Bị đau dạ dày nên làm gì và những biểu hiện cụ thể của bệnh đau dạ dày
Nội dung
Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau hiệu quả? Làm thế nào để biết cơn đau đó có phải là đau dạ dày hay không và các xử lý và điều trị khi bị đau dạ dày như thế nào, nên sử dụng thuốc gì an toàn và hiệu quả.
Biểu hiện của bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày có nhiều biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số biểu hiện thường gặp nhất của người bị đau dạ dày gồm có:
- Cơn đau vùng thượng vị: Có thể dữ dội, đau quặn thắt hoặc chỉ đau âm ỉ kéo dài nhiều ngày liên tiếp. Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện khi quá đói hoặc quá no. Trường hợp người bệnh ăn đồ ăn chua, cay nóng gây kích ứng với vị trí dạ dày bị viêm nhiễm cũng có thể gây ra cơn đau.
- Thường xuyên bị đầy hơi, bụng chướng khó tiêu: Phần lớn các trường hợp bệnh nhân có các triệu chứng như vậy đều mắc bệnh liên quan đến dạ dày ở cấp độ nhẹ.
- Ợ chua: Do chức năng bao tự bị rối loạn gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn. Đồ ăn bị tích tụ trong dạ dày lên men sinh ra nhiều khí khiến người bệnh bị đầy hơi và ợ chua.
- Buồn nôn và nôn: Khi bị đau dạ dày, bao tử hoạt động kém khiến đồ ăn không tiêu hóa kịp và đẩy ngược lên có thể gây ra cảm giác buồn nôn và nôn. Một phần khác do đồ ăn kích ứng với niêm mạc dạ dày khiến người bệnh bị đau và nôn liên tục.
- Một số trường hợp bị táo bón, phân đen, nôn ra máu cũng là dấu hiệu của đau dạ dày.
Cơn đau dạ dày có thể sẽ nhanh hết khi thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt. Trường hợp cơn đau kéo dài nhiều ngày và tái phát nhiều lần thì người bệnh nên đi khám. Không nên chủ quan để bệnh trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Bị đau dạ dày nên làm gì?
Đau dạ dày cấp độ nhẹ không quá nguy hiểm nhưng cũng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Khi gặp các biểu hiện của đau dạ dày nên làm gì để giảm đau. Người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm đau tại chỗ, sử dụng thuốc giảm đau hoặc các bài thuốc đông y để điều trị lâu dài.
Một số phương án giảm đau dạ dày cho người bệnh tham khảo
Phương án giảm đau tại chỗ
Khi bị đau dạ dày nên làm gì, các cơn đau xuất hiện bất ngờ người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại chỗ sau đây:
- Sử dụng bánh mì khô hoặc bánh quy, các loại bánh này sẽ giúp thấm hút dịch dạ dày và axit làm trung hòa dịch vị và giảm đau hiệu quả ngay tức thì.
- Uống nước muối loãng để diệt khuẩn vị trí bị viêm, làm sạch đường ruột đồng thời muối tác dụng với axit trong dạ dày làm giảm nồng độ và giải quyết cơn đau tại chỗ. Nên pha muối với nước ấm và uống từng ngụm nhỏ để có tác dụng nhanh hơn.
- Làm ấm bụng để giảm đau, khi bụng nóng lên kích thích tuần hoàn máu và giảm co thắt dạ dày từ tác động bên ngoài. Có thể cho nước ấm vào chai hoặc túi chườm rồi lăn nhẹ trên vùng bụng kết hợp xoa bóp vòng quanh bụng theo chiều kim đồng hồ nhiều lần trong vòng 10 phút, cơn đau sẽ giảm đáng kể.
- Tập hít sâu thở đều để làm giảm cường độ các cơn đau. Khi hít thở sẽ kích thích quá trình co thắt dạ dày làm giảm lượng axit dư thừa giúp giảm đau hiệu quả. Đồng thời khi ý thức tập trung vào hơi thở người bệnh sẽ quên đi việc mình đang bị đau. Người bệnh nên ngồi với tư thế thoải mái nhất rồi hít thở thật sâu, cố gắng giữ lại nhịp thở từ 3 – 5 giây sau đó thở ra chậm bằng đường miệng. Khi thở ra bằng miệng hơi axit trong dạ dày cùng được đẩy ra ngoài làm giảm nồng độ axit.
Bị đau dạ dày nên làm gì – điều trị đau dạ dày theo chỉ định bác sĩ
Sau khi sử dụng các biện pháp giảm đau tại chỗ mà các biểu hiện cơn đau không thuyên giảm thì người bệnh nên đi thăm khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Một số loại thuốc thường xuất hiện trong kê đơn của bác sĩ cho người đau dạ dày.
Thuốc Tây y chữa đau dạ dày:
- Thuốc điều trị, cân bằng lượng axit có trong dạ dày.
- Thuốc kháng axit trong dạ dày, ngăn cản axit tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày.
- Thuốc ức chế histamin H2 được kê khi các loại thuốc kháng axit không đủ mạnh để làm giảm hoạt tính của axit.
- Thuốc ức chế bơm proton trong dạ dày.
- Thuốc điều trị vi khuẩn HP thường là sử dụng kết hợp kháng sinh với các loại thuốc ức chế bơm proton.
Lưu ý: Với các loại thuốc tây không nên sử dụng bừa bãi mà cần tuân theo liều lượng chỉ định của bác sĩ đặc biệt là thuốc kháng sinh. Uống quá nhiều kháng sinh làm ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.
Thuốc Đông Y chữa đau dạ dày:
- Bài thuốc Đông Y với nhóm Hỏa Uất có sử dụng một số loại thảo dược như thược dược, chi tử, đan bì, thêm vào một lượng bối mẫu và trạch tả.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày do Huyết ứ có sử dụng các vị thuốc như bồ hoàng, ngũ linh chi tán bột mịn.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày do Tỳ vị hư hàn sử dụng nhân sâm, can khương thêm vào thục tiêu và di đường.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày do Thương trực sử dụng mạch nha, sơn tra, bán hạ thêm vào một lượng nấm phục linh, trần bì, liên kiều và la bạc tử.
Đau dạ dày thì nên làm gì khi điều trị theo thuốc Đông y và Tây y mà không có hiệu quả. Những trường hợp này có thể người bệnh cần thực hiện phẫu thuật ngoại khoa để giải quyết tận gốc nguyên nhân gây đau dạ dày.
Cách phòng tránh bệnh đau dạ dày
Để không phải đau đầu với câu hỏi đau dạ dày buồn nôn nên làm gì hay khi đau dạ dày nên làm gì để khống chế cơn đau thì chúng ta cần thực hiện những biện pháp ngăn ngừa càng sớm càng tốt. Có nhiều cách ngăn ngừa hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo dưới đây.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa nói chúng và dạ dày nói riêng. Ăn uống lành mạnh là cách tốt nhất để bảo vệ hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh và ngăn chặn triệt để bệnh đau dạ dày.
Xem thêm: Danh sách 16 cây thuốc chữa dạ dày hiệu quả an toàn nhất
Những điều cần lưu ý trong chế độ ăn uống hàng ngày như:
- Không nhịn ăn sáng. Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, cần đảm bảo ăn sáng đầy đủ, đúng giờ.
- Mỗi buổi sáng khi ngủ dậy nên uống một cốc nước ấm trước khi ăn sáng 30 phút để rửa sạch dịch vị ruột và dạ dày tiết ra qua đêm. Thói quen này cũng giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng trong bữa sáng tốt hơn.
- Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây có chứa nhiều vitamin, chất xơ dễ tiêu hóa để giảm thiểu áp lực co bóp cho dạ dày.
- Không ăn đồ ăn quá khuya, tốt nhất nên kết thúc mọi bữa ăn trước 7 giờ tối.
- Hạn chế sử dụng các loại nước ngọt có ga, thức uống chứa cồn như bia, rượu,…
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ chua hoặc đồ lên men như dưa muối, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Không ăn quá nhiều muối, duy trì chế độ ăn nhạt tốt hơn cho hệ tiêu hóa và nhiều cơ quan chức năng khác.
- Nên chia nhiều bữa ăn trong ngày, không ăn quá no cũng như để bị quá đói.
- Giữ vệ sinh ăn uống và tránh vận động mạnh hoặc nằm nghỉ ngay sau khi ăn.
Ngăn ngừa đau dạ dày cấp nên làm gì? – Sử dụng thuốc tây đúng cách
Thuốc tây đặc biệt là thuốc kháng sinh có tác động trực tiếp đến dạ dày dễ làm mòn lớp niêm mạc gây nên chứng bệnh đau dạ dày. Thuốc tây như một con dao hai lưỡi có thể chữa bệnh ở bộ phận này nhưng dễ gây nên tác dụng phụ trên bộ phận khác như gan, thận, dạ dày.
Vì vậy khi sử dụng các loại thuốc tây người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý sử dụng thuốc tây đặc biệt là kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
- Dùng thuốc đúng liều lượng và đúng tần suất theo kê đơn, không tự ý tăng liều hay uống thuốc không đều đặn.
- Không nên uống thuốc ngay trước khi đi ngủ hoặc khi đang đói.
- Nên uống thuốc với một cốc nước ấm lớn để hạn chế kích ứng của thuốc lên niêm mạc dạ dày.
- Trong quá trình sử dụng các loại thuốc tây có bất kỳ triệu chứng nào bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh
Thói quen ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. Khi phải làm việc quá độ hay bị stress kích thích dạ dày sinh dịch vị và axit có thể tạo ra các cơn đau. Về lâu dài có thể bị viêm nhiễm và đau dạ dày mãn tính. Vì thế cần duy trì các thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu để có một cơ thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
- Từ bỏ sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia…
- Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ, không thức quá khuya nên ngủ ít nhất 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
- Không làm việc quá sức, giữ tinh thần luôn thoải mái.
- Tập luyện thể thao hàng ngày để tăng cường cơ thắt dạ dày và đường ruột đồng thời giảm áp lực cho hệ thần kinh trung ương.
- Tập luyện hít thở, hít sâu, thở chậm.
Bị đau dạ dày nên làm gì để giảm đau chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời. Đừng chủ quan khi những cơn đau thường xuyên diễn ra. Tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ để có thể xác định rõ nguyên nhân và có phương án điều trị tốt nhất nếu bạn không muốn gặp phải những rắc rối do biến chứng của đau dạ dày gây nên.
Dành cho bạn:
Theo: Y tế Bắc Kạn
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!