Biến chứng bệnh dạ dày gồm những bệnh gì, có nguy hiểm không và cách ngăn ngừa

Biến chứng bệnh dạ dày có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều rắc rối với những bệnh lý khác phát sinh từ đau dạ dày. Có những biến chứng viêm loét dạ dày nào và biến chứng này có nguy hiểm hay không, làm cách nào để ngăn ngừa biến chứng tốt nhất. Những thông tin giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày không thể coi thường

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn thắt thoáng xuất hiện rồi biến mất là triệu chứng cơ bản để nhận biết. Bệnh đau dạ dày mang lại nhiều phiền toái trong cuộc sống thường ngày và nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm loét dạ dày nặng dần lên và sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ung thư dạ dày – Biến chứng viêm dạ dày nguy hiểm nhất

Ung thư dạ dày là cấp độ biến chứng cao nhất và nguy hiểm nhất của đau dạ dày. Khi bệnh viêm loét dạ dày tái phát nhiều lần mà người bệnh chủ quan không điều trị đúng cách khiến ổ viêm loét ngày càng lan rộng. Để càng lâu càng dễ hình thành bệnh ung thư dạ dày.

Theo con số thống kê mỗi năm có thêm 870.000 người mắc mới trên thế giới và có đến 650.000 người chết vì ung thư dạ dày do không được phát hiện và điều trị kịp thời. Số lượng ca mắc ung thư dạ dày ở Việt Nam chỉ xếp sau ung thư phổi ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới.

Ung thư dạ dày bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ mắc rất cao tại Việt Nam, đặc biệt là Nam giới
Ung thư dạ dày bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ mắc rất cao tại Việt Nam, đặc biệt là Nam giới

Dấu hiệu nhận biết bệnh đau dạ dày biến chứng sang ung thư dạ dày: Người bệnh có một số triệu chứng như cơn đau dai dẳng, sụt cân bất thường kèm theo nôn ra máu, đại tiện ra máu. Các biểu hiện của đau dạ dày như ợ nóng, khó tiêu, chướng bụng vẫn thường xuyên xuất hiện.

Lưu ý với nhóm người bị bệnh đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP có tỉ lệ biến chứng thành ung thư dạ dày cao hơn các trường hợp khác nên cần được điều trị sớm và dứt điểm. Tránh để đau dạ dày kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Xuất huyết dạ dày – xuất hiện do không điều trị dứt điểm đau dạ dày

Xuất huyết dạ dày một trong những bệnh xuất hiện do biến chứng đau dạ dày kéo dài không điều trị dứt điểm. Lâu ngày niêm mạc dạ dày tổn thương và bị chảy máu khiến người bệnh nôn ra máu, đi ngoài ra máu và có thể gây mất máu cấp tính.

Xuất huyết dạ dày thường do người bệnh không kiêng cữ đúng cách; uống nhiều rượu, stress quá độ; dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm. Một phần khác do thói quen ăn uống dung nạp quá nhiều thức ăn kích ứng khiến vị trí viêm loét bị kích thích, cọ xát mạnh làm tổn thương niêm mạc cấp tính.

Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày là người bệnh gặp những cơn đau dữ dội vùng thượng vị, đi đại tiện phân đen kèm theo máu, nôn ra máu và một số triệu chứng khác.

Xuất huyết dạ dày cấp tính có thể khiến người bệnh mất máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng dạ dày – biến chứng sau của đau dạ dày

Thủng ổ loét dạ dày có thể bị chuyển biến từ đau, viêm loét dạ dày gây nên. Viêm loét dạ dày tại 1 vị trí lâu ngày không được xử lý khiến các lớp của dạ dày bị ăn mòn tạo thành  lỗ thủng có kích thước khác nhau tùy từng bệnh nhân. Thông thường dạ dày chỉ xuất hiện 1 lỗ thủng một số trường hợp hiếm gặp sẽ có 2 lỗ. Thủng dạ dày cần phải thực hiện cấp cứu ngoại khoa để điều trị.

Thủng dạ dày biến chứng do viêm lót ăn mòn các lớp trên thành dạ dày
Thủng dạ dày biến chứng do viêm lót ăn mòn các lớp trên thành dạ dày

Biểu hiện của thủng dạ dày là những cơn đau nhỏ ở vùng thượng vị và vùng bụng. Cơn đau đột ngột và dữ dội như bị kim lớn chích vào bụng. Ngoài ra sẽ có một số triệu chứng khác đi kèm như buồn nôn, thở gấp, tim đập nhanh,…

Bệnh này cần được cấp cứu kịp thời không sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Thủng dạ dày gặp nhiều hơn ở nam giới do không từ bỏ thói quen xấu thường xuyên uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.

Hẹp môn vị do đau dạ dày

Hẹp môn vị do đau dạ dày hình thành không quá nguy hiểm như các bệnh khác nhưng cũng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Môn vị là vị trí giao thoa giữa dạ dày và tá tràng là cầu nối cho thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng.

Hẹp môn vị khiến đồ ăn và dịch vị dạ dày bị ứ trệ không xuống được tá tràng khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi,… Biểu hiện của bệnh hẹp môn vị dạ dày chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn nhẹ: Môn vị chưa bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị cản trở khiến người bệnh gặp các cơn đau vùng trên rốn, đau tăng lên sau bữa ăn, nếu nôn ra sẽ đỡ đau hơn. Thường nôn ngay sau khi ăn và nôn đồ ăn mới được nạp vào.
  • Giai đoạn nặng: Môn vị không lưu thông khiến người bệnh đau liên tục, chướng bụng, nôn ra thức ăn những ngày trước bị ngưng trệ ứ đọng có màu xanh đen.

Hẹp môn vị dạ dày có thể điều trị nội khoa khi ở cấp độ nhẹ. Nếu diễn tiến bệnh không được cải thiện có thể cần phẫu thuật ngoại khoa để điều trị triệt để.

Viêm dạ dày chuyển biến thành mãn tính

Thông thường khi đau dạ dày mới chớm thường là cơn đau cấp tính, xuất hiện nhanh và cũng hết nhanh nên người bệnh chủ quan và không điều trị triệt để. Lâu ngày bệnh phát triển thành đau mãn tính không thể chữa khỏi và phải theo bệnh suốt đời kèm theo đó là những biến chứng như hẹp môn vị, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày lại có thêm cơ hội để xuất hiện.

Đau dạ dày không điều trị dứt điểm sẽ trở thành đau mãn tính và dai dẳng
Đau dạ dày không điều trị dứt điểm sẽ trở thành đau mãn tính và dai dẳng

Biểu hiện của viêm dạ dày mãn tính vẫn là những triệu chứng cơ bản như đầy hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị,… nhưng tần suất cơn đau nhiều hơn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Các biến chứng bệnh dạ dày có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu như người bệnh chủ quan, không điều chỉnh thói quen sinh hoạt và điều trị dứt điểm.

Xem thêm: Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày và nên sử dụng như thế nào

Phương án phòng ngừa bệnh dạ dày và những biến chứng

Đau dạ dày dễ điều trị nhưng khi bệnh đã biến chứng thì rất nguy hiểm có thể không chữa được hoặc cần phải phẫu thuật ngoại khoa mới giải quyết được. Vừa tốn kém, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể khiến tính mạng bị đe dọa nếu như mắc ung thư dạ dày.

Để có thể ngăn ngừa bệnh dạ dày và biến chứng sau đó người bệnh cần phải chú ý những điều sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và điều độ, nên ăn đầy đủ các bữa đặc biệt là bữa sáng.
  • Không ăn quá nhiều vào buổi tối tốt nhất nên ăn tối trước 7h, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ chua, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ hộp thức ăn nhanh không đảm bảo an toàn thực phẩm.
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, thuốc lá, nước ngọt và các chất kích thích khác.
  • Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress, nên tập thể dục hàng ngày giúp tinh thần thoải mái và nâng cao sức khỏe.
  • Khi mới chớm phát hiện đau dạ dày cần đi thăm khám và điều trị dứt điểm không để bệnh có cơ hội biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác.
  • Điều trị và sử dụng thuốc đúng liều lượng theo kê đơn, không được tự ý ngưng thuốc hoặc đổi loại thuốc khác.

Biến chứng bệnh dạ dày không những khó điều trị hơn mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không nên chủ quan. Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để không phải đối đầu với những cơn đau dạ dày hành hạ thể xác và tinh thần từ ngay hôm nay.

Hữu ích cho bạn:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (10 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *