglandin, leukotriene, cytokine,…). Các chất trung gian này sẽ kích thích tế bào melanocyte – tế bào biểu bì sản sinh melanin để giải phóng các hạt sắc tố melanosome quá mức. Chính các hạt sắc tố này làm đổi màu hoặc làm tối vùng da bị tổn thương trước đây khiến chúng ở lại trên da rất lâu mặc dù vết thương ban đầu đã hồi phục.

Nguyên nhân sâu sa của tình trạng tăng sắc tố này là các yếu tố gây viêm da thường gặp như:

Sau quá trình da bị tổn thương:

Sau khi da bị tổn thương bởi các loại bệnh lý có thể dẫn đến thay đổi sắc tố trên da sau viêm. Các loại bệnh có thể kể đến như: Chấn thương cơ học, nhiễm trùng, dị ứng, tổn thương da do bỏng, phản ứng của da do thuốc và các vấn đề gây ra hiện tượng viêm (mụn trứng cá, lupus ban đỏ, viêm da cơ địa…)

Không nên nặn mụn vì chúng có thể dẫn đến tăng sắc tố da sau viêm
Không nên nặn mụn vì chúng có thể dẫn đến tăng sắc tố da sau viêm

Sau khi thực hiện một số thủ thuật y khoa trên da

Sau quá trình thực hiện một số can thiệp y khoa trên da có thể khiến quá trình phục hồi làn da sau đó bị biến đổi sắc tố do viêm. Các phương pháp có thể gây ra tình trạng này là lăn kim, sử dụng laser, peel da làm tổn thương da.

Tiếp xúc với các yếu tố làm da bị tổn thương

Tăng sắc tố da có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu khi phải tiếp xúc với các yếu tố làm tăng nguy cơ tổn thương da phổ biến như tia UV từ ánh sáng mặt trời, một số chất hóa học (vàng, bạc, asen,…) hay thuốc (như  tetracycline, doxorubicin, bleomycin,  5-fluorouracil…).

Triệu chứng tăng sắc tố da sau viêm

Dấu hiệu dễ nhận biết của tăng sắc tố sau viêm da là sự xuất hiện của những đốm sẫm, đổi màu tại những vùng da bị chấn thương hay tổn thương trước đó. Màu sắc của những đốm này tùy thuộc vào từng màu da và vùng da bị tổn thương.

Tăng sắc tố sau viêm da nông (vùng thượng bì)

  • Đốm màu nâu, nâu đen hoặc đen.
  • Có thể tự hết sau vài tháng hoặc vài năm mà không cần can thiệp điều trị nào.
  • Quan sát rõ dưới ánh sáng đèn Wood

Đèn Wood là một thiết bị sử dụng trong da liễu giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng da của khách hàng mà mắt thường không thể nhìn thấy. Cơ chế hoạt động của đèn là ứng dụng tia tử ngoại bước sóng dài xuyên sâu vào da để quan sát độ sâu của tổn thương sắc tố trên da. Các tổn thương sắc tố da ở vùng thượng bì dễ quan sát hơn dưới ánh sáng đèn Wood. Còn những tổn thương ở vùng trung bì hay hạ bì thì độ tương phản ít rõ ràng hơn.

Tăng sắc tố sau viêm da sâu (vùng dưới thượng bì)

  • Đốm màu xám xanh
  • Có thể tồn tại vĩnh viễn hoặc chỉ hết sau một thời gian rất dài nếu không có biện pháp can thiệp điều trị.
  • Khó nhìn rõ dưới ánh sáng đèn Wood (đèn chuyên khoa cho da liễu).

Tăng sắc tố sau viêm da có hết không?

Nhiều người bị mắc phải tình trạng này thường lo lắng “tăng sắc tố sau viêm da có hết không?”. Bản chất của tăng sắc tố da sau viêm không gây ra sẹo và tình trạng này có thể được cải thiện sau một thời gian khi thậm chí không sử dụng phương pháp điều trị nào. Tuy nhiên, trung bình phải mất từ 3 tháng đến khoảng 2 năm để các vết sắc tố mờ dần đi, trong một số trường hợp còn có thể lâu hơn.

