Đau dạ dày cấp là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị tốt nhất

Đau dạ dày cấp tính là bệnh thuộc nhóm tiêu hóa phổ biến và có tỉ lệ mắc cao nhất hiện nay. Trung bình có tới 45% người bị đau dạ dày ở độ tuổi 18 – 55 thường bắt nguồn chính từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không và điều trị như thế nào tốt nhất.

Đau dạ dày cấp là gì và những dấu hiệu nhận biết

Dạ dày được cấu tạo từ 5 lớp tấm dưới niêm mạc, rồi đến lớp cơ, tấm dưới thanh mạc và thanh mạc. Tổn thương dẫn đến đau dạ dày thường là tổn thương ở lớp niêm mạc. Khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, sưng đỏ hoặc lở loét do nhiều nguyên nhân khác nhau sẽ gây ra các cơn đau cấp tính đột ngột, nhanh chấm dứt.

Bề mặt niêm mạc bị sưng hoặc viêm loét do dị vật làm tổn thương hoặc do bị ăn mòn gây nên các cơn đau
Bề mặt niêm mạc bị sưng hoặc viêm loét do dị vật làm tổn thương hoặc do bị ăn mòn gây nên các cơn đau

Phân loại đau dạ dày cấp

Đau dạ dày cấp được chia thành nhiều nhóm khác nhau:

  • Đau dạ dày cấp đơn thuần: Cấp độ nhẹ khi niêm mạc bị viêm sưng.
  • Đau dạ dày cấp do bị ăn mòn: Do niêm mạc dạ dày đã bị hoại tử, mức độ cơn đau phụ thuộc vào chất gây tổn thương. Người bệnh sẽ có cảm giác đau thượng vị ngay tức thì khi tiếp xúc với tác nhân gây đau, buồn nôn và có thể nôn ra máu.
  • Đau dạ dày ở thể nhiễm khuẩn: Do dạ dày bị viêm tắc, dịch viêm khiến vách niêm mạc và thành dạ dày bị mưng mủ. Nếu không chữa trị kịp thời có thể làm thủng dạ dày.
  • Đau dạ dày cấp tính mưng mủ và xuất huyết trong: Có sự xuất hiện của nhiều chấm xuất huyết hoặc mảng đám xuất huyết dưới niêm mạc gây nên xuất huyết trong, nôn ra máu, cần phần xét nghiệm nội soi.

Những dấu hiệu nhận biết đau dạ dày cấp tính

Dạ dày là một bộ phận nằm bên trong cơ thể nên chỉ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện, vị trí đau hoặc tần suất cơn đau để nhận biết. Người đau dạ dày cấp thường có các biểu hiện như sau:

  • Cơn đau ở vùng thượng vị khi người bệnh đột ngột có cảm giác đau dữ dội ở vùng thượng vị đồng thời nóng rát ruột và cồn cào khó chịu. Cơn đau vùng thượng vị xuất hiện khi dạ dày đã bị viêm loét và xung huyết với đồ ăn, thức uống được đưa vào dạ dày.
  • Các cơn đau âm ỉ kéo dài kèm theo cảm giác bỏng rát, thi thoảng sẽ bị quặn thắt lại.
  • Tức ngực và đau lan sang vùng thắt lưng.
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn rất nhiều đặc biệt sau khi ăn phải đồ ăn xung huyết. Nôn hết ra cơn đau sẽ thuyên giảm nhưng vẫn xuất hiện trở lại sau đó.
  • Một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, đi ngoài hoặc chán ăn.
Đồ ăn chua khiến cơn đau xuất hiện dữ dội hơn do axit có trong đồ chua kích ứng với thành dạ dày
Đồ ăn chua khiến cơn đau xuất hiện dữ dội hơn do axit có trong đồ chua kích ứng với thành dạ dày

Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nửa đêm, sáng sớm, khi quá đói hoặc ăn quá no, khi ăn phải các đồ chua, cay,… Khi nhận thấy các dấu hiệu cơ bản này thì chắc hẳn bạn đã gặp phải vấn đề với hệ tiêu hóa, cần điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp hơn.

