Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả
Nội dung
Viêm màng hoạt dịch khớp gối là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, khiến người bệnh bị đau nhức khớp gối và có triệu chứng sưng, nóng đỏ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh là gì và cách điều trị ra sao?
Viêm màng hoạt dịch khớp gối là bệnh gì?
Màng hoạt dịch khớp gối hay còn gọi là màng bao hoạt dịch là lớp màng mỏng chứa chất bôi trơn dịch khớp và nối với khớp gối. Cơ quan này có tác dụng tiết dịch khớp để khớp hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, dịch khớp còn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ sụn khớp.
Viêm màng hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tại khớp gối có dấu hiệu nhiễm trùng, các tổn thương dày lên và làm tăng tiết hoạt dịch. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhức và sưng tấy khớp.
Nguyên nhân gây viêm màng bao hoạt dịch khớp gối
Theo các chuyên gia về xương khớp, tình trạng viêm màng hoạt dịch khớp gối xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến nhất là sử dụng khớp gối quá mức.
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm này là:
- Người bệnh giữ nguyên tư thế như đứng lâu, ngồi nhiều hoặc uốn cong khớp gối trong khoảng thời gian dài gây ức chế lên các bao hoạt dịch.
- Đây có thể là biến chứng của một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp hoặc bệnh Gout.
- Người bệnh thường xuyên phải vận động khớp gối dẫn tới khớp bị quá tải, gây viêm bao hoạt dịch.
- Ngoài ra, yếu tố tuổi tác cũng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Khi khớp bị lão hóa do tuổi cao sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp hoặc viêm bao hoạt dịch.
Khớp gối là khớp dễ bị viêm màng hoạt dịch nhất bởi các bao hoạt dịch của cơ quan này nằm ngay dưới da. Do đó, khi có một tác động nhẹ gây chấn thương đầu gối cũng có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
Các triệu chứng bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối
Khi bị viêm bao hoạt dịch khớp gối, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đặc trưng như sau:
- Khớp gối có biểu hiện tê cứng và đau nhức.
- Tình trạng đau thường xảy ra khi người bệnh di chuyển hoặc tác động lực lên vùng xung quanh gối.
- Khớp gối bị nóng đỏ và sưng to.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe và đến ngay bệnh viện nếu các triệu chứng đó đi kèm theo các biểu hiện sau đây:
- Người bệnh bị đau nhức đầu gối kéo dài trên 2 tuần.
- Bị đau đầu gối ngay cả khi không hoạt động hoặc không có tác động lực.
- Có triệu chứng sốt và các cơn đau nhói xuất hiện khi vận động.
- Đầu gối có triệu chứng nổi mẩn, phát ban hoặc bầm tím.
Một số biến chứng bệnh
Bệnh lý này khá phổ biến trong nhóm bệnh về xương khớp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bị như sau:
- Người bệnh có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng như u nang bao hoạt dịch, thoái hóa khớp gối, viêm khớp gối hoặc thấp khớp.
- Khả năng vận động của người bệnh cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Một số trường hợp nặng có thể khiến liệt khớp gối.
- Người bệnh có thể bị tràn bao hoạt dịch khớp gây ra tình trạng phù nề và sưng to khớp. Tình trạng này sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn khớp gối nếu không được điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả cao
Viêm màng hoạt dịch khớp gối là bệnh lý khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, người bệnh cần tiến hành điều trị bệnh sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Chẩn đoán viêm bao hoạt dịch đầu gối
Tại bệnh viện, để chẩn đoán tình trạng bệnh lý này, các bác sĩ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Thăm khám lâm sàng dựa trên triệu chứng của người bệnh.
- Phân tích dịch khớp bằng cách lấy lượng dịch quanh khớp bị viêm và tiến hành xét nghiệm.
- Nghiệm pháp ấn xương bánh chè để ép lượng dịch thừa vùng bao đệm đầu gối.
- Tiến hành chụp xương, siêu âm hoặc chụp X-quang cho người bệnh để chẩn đoán và phân biệt với các bệnh lý khác.
Sử dụng thuốc điều trị viêm màng bao hoạt dịch khớp khối
Sau khi chẩn đoán tình trạng viêm màng hoạt dịch khớp, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc để điều trị bệnh hiệu quả.
Lúc này, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid để khắc phục triệu chứng bệnh. Nhóm thuốc Ibuprofen gồm Motrin, Naproxen và Advil là nhóm thuốc được sử dụng rất nhiều giúp giảm đau.
Ngoài ra, khi tình trạng của người bệnh trở nặng có thể sử dụng corticosteroid để tiêm trực tiếp vào khớp giúp chống viêm và giảm đau, phòng ngừa nguy cơ phá hủy sụn khớp.
Cách điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối: Phẫu thuật điều trị
Phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi người bệnh bị bệnh ở giai đoạn nặng, phương pháp sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả điều trị. Người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng hoặc tàn phế.
Các phẫu thuật được tiến hành để hút chất dịch tại bao hoạt dịch ra ngoài và sử dụng thêm các thuốc đặc trị khác để điều trị bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật không được khuyến khích bởi có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, phương pháp này cũng không thể điều trị triệt để, bệnh có nguy cơ tái phát cao.
Thực hiện vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng khi người bệnh ở tình trạng nhẹ. Mục đích chủ yếu của tình trạng này là giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.
Người bệnh có thể sử dụng liệu pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh đầu gối để giảm sưng và đau. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện một số bài tập trị liệu vận động dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng sự linh hoạt cho khớp gối.
Các biện pháp phòng ngừa
Viêm màng hoạt dịch khớp gối là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm, gây nhiều đau đớn của người bệnh. Vì thế, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh rất quan trọng.
- Chúng ta không nên mang vác nhiều đồ vật nặng khiến khớp gối bị đè nén và tăng nguy cơ tổn thương.
- Không nên duy trì một tư thế đứng, ngồi hoặc quỳ gối quá lâu khiến bao dịch khớp bị ảnh hưởng.
- Cần vận động, luyện tập nhẹ nhàng và phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh cũng như tăng tính linh hoạt của khớp.
- Cần duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, không nên để quá cân hoặc béo phì gây áp lực cho các khớp.
- Chúng ta tuyệt đối không sử dụng thuốc lá. Bởi khói thuốc có ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe xương khớp nói riêng và sức khỏe tổng thể của người bệnh nói chung.
- Các bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Nên tăng cường các thực phẩm có tính kháng viêm, chống khuẩn và giàu chất chống oxy hóa.
- Ngoài ra, chúng ta cần đi khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, giúp điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viêm màng hoạt dịch khớp gối không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần nắm vững các nguyên nhân và triệu chứng bệnh để hỗ trợ bác sĩ trong việc điều trị bệnh một cách tích cực nhất.
Theo: Y tế Bắc Kạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!