Tăng sắc tố sau viêm da có hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Tăng sắc tố sau viêm da có hết không phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Và việc tăng sắc tố sau viêm da có hết không và hết nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mức độ nông – sâu của melanin: Tăng sắc tố chỉ trên bề mặt da sẽ hết nhanh hơn và dễ dàng hơn so với các tăng sắc tố da mức độ sâu (melanin tập trung ở lớp trung bì, hạ bì).
  • Nguyên nhân gây tăng sắc tố da: Các vết tăng sắc tố gây ra do gãi nhẹ hoặc vết côn trùng cắn sẽ mờ đi nhanh hơn. Tăng sắc tố do mụn trứng cá sẽ hết nhanh hơn so với vết bỏng.
  • Vùng da bị tổn thương: Vùng da bị tăng sắc tố do viêm (vùng chữ T, hai bên gò má) nếu phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ lâu lành hơn, thậm chí ngày càng đậm màu hơn do tác động của tia cực tím.
  • Độ tuổi: Tuổi càng trẻ, làn da càng khỏe mạnh, chưa bị lão hóa nhiều thì sẽ cải thiện tốt hơn và nhanh hơn với những người làn da bị lão hóa.

Các biện pháp điều trị tăng sắc tố da sau viêm

Tăng sắc tố da sau viêm tuy ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thấp mỹ, khiến nhiều người thiếu tự tin trong giao tiếp. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị giúp thúc đẩy và làm nhanh quá trình phục hồi.

Cụ thể:

Chăm sóc da tại nhà bằng cách tẩy da chết

Cách đơn giản để làm mờ các đốm sắc tố hiệu quả ngay tại nhà là sử dụng các sản phẩm giúp tăng tốc độ tẩy da chết tự nhiên của da. Trung bình mất khoảng 30 ngày để da tự làm mới thay mới hoàn toàn nhưng chúng ta có thể đẩy nhanh thời gian đó bằng cách tẩy da chết tại nhà. Phương pháp này dễ thực hiện, linh động thời gian và tiết kiệm chi phí.

Bạn có thể dùng các hỗn hợp tẩy tế bào chết từ các nguyên liệu tự nhiên như hỗn hợp chanh + mật ong, hỗn hợp chuối + đường hay hỗn hợp muối + dầu oliu
Bạn có thể dùng các hỗn hợp tẩy tế bào chết từ các nguyên liệu tự nhiên như hỗn hợp chanh + mật ong, hỗn hợp chuối + đường hay hỗn hợp muối + dầu oliu

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại mỹ phẩm tẩy tế bào chết phù hợp với làn da của mình. Mỗi loại da lại phù hợp với dạng tẩy tế bào chết khác nhau.

  • Da dầu: Nên dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dạng gel.
  • Da khô: Chọn loại tẩy tế bào chết dạng kem mềm mại đồng thời có tác dụng dưỡng ẩm.

Tuy nhiên, phương pháp tẩy da chết chỉ hỗ trợ điều trị tăng sắc tố da. Nó không thể tác động đến các lớp da sâu – nơi sản sinh các tế bào sắc tố, nên các đốm nâu vẫn sẽ tiếp tục nổi lên qua quá trình thay đổi tế bào da.

Điều trị tăng sắc tố da sau viêm bằng Tây y

Tăng sắc tố da sau viêm có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi dạng kem hoặc gel lên vùng da bị tổn thương để ngăn chặn hình thành sắc tố và làm đều màu da, góp phần làm trắng vùng da bị tối màu để mang lại làn da tự nhiên.

Thông thường, các thành phần trong những loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến tyrosinase – một enzyme có trong tế bào melanocytes – nó có tác dụng kích thích sản sinh sắc tố melanin để bảo vệ da khỏi tổn thương. Khi quá trình sản sinh sắc tố dư thừa được ức chế, công việc tiếp theo là giúp đẩy lùi vết tăng sắc tố da sau viêm.

