Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Mẹ bầu bị đau dạ dày khi mang thai cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Vậy bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì? Các thông tin trong bài sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống khoa học cho mẹ bầu.

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì: Nhóm thực phẩm có lợi

Bệnh đau dạ dày thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Tình trạng bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng về lâu dài, cơ thể người mẹ sẽ bị suy yếu. Ăn uống kém khiến mẹ bầu sụt cân, không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung những thực phẩm tốt cho tiêu hóa và dạ dày sẽ giúp bà bầu nhanh khỏi bệnh hơn. Những thực phẩm có lợi sẽ giúp kiểm soát cơn đau dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và cải thiện triệu chứng. Điều này còn giúp thai nhi phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn. Mẹ bầu bị đau dạ dày nên ăn gì, dưới đây là những thực phẩm có lợi:

Bà bầu đau dạ dày nên ăn gì: Sữa chua

Đối với cả mẹ bầu khỏe mạnh và người bị đau dạ dày, sữa chua đều là thực phẩm có lợi. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày.

Trong sữa chua không chỉ chứa nhiều acid amin, protein và khoáng chất mà còn cung cấp cho cơ quan tiêu hóa một lượng lớn lợi khuẩn (probiotic). Probiotic có công dụng ức chế các vi khuẩn có hại ở trong đường ruột, hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày, ngăn chặn tình trạng táo bón, đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.

Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày. 
Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1 – 2 hũ sữa chua/ ngày.

Ăn sữa chua mỗi ngày, mẹ bầu đau dạ dày giảm được tần suất và mức độ của cơn đau dạ dày. Các triệu chứng đi kèm cũng được cải thiện đồng thời sức đề kháng khỏe mạnh hơn.

Khi ăn sữa chua, bà bầu có thể kết hợp thêm với ngũ cốc, yến mạch, hạt chia hoặc trái cây tươi để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Thực phẩm giàu protein

Đạm hay protein là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và em bé. Đặc biệt khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm để duy trì thể trạng khỏe mạnh. Protein giúp ổn định nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai, tăng khả năng vận chuyển oxy của máu.

Bổ sung lượng đạm vừa đủ mỗi ngày, phụ nữ có thai ổn định được hệ tiêu hóa, giảm co bóp và tiết acid quá mức ở dạ dày. Cơ thể người mẹ phòng ngừa được tình trạng suy nhược, mệt mỏi, sụt cân. Ngoài ra, thực phẩm giàu đạm còn giúp em bé trong bụng phát triển toàn diện, có hệ miễn dịch tốt hơn, không bị nhẹ cân, ốm yếu.

Tuy vậy, lượng đạm bổ sung cho bà bầu chỉ nên ở mức vừa đủ. Không quá lạm dụng gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng. Các thực phẩm có hàm lượng protein cao mẹ bầu nên ăn là thịt gà, đậu nành, cá, thịt lợn nạc…

Vitamin và chất chống oxy hóa

Phụ nữ mang thai dùng nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Đây cũng là nhóm chất cần thiết cho phụ nữ trong thai kỳ để thai nhi phát triển toàn diện.

Nhóm thực phẩm này giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh dạ dày, ngừa ung thư dạ dày hiệu quả. Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin có lợi và chất chống oxy hóa bằng cách ăn nhiều trái cây như táo, bơ, chuối, việt quất, rau bina…

Rau bina giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu
Rau bina giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 không chỉ giúp cho em bé phát triển khỏe mạnh, thông minh hơn mà còn tốt cho bà bầu bị đau dạ dày. Thực phẩm giàu omega 3 giúp giảm đau, chống viêm, tăng khả năng tái tạo niêm mạc dạ dày, giảm đau…

Bổ sung dưỡng chất này trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ có hệ xương khớp khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở em bé, tăng cường miễn dịch. Khi bị đau dạ dày trong thai kỳ, phụ nữ nên chủ động bổ sung omega 3 trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Omega 3 có nhiều trong các món ăn như cá hồi, cá thu, bơ, dầu và quả olive, hạt óc chó, hạnh nhân…

Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì: Tinh bột

Tinh bột cung cấp cho mẹ bầu năng lượng và dinh dưỡng. Mỗi ngày, mẹ bầu cần khoảng 2300-2400 kcal/ngày, trong số đó tinh bột chiếm 65-75% năng lượng. Mẹ bầu ăn đủ lượng tinh bột sẽ duy trì cân nặng và thể trạng khỏe mạnh cho em bé.

Với mẹ bầu bị đau dạ dày, tinh bột có tác dụng giảm các cơn đau, đẩy lùi táo bón, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng. Nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng, thực phẩm có chứa tinh bột giúp thấm hút dịch vị thừa, tăng sinh màng nhầy và bảo vệ ổ viêm trong hệ tiêu hóa.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho mẹ bầu bị đau dạ dày như bánh mì, yến mạch, gạo lứt, khoai tây… Lưu ý: Phụ nữ mang thai nên cân bằng lượng tinh bột, chất xơ và đạm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của em bé, tránh mất cân bằng khiến em bé tăng cân quá mức.

Các loại thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho mẹ bầu bị đau dạ dày như bánh mì, yến mạch, gạo lứt, khoai tây…
Các loại thực phẩm giàu tinh bột có lợi cho mẹ bầu bị đau dạ dày như bánh mì, yến mạch, gạo lứt, khoai tây…

Bổ sung chất xơ và khoáng chất

Chất xơ và khoáng chất thường có nhiều trong các loại rau xanh. Ăn nhiều rau giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày.

Trong rau thường có hàm lượng nước cao, độ pH kiềm, nhờ đó acid trong dạ dày được trung hòa, dịch vị dư thừa giảm đồng thời giảm đau thượng vị. Mẹ bầu ăn rau xanh còn đẩy lùi được chứng ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng hay táo bón…

Các loại rau được chọn bổ sung cho bà bầu cần đảm bảo sạch sẽ, không hóa chất hay dùng thuốc trừ sâu. Mẹ bầu có thể ăn nhiều mồng tơi, bắp cải, rau dền, rau ngót, súp lơ xanh….

XEM THÊM: 16 cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc tại nhà

Nhóm thực phẩm không tốt cho bà bầu bị đau dạ dày

Trái ngược với những thực phẩm trên, có nhiều loại thực phẩm không những khiến cơn đau dạ dày nặng hơn mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Thực phẩm làm tăng acid dạ dày

Acid trong dạ dày tăng cao là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt, ợ hơi, ợ nóng… Khi này, mẹ bầu cần tránh ăn những đồ ăn làm tăng tiết acid và khiến triệu chứng bệnh nặng hơn như:

  • Đồ muối chua: dưa, cà muối, hành muối…
  • Thực phẩm dầu mỡ: thức ăn nhanh, đồ chiên ngấm dầu
  • Đồ ăn cay: tương ớt hay các thực phẩm chế biến có gia vị như hạt tiêu, ớt bột, mù tạt…
  • Đồ ngọt: Đồ nhiều đường tinh luyện, nước ngọt…
  • Đồ đóng hộp: Nước có gas, đồ ăn, đồ uống đóng hộp
Không nên ăn đồ muối chua khi bị đau dạ dày
Không nên ăn đồ muối chua khi bị đau dạ dày

Đồ ăn sống, chưa nấu chín

Gỏi sống, sushi, thịt trần tái là những món đặc sản hấp dẫn được ưa chuộng, Tuy nhiên đây không phải là nhóm thực phẩm có lợi cho bà bầu, đặc biệt là khi bị đau dạ dày. Dù rất ngon miệng, nhưng nếu không muốn bệnh nặng hơn, bà bầu cần hạn chế ăn những món ăn sống, chưa nấu chín hoàn toàn.

Nhóm thực phẩm này tiềm ẩn các nguy cơ chứa vi khuẩn, virus, giun, sán… Vì vậy chúng dễ khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, làm ảnh hưởng chức năng của dạ dày.

Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai ăn đồ sống bị nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Sức khỏe của thai nhi khi này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, mẹ bầu còn có khả năng bị ngộ độc thai nghén, sảy thai hay thai lưu.

Do đó, điều quan trọng trong dinh dưỡng cho bà bầu bị đau dạ dày là nên ăn đồ ăn nấu chín. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng khi chữa đau dạ dày.

Thực phẩm gây dị ứng

Cơ địa của phụ nữ có thai thường nhạy cảm, dễ bị dị ứng hay mẫn cảm với những thực phẩm lạ. Khi bị kích ứng, mẹ bầu có thể có triệu chứng đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa… Nhiều trường hợp còn bị sốc phản vệ rất nguy hiểm.

Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần cẩn trọng với những thực phẩm lạ, tính lạnh như hải sản, đậu tương, mè… Đặc biệt với người có tiền sử bị dị ứng lại càng không nên ăn uống bừa bãi.

Mẹ bầu cũng cần tránh thực phẩm gây dị ứng
Mẹ bầu cũng cần tránh thực phẩm gây dị ứng

Caffeine và đồ uống có cồn

Caffeine vốn là chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Chất này tạo cảm giác hưng phấn, tỉnh táo và tăng khả năng tập trung trong công việc.

Tuy nhiên, nếu dung nạp nhiều đồ uống chứa caffeine khi đang mang thai sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, caffeine có thể làm giảm khả năng hấp thu canxi, sắt và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Thai nhi vì thế mà chậm phát triển và yếu ớt khi ra đời.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần loại bỏ hoàn toàn đồ uống chứa cồn trong thời gian mang thai. Cồn có trong bia rượu dễ gây ra một số vấn đề cho thai nhi bao gồm: rối loạn hành vi, ảnh hưởng thị giác, thính giác, sức khỏe tổng thể và hệ miễn dịch kém. Uống quá nhiều rượu bia quá mức còn làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non ở mẹ bầu

Không chỉ tác động đến sự phát triển của em bé, đồ có cồn và caffeine còn làm mòn niêm mạc của đường tiêu hóa, kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị. Các cơn đau ở thượng vị trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu thậm chí phải đối mặt với  chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược, xuất huyết dạ dày vô cùng nguy hiểm…

Những điều cần làm để mẹ bầu nhanh khỏi bệnh

Bên cạnh việc tìm hiểu đau dạ dày khi mang thai nên ăn gì, mẹ bầu cũng cần được chăm sóc đúng cách để phòng và điều trị bệnh. Dưới đây là các lưu ý trong sinh hoạt để bà bầu cải thiện chứng đau dạ dày:

  • Phụ nữ mang thai nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đa dạng, tránh phụ thuộc vào một nhóm thực phẩm nào cố định
  • Uống nhiều nước tốt cho sức khỏe và tiêu hóa của mẹ bầu
  • Mẹ bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn hàng ngày. Mỗi bữa, mẹ bầu chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, tránh ăn quá no ảnh hưởng đến dạ dày
Bà bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều, quá no
Bà bầu nên chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa, tránh ăn quá nhiều, quá no
  • Mẹ bầu bị đau dạ dày không nên nhịn ăn hay ăn đột ngột quá nhiều vào 1 bữa gây kích thích cơn đau
  • Người bệnh cần tránh vận động mạnh hoặc nằm luôn ngay sau khi ăn.
  • Các món ăn dạng hầm nhừ, nấu mềm được khuyến khích sử dụng cho bà bầu bị dạ dày hay các bệnh tiêu hóa khác.
  • Lời khuyên cho người bệnh là điều chỉnh sinh hoạt khoa học, tránh thức khuya, tránh căng thẳng quá mức, tập các môn thể thao dành riêng cho phụ nữ mang thai

Trên đây là giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì. Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã xây dựng được một thực đơn ăn uống lành mạnh, tốt cho phụ nữ mang thai bị đau dạ dày.

LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY AN TOÀN, HIỆU QUẢ NHẤT

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

Theo: Y tế Bắc Kạn

5/5 - (1 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *