Viêm amidan quá phát: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hiệu quả
Nội dung
Viêm amidan quá phát là chứng bệnh viêm amidan nguy hiểm nhất bởi vì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe người bệnh. Bệnh nhân cần tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh để bệnh tình có tiến triển tốt và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây xin cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh này.
Viêm amidan quá phát là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Viêm amidan quá phát là tình trạng bệnh amidan bị viêm nhiễm kéo dài lâu ngày và lặp đi lặp lại nhiều lần trong năm. Khi mắc viêm amidan quá phát thì amidan của bệnh nhân sưng to hơn bình thường và chèn vào đến cổ họng làm hẹp khoang cổ họng và khiến cho trụ trước màu đỏ.
Viêm amidan quá phát luôn được chẩn đoán là chứng bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh viêm amidan. Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc bệnh nhân cẩn thận thì khả năng bệnh trở nặng và gây các biến chứng nguy hiểm là rất lớn.
Viêm amidan quá phát có nhiều cấp độ khác nhau:
- Quá phát cấp độ 1 của viêm amidan là tình trạng amidan sưng to, tròn, tuy nhiên hình dạng của amidan còn chưa biến đổi quá nhiều.
- Viêm amidan quá phát cấp độ 2 cũng có amidan sưng to, kích thước tương tự mức quá phát cấp độ 1. Nhưng kích thước chiều ngang của amidan cấp độ 2 dài hơn cấp độ 1.
- Viêm amidan quá phát cấp độ 3 là tình trạng amidan có kích thước và hình dạng thay đổi đáng kể. Ở cấp độ này, chiều ngang của amidan dài hơn ½ khoảng cách trụ.
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết xin đưa ra một số thông tin về nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân có thể áp dụng để phát hiện bệnh sớm.
Nguyên nhân
Các nguyên nhân gây ra viêm amidan quá phát chủ yếu là:
- Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân thường dẫn đến viêm amidan quá phát nhất đó là sự chủ quan của người bệnh. Khi cơ thể mắc bệnh về hô hấp hay mắc viêm amidan cấp tính, bệnh nhân thường chủ quan, không đến các cơ sở y tế chuyên môn để khám và chữa bệnh. Để lâu ngày, bệnh tiến triển thành mạn tính và viêm amidan quá phát. Hậu quả là cấu trúc amidan bị thay đổi đáng kể so với bình thường.
- Cũng có do bệnh nhân có khởi phát là mắc các bệnh viêm nhiễm ở tai, mũi, họng, răng lợi,… Từ các cơ quan, bộ phận này, vi khuẩn rất dễ lây lan, xâm nhập vào amidan và gây bệnh.
- Do bản thân cơ địa của người bệnh. Những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém thì dễ bị chịu ảnh hưởng từ các tác nhân xâm nhập gây bệnh như vi khuẩn, virus.
- Vấn đề về sự ô nhiễm môi trường dẫn đến môi trường sống và làm việc có nhiều khói bẩn, bụi, hóa chất độc hại,… Các nhân tố này tác động làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp, hệ miễn dịch của cơ thể.
- Tác động của thời tiết, nhiệt độ thay đổi bất thường khiến cho con người dễ bị cảm lạnh. Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh viêm cấp tính. Nếu chủ quan không can thiệp kịp thời thì tỉ lệ trở thành viêm amidan quá phát rất lớn.
Triệu chứng
Viêm amidan quá phát có một số triệu chứng điển hình sau đây:
Các triệu chứng tại chỗ
- Kích thước và hình dạng amidan thay đổi, sưng và phồng to hơn bình thường.
- Đau cổ, ngứa họng, rát cổ họng khi vuốt cổ.
- Khó chịu, ngứa ngáy, khó nuốt.
- Một số trường hợp, bệnh nhân bị mất tiếng, do amidan chèn vào cuống họng.
- Giọng khàn, nhỏ, hơi ngắt quãng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
- Trong cổ họng có các dịch nhờn gây khó chịu và ngứa cổ cho bệnh nhân.
Các triệu chứng toàn cơ thể
- Người bệnh thường có biểu hiện ăn uống kém, mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn…
- Người bệnh gầy yếu, sút cân, toàn thân đau nhức, uể oải.
- Ảnh hưởng tới thính giác (viêm tai), đường hô hấp (họng, mũi..), răng miệng.
- Cản trở giao tiếp hàng ngày của bệnh nhân.
- Khó thở, thở ngắn, khi ngủ có lúc ngừng thở.
- Sốt cao trên 38 độ.
Các triệu chứng của viêm amidan quá phát thường diễn biến theo từng đợt. Mỗi lần kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày. Sau khi thuyên giảm một thời gian, các triệu chứng của bệnh lại lặp lại nếu không được điều trị cẩn thận.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm amidan quá phát
Nếu bệnh nhân mắc viêm amidan quá phát không được điều trị kịp thời thì khả năng bệnh phát triển phức tạp và gây ảnh hưởng tới sức khỏe toàn cơ thể là rất lớn. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh được trình bày như dưới đây:
Hình thức chẩn đoán
Khi bệnh nhân thấy một số biểu hiện về bệnh thì nên đến cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín để đăng ký khám bệnh sớm. Tại đây người bệnh sẽ được tiến hành một số xét nghiệm để chẩn đoán xem có đang mắc bệnh viêm amidan quá phát không.
Khám lâm sàng
Bác sĩ có chuyên môn sẽ hỏi bệnh nhân về tình trạng và tiền sử mắc bệnh hô hấp cũng như yêu cầu bệnh nhân nói sâu hơn về các triệu chứng mà họ có. Dựa trên các triệu chứng và các đặc điểm bệnh học, bác sĩ có thể đưa ra kết luận có mắc viêm amidan quá phát không, bệnh ở cấp độ nào.
Xét nghiệm
- Lấy mẫu bệnh phẩm từ dịch hầu họng của bệnh nhân và đi xét nghiệm, nuôi cấy. Từ đó xem có sự phát triển của các vi khuẩn gây ra bệnh hay không.
- Xét nghiệm máu được tiến hành để đánh giá tình trạng viêm. Bởi vì khi người bệnh bị viêm, tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng đáng kể. Từ kết quả xét nghiệm cùng các triệu chứng và đặc điểm về bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận.
Nội soi tai mũi họng
Khu vực tai – mũi – họng có liên quan chặt chẽ đến nhau. Thông thường khi một bộ phận bị bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Để kiểm tra chính xác tình trạng của người bệnh ở khu vực này, các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi.
Trong quá trình nội soi, người bệnh sẽ được bác sĩ đưa ống nội soi gắn camera vào trong họng. Từ đó, họ sẽ kiểm tra tình trạng ổ viêm vùng amidan, đánh giá mức độ bệnh thông qua hình ảnh được truyền về trên màn hình và đưa ra phác đồ điều trị tương ứng.
Tìm hiểu thêm:
Tây y điều trị viêm amidan quá phát
Phương pháp điều trị bệnh bằng Tây y luôn được ưu tiên trong chữa bệnh bởi vì các ưu điểm của nó: Hiệu quả tác dụng của thuốc diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện cho người bệnh, thời gian điều trị bệnh ngắn.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn ở toàn cơ thể (dạ dày, tim mạch, huyết áp,…), tình trạng lạm dụng thuốc và kháng thuốc diễn ra phổ biến.
Một số thuốc dùng điều trị viêm amidan quá phát:
- Thuốc kháng sinh: Có thể điều trị khỏi bệnh bằng các thuốc kháng sinh thông thường, phổ biến như penicillin, amoxicillin, cephalexin, …
- Thuốc giảm đau: Khi amidan bị viêm và sưng to, đau là triệu chứng cơ bản nhất. Trong trường hợp này, bác sĩ thường cho bệnh nhân uống paracetamol. Đây là một thuốc giảm đau có tác dụng khá tốt và ít gây ra các tác động bất lợi với sức khỏe người bệnh.
- Thuốc chống phù nề, giảm viêm: Alpha choay, amitase,.. là các thuốc thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân sử dụng nhất.
- Các dung dịch dùng để vệ sinh, làm sạch tại chỗ như: Nước muối súc họng, betadine,..
Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể lựa chọn biện pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan. Đây là cách loại bỏ hoàn toàn bệnh viêm amidan.
Tuy nhiên, amidan là một tổ chức có chức năng miễn dịch, khi cắt bỏ hoàn toàn, chức năng bảo vệ cơ thể cũng mất đi. Dẫn đến, cơ thể có thể dễ bị tấn công hơn khi có các tác động gây bệnh từ ngoài. Do đó, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cắt amidan.
Đông y chữa viêm amidan quá phát
Ưu điểm khi sử dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm amidan quá phát là: Dễ dàng sử dụng, lành tính và dễ tương thích với cơ thể, thường tác động tới nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh.
Nhược điểm của biện pháp này là cần nhiều thời gian và công sức thực hiện mới có thể thấy được hiệu quả tác dụng. Vì vậy sử dụng thuốc đông y không thích hợp với người bận rộn, mong có kết quả nhanh chóng.
Bài thuốc 1
Thành phần: Hoàng tử (8g), ngưu bàng (10g), hoa liên kiều (6 – 8g), cát cánh (8 – 10g), cam thảo (4 – 6g), mã thầy (8 – 10g).
Cách sử dụng:
- Các vị dược liệu khô được rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn còn sót lại.
- Toàn bộ dược liệu được cho vào nồi sắc thuốc. Sau đó bổ sung nước vừa đủ (khoảng 1,5 đến 2 lít nước).
- Sắc thuốc đến khi thấy lượng nước thuốc chỉ còn khoảng 600ml thì dừng.
- Gạn lấy nước thuốc, chia làm 3 phần, uống vào sau bữa ăn hàng ngày.
- Thực hiện đều đặn từ 20 đến 30 ngày, các triệu chứng của bệnh sẽ được đẩy lùi. Cơ thể người bệnh cảm thấy thoải mái, có sức sống hơn.
Bài thuốc 2
Thành phần: Kinh giới (8g), tía tô (8g), bạc hà (8g), liên kiều (6 – 8g), cát cánh (8 – 10g), cam thảo (4 – 6g).
Cách thực hiện:
- Các vị thảo dược rửa sạch với nước rồi cho vào nồi thuốc.
- Sau đó đổ nước để lượng nước ngập gấp 3 lần thuốc.
- Đun thuốc trong khoảng 20 đến 30 phút.
- Lấy nước sắc, giữ ấm và uống sau bữa ăn.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
- Có thể sử dụng bạc hà, kinh giới, tía tô tươi. Tuy nhiên lượng sử dụng phải hợp lý và nên ngâm nước muối pha loãng trước khi sắc thuốc.
Mẹo dân gian chữa viêm amidan quá phát
Trong dân gian, từ lâu đã có lưu truyền các mẹo chữa bệnh viêm amidan có hiệu quả khá tốt. Ưu điểm khi dùng mẹo chữa bệnh đó là đơn giản, dễ dàng thực hiện, tiết kiệm được chi phí chữa bệnh.
Nhược điểm khi sử dụng mẹo dân gian chữa viêm amidan quá phát là không đảm bảo được hiệu quả tác dụng, tốn thời gian và công sức.
Trà bạc hà và mật ong
Bạc hà và mật ong là những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền. Đồng thời chúng thường được sử dụng để điều trị viêm amidan rất hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trà bạc hà khô hoặc sử dụng lá bạc hà, rửa sạch.
- Cho vào cốc hoặc ấm pha trà.
- Thêm nước sôi, đợi khoảng 5 phút thì bỏ bã và cho mật ong vào.
- Uống vào sáng và tối để có hiệu quả tác dụng tốt nhất.
Tỏi ngâm mật ong
Trong tỏi có thành phần có tác dụng giảm phản ứng viêm rất tốt. Kết hợp với mật ong nguyên chất giúp tăng tác dụng hiệp đồng cho 2 nguyên liệu trong chữa bệnh.
Cách thực hiện:
- Tỏi khô, bóc vỏ và đập dập.
- Cho vào bình thủy tinh kín, có nắp đậy.
- Thêm mật ong vào cho ngập tỏi. Lắc đều, ngâm khoảng 40 phút có thể lấy tỏi để ăn được.
- Phần tỏi ngâm còn lại được bảo quản trong tủ lạnh và dùng trong 1 tuần.
Lưu ý cho người bệnh mắc viêm amidan quá phát
Viêm amidan quá phát là bệnh diễn biến khá phức tạp. Chính vì vậy mà người bệnh nên chú ý kiểm soát các vấn đề xung quanh để hạn chế ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của mình:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, răng miệng, đường hô hấp cẩn thận. Các bộ phận này sạch thì mới hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là các ngày lạnh, tránh bị các bệnh về hô hấp.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung các loại đạm từ cá, trứng là chủ yếu, tăng cường rau xanh trong cổ phần ăn hàng ngày.
- Tích cực tập luyện để giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng.
Viêm amidan quá phát nếu không được chăm sóc và điều trị cẩn thận thì sẽ rất nguy hiểm. Bài viết hy vọng với các thông tin nêu trên, bạn đọc có thể áp dụng để phục vụ cuộc sống tốt hơn.
Không bỏ lỡ:
Theo: Y tế Bắc Kạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!