Trường hợp cơn đau liên tục và kéo dài cần đi thăm khám ngay để chẩn đoán bệnh bằng máy móc như chụp X-quang ổ bụng không chuẩn bị, siêu âm ổ bụng, nội soi dạ dày…

Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không và có thể gây biến chứng gì?

Đau dạ dày cấp rất phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị triệt để được khi biết căn nguyên bệnh và chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt. Cần điều trị dứt điểm ngay khi bệnh mới tái phát tránh để bệnh phát triển thành mãn tính.

Quay trở lại với câu hỏi đau dạ dày cấp có nguy hiểm hay không? Đau dạ dày cấp tuy không quá nguy hiểm nhưng nó cũng khiến sinh hoạt thường ngày của người bệnh bị đảo lộn. Các cơn đau kéo dài khiến người bệnh không ăn uống được, nôn mửa nhiều, sốt cao, mất điện giải, không hấp thụ được chất dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi.

Về lâu dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác như loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị dạ dày, suy thận, sỏi mật,… Trường hợp bị chảy máu dạ dày người bệnh có thể bị nôn ra máu hoặc đi đại tiện phân đen nên đặc biệt cần lưu ý.

Các cơn đau xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và sinh hoạt thường ngày
Các cơn đau xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và sinh hoạt thường ngày

Khi các biểu hiện không thuyên giảm khi dùng thuốc hoặc thay đổi thói quen, cơn đau liên tục quá 1 tuần người bệnh nên đi thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp

Đau dạ dày cấp nên làm gì, nên sử dụng thuốc gì?

Khi xuất hiện những triệu chứng đau dạ dày cấp người bệnh có thể chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ một phần xoa dịu các cơn đau. Một số thói quen không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày như ăn nhiều đồ cay nóng, bia rượu, đồ chiên xào, đồ có nhiều axit, không để cơ thể quá no hoặc quá đói,… Tiếp đó điều trị triệt để bệnh đau dạ dày cấp bằng những cách sau đây.

Điều trị tại nhà bằng một số mẹo

Xung quanh chúng ta có rất nhiều vị thuốc quý có thể làm giảm cơn đau dạ dày và xoa dịu tổn thương bên trong.

Tinh bột nghệ nano curcumin kết hợp với mật ong nhanh chóng xoa dịu cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài
Tinh bột nghệ nano curcumin kết hợp với mật ong nhanh chóng xoa dịu cơn đau và hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài

Chữa đau dạ dày cấp tính bằng tinh bột nghệ

Trong nghệ có chứa chất kháng viêm và một số hoạt chất khác giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại trong bào tử dạ dày, kích thích lên da non làm đầy vết thương.

  • Nguyên liệu: Tinh bột nghệ nano, mật ong rừng nguyên chất.
  • Cách thực hiện: Trộn đều 2 thìa tinh nghệ, 1 thìa mật ong với 100ml nước ấm, uống ngay. Mỗi ngày uống 3 cốc vào các buổi sáng, trưa, tối trước khi ăn.

Sử dụng trà hoa cúc La Mã

Hoa cúc La Mã có chứa chất kháng viêm và chất chống co thắt nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa đau thắt ruột và đau dạ dày. Ngoài ra trà hoa cúc còn giúp người bệnh an thần, dễ ngủ.

  • Nguyên liệu: Hoa cúc La Mã khô, nước ấm, mật ong.
  • Thực hiện: Cho hoa cúc La Mã vào nước sôi hãm và uống khi nước còn ấm, có thể bỏ thêm một chút mật ong. Nên uống trước khi đi ngủ 30 phút để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng mật ong + chuối hột

Chuối hột là một vị thuốc lành tính hỗ trợ đắc lực để chữa trị nhiều bệnh. Kết hợp với mật ong có tính kháng viêm nhanh chóng làm dịu những vị trí bị tổn thương của dạ dày và làm giảm đau hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Mật ong nguyên chất, chuối hột.
  • Cách thực hiện: Chuối hột đem rửa sạch, thái lát, phơi khô nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng 1 thìa chuối hột trộn với 1 thìa mật ong ăn trực tiếp.