Thành phần chủ yếu trong các loại kem trị tăng sắc tố da là:

Bạn có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm trị sạm nắng ở những cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc hoặc shop online
Bạn có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm trị tăng sắc tố da ở những cửa hàng mỹ phẩm, hiệu thuốc hoặc shop online

Hydroquinone

Hydroquinone đã được sử dụng trên thị trường hơn 50 năm qua và được coi là tiêu chuẩn “vàng” trong điều trị tăng sắc tố da. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng vì thành phần này có thể gây kích ứng đối với một số người hoặc gây ra phản ứng, tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng liều cao.

Axit azelaic

Loại thuốc này được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nhưng đồng thời, nó đã được chứng minh là có tác dụng trong điều trị tình trạng tăng sắc tố da sau viêm hiệu quả, đặc biệt là với các trường hợp tăng sản sinh melanin từ tổn thương do mụn.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, sử dụng sản phẩm có chứa axit azelaic mang lại hiệu quả cải thiện thẩm mỹ và sắc tố da tương tự hydroquinone 4% nhưng lại không có tác dụng phụ như thành phần này.

Axit kojic

Axit kojic là một dẫn xuất tự nhiên được chiết xuất từ nấm có hiệu quả tương tự như sử dụng hydroquinone. Theo các nghiên cứu, dẫn xuất hydroquinone và axit glycolic có thể mang lại hiệu quả cải thiện sắc tố da tốt hơn nếu được kết hợp với axit kojic. Tác dụng phụ khi dùng sản phẩm có thành phần này là nguy cơ gây viêm da tiếp xúc nếu không được sử dụng đúng cách.

Axit mandelic

Đây là loại axit thuộc nhóm AHA được chiết xuất từ hạt hạnh nhân. Hoạt chất này được sử dụng trong điều trị một số bệnh về da, trong đó có cả tình trạng tăng sắc tố da sau viêm. Axit này thường được sử dụng kết hợp với axit salicylic để mang lại hiệu quả và gây ít tác dụng phụ hơn.

Niacinamide

Niacinamide thực tế là một dạng của vitamin B3 đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả trong việc giảm chứng tăng sắc tố da. Cơ chế tác dộng của chất này là ức chế sự di chuyển của hạt sắc tố melanin tới tế bào lớp ngoài cùng của da (keratinocytes) thay vì tác động lên tyrosinase.

Nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi sử dụng bất cứ loại kem trị tăng sắc tố da nào
Nên tham vấn bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi sử dụng bất cứ loại kem trị tăng sắc tố da nào

Việc điều trị tăng sắc tố da bằng thuốc bôi có những ưu – nhược điểm dưới đây:

Ưu điểm:

  • Các sản phẩm trên dễ tìm mua.
  • Có thể thực hiện được tại nhà và linh động thời gian.
  • Hiệu quả với những vết tăng sắc tố mới hình thành.
  • Mức giá đa dạng.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm hơn với các vết sắc tố đã hình thành lâu năm.
  • Có thể gặp tình trạng kích ứng và một số tác dụng phụ.
  • Tăng sắc tố da dễ tái phát sau khi điều trị.

Điều trị tăng sắc tố da sau viêm bằng công nghệ cao

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, tình trạng  tăng sắc tố da sau viêm có thể được cải thiện nhanh hơn bằng các biện pháp công nghệ cao

Lột da hóa học

Lột da hóa học (chemical peels) là phương pháp tái tạo bề mặt da bằng cách sử dụng các dung dịch axit có tính chất tẩy (axit salicylic, axit glycolic, axit lacitic) lên da để tẩy da chết, làm sạch và tái tạo da mới thông qua việc thúc đẩy các nguyên bào sợi và tái tạo chất elastin, glycogen. Sau quá trình này, lớp da bệnh phía trên cùng sẽ được loại bỏ, và được thay thế bằng lớp da non mịn, tươi sáng.

Nên thực hiện lột da hóa học tại spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín
Nên thực hiện lột da hóa học tại spa hoặc thẩm mỹ viện uy tín

Lột da hóa học có thể được thực hiện ở nhiều độ sâu trên da khác nhau tùy theo kết quả mà bạn mong muốn. Lột hóa chất ở mức độ sâu hơn sẽ cho kết quả ấn tượng hơn nhưng lại mất nhiều thời gian để phục hồi.

Sử dụng phương pháp này có thể gây ra một số rủi ro sau điều trị như da tấy đỏ, nhiễm trùng, sẹo, thậm chí là thay đổi sắc tố da (mất sắc tố hoặc tăng sắc tố hơn). Vì vậy, bạn nên thận trọng và tìm hiểu thật kỹ trước khi có ý định thực hiện trị liệu bằng phương pháp này.

Điều trị bằng laser 

Điều trị tăng sắc tố da sau viêm bằng laser được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt hơn và giảm thiểu được nhiều rủi ro so với phương pháp lột da hóa học. Nguyên nhân là do trong quá trình này, bác sĩ sẽ chủ động kiểm soát cường độ điều trị, đảm bảo hạn chế tác động quá mức gây tổn thương cho da.

Năng lượng của laser cho phép phá vỡ sự tập trung melanin thành các mảnh nhỏ và được đại thực bào hấp thụ rồi được thải ra ngoài theo cơ chế bài tiết tự nhiên của cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng, laser với năng lượng thấp sẽ hoạt động trên lớp biểu bì của da, trong khi tia laser mạnh hơn có thể xâm nhập vào lớp da sâu bên trong.

Việc điều trị tăng sắc tố da bằng laser sẽ mang lại hiệu quả tối ưu và an toàn hơn nếu bạn lựa chọn được bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để chẩn đoán đúng mức độ bệnh lý, khoanh vùng điều trị cũng như áp dụng thông số laser thích hợp với làn da của từng người bệnh.

Biện pháp phòng ngừa tăng sắc tố sau viêm da

Để ngăn ngừa tình trạng tăng sắc tố da sau viêm đồng thời bảo vệ làn da hàng ngày, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.

  • Bảo vệ da khỏi các yếu tố gây chấn thương (bỏng, ngã, va đập…) để không làm viêm da và ảnh hưởng quá trình phục hồi của làn da.
  • Điều trị tốt bệnh lý nền có thể gây tăng sắc tố da như vảy nến, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da dầu…. để giảm tình trạng viêm
  • Chăm sóc da nhẹ nhàng hàng ngày với kem dưỡng ẩm và các sản phẩm làm sạch không gây kích ứng khác.
Các phương pháp trị nám sẽ trở thành vô dụng nếu bạn không chống nắng hiệu quả
Các phương pháp trị tăng sắc tố da sẽ trở thành vô dụng nếu bạn không chống nắng hiệu quả
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Tia UV từ ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân phổ biến làm sạm da và làm nặng hơn mức độ tăng sắc tố da sau viêm. Vì vậy, việc bảo vệ làn da tránh ánh nắng mặt trời bằng cách mặc quần áo kín đáo và dùng kem chống nắng phổ rộng (UVA và UVB) với chỉ số SPF tối thiểu 30 là vô cùng cần thiết. Cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày và bôi lại sau mỗi 2 – 4 giờ tiếp xúc với nắng. Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nắng nhất là trong giờ cao điểm (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều) để bảo vệ làn da tốt nhất.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc gây tăng sắc tố da như kháng sinh tetracyclin, bleomycin,…
  • Điều trị dự phòng sau khi dùng laser.
  • Tránh gãi, cào, nặn khi bị mụn, ngứa: Khi gặp các vẫn đề về da như dị ứng, mụn trứng cá, bỏng, nhiễm trùng… bạn nên hạn chế gãi, nặn trên da vì sẽ ảnh hưởng đến vùng da đang bị tổn thương, khiến da phục hồi lâu hơn và dễ bị sậm màu hơn. Thay vào đó, bạn nên đi thăm khám bằng cách gặp các bác sĩ da liễu để được điều trị hiệu quả và bảo vệ tính thẩm mỹ cho da.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn có thêm thông tin cũng như giải đáp được thắc mắc tăng sắc tố sau viêm da có hết không. Tăng sắc tố da sau viêm có thể điều trị khỏi nếu sử dụng đúng phương pháp. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC