Giải đáp đau dạ dày có nên ăn xôi không? Chế biến như thế nào?
Nội dung
Xôi hay đồ nếp là thực phẩm bổ dưỡng, thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh nhân đau dạ dày có nên ăn xôi không bởi đây là món ăn khó tiêu và có thể thành nên một số vấn đề khác. Bài viết dưới đây, chuyên trang giúp quý bạn đọc giải đáp đau dạ dày ăn xôi được không và chế biến như thế nào là tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc bệnh đau bao tử.
Tìm hiểu đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Theo Đông y, gạo nếp có vị ngọt, tính ôn, khí trung ích và có khả năng giải độc cơ thể hiệu quả. Trong y học hiện đại, gạo nếp có khả năng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, kiểm soát những triệu chứng của một số bệnh lý khác nhau.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những giá trị dinh dưỡng của gạo nếp như sau: 100gr xôi nếp có chứa 75% tinh bột; 6,7% protein cùng vitamin B1, sắt, canxi, chất béo, axit, photpho, axit fumaric, butanedioic và 350 calo,… Các thành phần đó rất tốt đối với sức khỏe người dùng, ngoài ra cũng cung cấp nhiều dưỡng chất rất tốt cho đối tượng bị đau dạ dày.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi gạo nếp được nấu thành xôi sẽ có hàm lượng calo rất cao, chính bởi vậy, khi ăn nhiều xôi sẽ xuất hiện tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… Ngoài ra xôi còn kích thích sự co bóp của dạ dày. Trường hợp sử dụng quá nhiều, hoạt động co bóp của dạ dày sẽ mạnh hơn, từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh ra axit dịch vị dưa thừa.
Trong tình trạng đó, bệnh đau dạ dày cũng như nhiều bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.
Với những lý giải trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người mắc chứng đau dạ dày nên hạn chế ăn xôi, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thành dạ dày. Thay vào đó, người bệnh nên dùng gạo nếp và chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng khác.
Đau dạ dày muốn ăn đồ nếp nên chế biến ra sao?
Thực chất những người bị đau dạ dày không nên ăn xôi bởi chúng gây nên hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể chế biến gạo nếp thành những món ăn khác dễ tiêu hơn và tốt cho dạ dày. Dưới đây là một số cách chế biến món ăn từ thực phẩm gạo nếp nên được áp dụng.
Cháo táo tàu chữa bệnh dạ dày
Theo y học cổ truyền, táo tàu có vị ngọt, tính ôn và có tác dụng dưỡng huyết an thần, điều trị tỳ vị suy nhược, bổ ích tỳ vị,… Thêm vào đó, táo tàu giúp trung hòa các vị thuốc, làm giảm tính độc và kích thích chức năng, hiệu quả của các dược liệu khác.
Theo Tây y, các hoạt chất có trong táo tàu có khả năng cải thiện giấc ngủ, giảm táo bón, chống oxy hóa, giảm căng thẳng, giúp tinh thần thỏa mái, hỗ trợ huyết áp, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư và rất tốt cho dạ dày.
Vậy nên, sự kết hợp giữa táo tàu và gạo nếp mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Vậy, chế biến món ăn từ hai nguyên liệu này như thế nào?
Người bệnh chuẩn bị lượng gạo nếp và táo tàu ngang nhau và thực hiện theo các bước sau đây:
- Vo sạch gạo nếp, đồng thời sơ chế táo tàu rồi cho cả hai nguyên liệu vào nồi áp suất.
- Hầm cháo để cho các nguyên liệu nhừ rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Để cải thiện những biểu hiện của đau dạ dày, cần dùng hai bát cháo táo tàu vào buổi sáng và buổi tối.
Nấu gạo nếp và gừng chữa đau dạ dày
Gừng là dược liệu có tính ấm, cay nhẹ, có khả năng làm ấm bụng và kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và rất tốt cho đường ruột. Theo y học hiện đại, gừng có những hoạt chất có khả năng chống khuẩn, kháng viêm và ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn trong cơ thể. Sử dụng gừng trong điều trị đau dạ dày mang lại hiệu quả khá tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị: 20gr gạo nếp, 2gr gừng tươi và 200ml nước lọc.
Các bước thực hiện:
- Sơ chế, vo sạch gạo nếp và gừng tươi.
- Cho hỗn hợp gạo nếp, gừng và nước lọc vào nồi và hầm.
- Đun nhỏ lửa để gạo nếp nhừ, cho tới khi nước chỉ còn khoảng 50ml thì tắt bếp.
- Sử dụng phần nước hoặc nêm gia vị để sử dụng.
- Áp dụng bài thuốc này vào buổi sáng hoặc khi cảm thấy buồn nôn, khó chịu để khiến cơ thể thỏa mái hơn.
Gạo nếp và mật ong chữa đau dạ dày
Mật ong chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, có khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Thêm vào đó, các hoạt chất trong mật ong giúp chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Với những công dụng đó, sự kết hợp giữa mật ong và gạo nếp có khả năng ngăn ngừa và phòng chống chứng đau dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr gạo nếp và 30gr mật ong tươi.
Các bước thực hiện:
- Vo sạch gạo nếp, phơi ráo rồi xay thành bột mịn.
- Hầm bột gạo nếp với ít nước, hầm cho tới khi bột mịn chuyền dần thành dạng hồ dẻo thì cho mật ong vào khuấy đều.
- Sử dụng một muỗng cà phê gạo nếp cùng mật ong nguyên chất trước mỗi bữa ăn để kích thích hệ tiêu hóa và kiểm soát những triệu chứng của bệnh dạ dày.
Xem thêm: Bà bầu bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới dạ dày. Có thể nói, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh lý này. Bởi vậy, xây dựng và lưu ý về chế độ ăn uống là điều các bệnh nhân bị đau dạ dày phải lưu ý.
- Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nên để bụng quá đói hoặc không nên ăn quá no. Nên chia thành nhiều bữa ăn trong ngày, tránh việc tạo áp lực quá lớn lên dạ dày sau mỗi bữa ăn.
- Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như: thực phẩm thô, chuối, bánh mì nướng, đậu bắp, táo, rau chân vịt, nghệ tươi, nước dừa, sữa chua,…
- Hạn chế hoặc không dùng các loại thực phẩm: đồ ăn cay nóng, đồ ăn cứng, đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ,….
- Không dùng rượu bia, các chất kích thích,… điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của dạ dày.
Bên cạnh lưu ý về chế độ ăn uống, người bệnh nên kết hợp với thói quen sinh hoạt khoa học: không thức khuya, tránh để tinh thần căng thẳng, stress,…
Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi đau dạ dày có nên ăn xôi không và hướng dẫn người đọc những cách chế biến từ gạo nếp. Hy vọng rằng, những thông tin chuyên trang cung cấp sẽ giúp ích người bệnh trong quá trình điều trị bệnh lý đau dạ dày.
BẠN BỊ CƠN ĐAU DẠ DÀY HÀNH HẠ – LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Dành cho bạn:
Theo: Y tế Bắc Kạn
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!