Những loại thực phẩm tốt cho dạ dày và lưu ý sử dụng
Nội dung
Thực phẩm tốt cho dạ dày rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày bởi đây là những thứ tác động trực tiếp đến dạ dày và có thể kích thích niêm mạc gây ra những cơn đau. Người bị đau dạ dày nên kiêng gì, nên chọn thực phẩm nào cho bữa ăn hàng ngày, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.
Top 8 loại thực phẩm nên có mặt trong thực đơn cho người đau dạ dày
Chế độ ăn cho người viêm dạ dày hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị. Đặc biệt khi mới chớm bị đau dạ dày nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống mà không cần phải sử dụng thuốc. Không chỉ tốt cho bệnh đau dạ dày mà top 8 loại thực phẩm dưới đây giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa.
Hành tây và cần tây
Theo kết quả nghiên cứu trong cần tây và hành tây có chứa nhiều flavonoid và một số chất oxi hóa mạnh. Các thành phần này có thể kiểm phản ứng hóa học của các gốc tự do trong cơ thể. Từ đó ngăn chặn viêm nhiễm và sự phát triển của trùng H. pylori làm giảm đau và chữa lành vị trí bị viêm nhiễm hiệu quả.
Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu flavonoid khác như cam, việt quất, cà chua…Tuy nhiên trong các thực phẩm có tính acid trong tự nhiên, không nên ăn nhiều đặc biệt là khi đang đói bụng.
Rau cải xanh
Họ rau cải đặc biệt là rau cải xanh bina, súp lơ có rất nhiều isothiocyanate sulforaphane có khả năng thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori trong dạ dày. Trong các nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bị viêm dạ dày được cho ăn cải xanh đã có sự cải thiện đáng kể giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra trong rau cải còn có nhiều chất xơ, tốt cho cơ thể và một số dưỡng chất khác tốt cho làn da.
Bổ sung tỏi vào chế độ ăn cho người đau dạ dày
Nhiều người ăn tỏi bị đầy bụng và cho rằng tỏi không tốt cho hệ tiêu hóa nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tỏi được xếp vào danh sách những loại thực phẩm kháng khuẩn cực tốt, trong tỏi có chứa chất chống oxy hóa và có gây ảnh hưởng ức chế hoạt động của vi khuẩn H. pylori. Ngoài ra tỏi cũng góp phần làm giảm áp lực giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.
Đậu bắp điều trị viêm nhiễm và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Không phải ngẫu nhiên đậu bắp được cho vào danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và tốt cho dạ dày nói riêng. Trong đậu bắp có chứa nhiều vitamin B, C, E, carotene, pectin và rất nhiều hoạt chất khác.
Đặc biệt nhất là thành phần có trong dịch nhầy của đậu bắp có chứa nhiều protein kết dính, polysaccharides có khả năng diệt khuẩn và làm lành những vị trí bị viêm loét trong dạ dày. Bên cạnh đó Protein kết dính còn tạo thành một lớp màng bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, làm giảm thiểu các nguy cơ tổn thương từ bên trong. Vì vậy đậu bắp là một thực phẩm tốt cho bệnh đau dạ dày.
Cam thảo – thực phẩm tốt cho người bệnh đau dạ dày
Trong chế độ ăn uống của người đau dạ dày nên bổ sung cam thảo. Đây vừa là một vị thuốc, vừa là một loại gia vị pha chế đồ ăn, thức uống và quan trọng nhất cam thảo có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm, loét và trào ngược dạ dày.
Trong cam thảo có chứa glycyrrhizic giúp xoa dịu dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa. Glycyrrhizic còn có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn nên có thể giúp làm lành ổ viêm loét dạ dày.
Sữa chua – thực phẩm tốt cho dạ dày
Sữa chua là một loại đồ ăn không thể thiếu trong thực đơn cho người đau dạ dày. Trong sữa chua có Probiotics đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cung cấp vi sinh vật sống có lợi để tăng khả năng miễn dịch và hỗ trợ chức năng cho đường ruột, dạ dày.
Các loại hạt, ngũ cốc dạng nguyên hạt và các loại đậu
Người bị đau dạ dày nên bổ xung nhiều chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa đồng thời ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm dạ dày. Trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và một số loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ, tinh bột và các loại vitamin. Hiệu quả 2 trong 1, vừa tốt cho cơ thể, vừa tốt cho dạ dày. Vì vậy hãy liệt kê ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu vào chế độ ăn cho người viêm dạ dày.
Chất béo và protein lành tính
Không phải chất béo nào cũng có hại, chất béo và protein lành mạnh có thể tham gia vào quá trình sửa chữa thành các tổn thương ở ruột và điều trị một số hội chứng như ruột bị rò rỉ, viêm dạ dày. Lượng protein và lipit này được lấy từ thịt động vật ăn có, cá tự nhiên như cá hồi, các mòi…, dầu ô liu, bơ.
Ngoài ra một số cái tên có thể nhắc đến như nước dừa, rau thì là, bạc hà, các loại rau xanh đậm, trà xanh cũng rất tốt cho dạ dày. Người bệnh có thể cân đối và kết hợp các loại thức ăn tốt cho dạ dày trong mỗi bữa ăn để cơ thể hấp thụ và không bị chán khi phải ăn một món quá nhiều.
Xem thêm: Đau dạ dày buồn nôn do đâu? Biện pháp khắc phục hiệu quả, an toàn
Thực đơn ăn kiêng cho người đau dạ dày gồm những gì
Ngoài những loại thực phẩm nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày thì người bị đau dạ dày cũng cần tránh xa một số loại đồ ăn thức uống sau đây.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu, các đồ ăn chế biến cay như mỳ tôm, bánh gạo cay…
- Hạn chế uống bia, rượu, nước ngọt có ga, cà phê. Nếu đang trong thời gian điều trị đau dạ dày thì người bệnh cũng không nên dùng sữa, có thể thay thế bằng các loại trà thảo mộc hoặc nước lọc.
- Không nên ăn các loại đồ ăn đã lên men chua như cà muối, dưa chua, giấm, mẻ..
- Không nên ăn các loại trái cây, rau củ có chứa hàm lượng acid tự nhiên cao như chanh, bưởi, dứa, cà chua…
- Hạn chế ăn các loại rau củ quả hoặc thức ăn cứng như thịt nhiều gân sụn. Nếu nhai không kỹ khi đồ ăn xuống dạ dày trong quá trình co bóp tiêu hóa kích ứng với lớp niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn như chả, lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói… Đồ ăn sẵn có chứa nhiều chất bảo quản và chất lượng không đảm bảo, khó được tiêu hóa và có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra để bảo vệ dạ dày tốt hơn thì chúng ta cũng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, lượng thịt nhiều vô tình tạo áp lực cho dạ dày, cần co bóp nhiều hơn, trong quá trình co bóp tiết ra nhiều axit và dịch vị khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Chưa kể những thức ăn kể trên phải mất thời gian mới đến được dạ dày, axit sẽ luôn được sản xuất trong khi dạ dày trống rỗng, vô tình sẽ làm tăng lượng axit có trong dạ dày.
Hướng dẫn cách chế biến đồ ăn cho người đau dạ dày và những điều cần lưu ý
Chế độ ăn uống khoa học và ăn đúng cách sẽ làm giảm áp lực cho dạ dày. Để bảo vệ hệ tiêu hóa các bạn cần nhớ những nguyên tắc cơ bản sau đây.
- Đồ ăn nên thái nhỏ vừa miếng, nấu chín mềm để giảm áp lực cho dạ dày nhưng cũng không nên nấu quá kỹ khiến chất dinh dưỡng bị biến đổi, không tốt cho sức khỏe.
- Nên chế biến các món ăn cho người đau dạ dày dưới dạng hấp, luộc hoặc om, hạn chế xào nấu hoặc chiên với nhiều dầu mỡ.
- Khi ăn nhai thật chậm và nhai kỹ sẽ giảm được 70% áp lực co bóp cho dạ dày.
- Không nên ăn quá no khiến dạ dày căng cứng, cũng không nên nhịn đói quá lâu vì trong khi đói dạ dày vẫn hoạt động và tiết nhiều axit hơn.
- Nên ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít hơn so với bình thường.
- Không nên ăn đồ ăn quá khô, không ăn cơm trộn lẫn nước canh.
- Nên dùng thức ăn khi còn nóng ấm, không nên ăn đồ ăn lạnh.
- Không chạy nhảy hoặc hoạt động quá mạnh sau khi ăn no.
Những lưu ý khi chế biến đồ ăn này áp dụng cho cả người khỏe mạnh và người bị đau dạ dày.
Bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày vừa bảo vệ dạ dày, vừa cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất cho cơ thể. Không nên ăn uống vô tội vạ khiến dạ dày hoạt động quá tải và suy giảm chức năng. Cần xây dựng thói quen ăn uống để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tốt nhất cho người bị bệnh đau dạ dày.
Đừng bỏ lỡ:
Theo: Y tế Bắc Kạn
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!