Điều trị bệnh dạ dày bằng các loại thuốc Tây y

Khi bị đau dạ dày không nên sử dụng bừa bãi các loại thuốc giảm đau tại nhà, làm dụng thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan chức năng khác trên cơ thể. Người bệnh chỉ nên dùng một số thuốc theo kê đơn của bác sĩ và đúng liều lượng để có hiệu quả điều trị tốt nhất. Các loại thuốc điều trị đau dạ dày cấp gồm có:

  • Thuốc kháng axit để trung hòa dịch vị dạ dày
  • Thuốc kháng H2 để làm giảm khả năng tiết axit của dạ dày, sử dụng trước khi ăn từ 10 – 60 phút
  • Thuốc ức chế bơm proton ức chế sản xuất axit dùng 1 lần 1 ngày, mỗi lần cách nhau 24h.
  • Một số loại kháng sinh đặc trị khác.

Các trường hợp đau dạ dày cấp nặng hơn do viêm mủ, xuất huyết dạ dày cần có sự can thiệp của tây y ngoại khoa. Người bệnh cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết như siêu âm, nội soi để chẩn đoán có thể cần thực hiện phẫu thuật khi nguy cấp.

Điều trị bệnh dạ dày bằng thuốc Đông y

Đông y có rất nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả. Sự kết hợp của nhiều vị thuốc khác nhau mang lại hiệu quả tích cực đồng thời bồi bổ sức khỏe và làm lợi cho nhiều cơ quan khác.

Thuốc đông y ngoài hỗ trợ điều trị đau dạ dày còn cung cấp nhiều dưỡng chất bồi bổ cơ thể khác
Thuốc đông y ngoài hỗ trợ điều trị đau dạ dày còn cung cấp nhiều dưỡng chất bồi bổ cơ thể khác

Một số bài thuốc tham khảo cho người bị đau dạ dày:

Bài thuốc Bình vị thần hiệu thang: Tác động vào căn nguyên gây bệnh từ đó đẩy lùi các triệu chứng đầu hơi, ợ chua, đau thượng vị …

  • Nguyên liệu: Bạch linh, thổ sao bạch truật, hoàng kỳ, thiên thai ô dược, hoài sơn. Thêm vào một lượng hương phụ, hậu pháp và yên nhục vừa đủ 1 thang.
  • Cách sử dụng: Cho 1 thang thuốc vào nồi đất đổ thêm khoảng 500ml nước sắc gần cạn chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc Đinh thù lý trung thang: Có tác dụng chữa lạnh bụng, đầy bụng, đau râm ran ở vùng bụng trên do đau dạ dày.

  • Nguyên liệu: Đinh hương, gừng khô, thù du, sa nhân, cam thảo, trần bì. Thêm vào một lượng nhân sâm, quan quế kết hợp với thổ sao bạch truật cùng một số thành phần khác.
  • Thực hiện: Đem mộc hương mài thật mịn rồi cho 1 thang Đinh thù lý trung vào sắc từ 30 – 45 phút. Chắt lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 3 thang.

Xem thêm: Bị đau dạ dày nên làm gì và những biểu hiện cụ thể của bệnh đau dạ dày

Làm thế nào để phòng ngừa đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày phát tác chủ yếu do thói quen ăn uống và sinh hoạt của người bệnh, có thể do stress, sử dụng quá nhiều thuốc tây. Để phòng ngừa đau dạ dày thì cần hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học:

  • Nhai kỹ, lựa chọn đồ ăn dạng mềm, lỏng; không ăn đồ ăn chiên rán, đồ chua, cay quá nhiều.
  • Hạn chế sử dụng bia rượu, nước uống có ga, các chất kích thích.
  • Sinh hoạt điều độ, ăn ngủ đúng giờ, không nên thức quá khuya và cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ 7 – 8h mỗi ngày.
  • Cân bằng cuộc sống tránh để bản thân rơi vào stress kéo dài.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây khi không cần thiết.

Bệnh đau dạ dày cấp tuy không nguy hiểm ở thời điểm mới phát tác nhưng về lâu dài có thể gặp một số biến chứng vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Cần diệt cỏ diệt tận gốc ngay khi mới chớm, không để những cơn đau ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt thường ngày.

Dành cho bạn:

Theo: Y tế Bắc Kạn

4.9/5 - (7 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *