Giải đáp uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nội dung
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không là vấn đề nhiều mẹ bầu quan tâm. Đã là thuốc chắc chắn sẽ có ảnh hưởng ít nhiều nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Để loại bỏ cơn đau dạ dày mẹ bầu đi khám và sử dụng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bà bầu uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang bầu nội tiết có nhiều thay đổi, ăn uống không đầy đủ đặc biệt là giai đoạn thai nghén, nôn nhiều khiến dạ dày co bóp bất thường có thể gây ra viêm loét dạ dày.
Đau dạ dày khi mang bầu khiến nhiều chị em gặp khó khăn kèm theo nhiều triệu chứng như cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, khó tiêu, buồn nôn và nôn nhiều. Cơ thể mẹ suy nhược, ăn uống kém ảnh hưởng đến dưỡng chất hấp thụ cho thai nhi. Tình trạng này kéo dài khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ gây ra các bệnh bẩm sinh. Rất dễ nhầm nôn do nghén với nôn do đau dạ dày nên mẹ bầu cần xác định được nguyên nhân trước khi điều trị.
Theo khuyến cáo của bác sĩ thì bà bầu không nên sử dụng các loại thuốc chữa đau dạ dày thông thường vì thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi. Tùy theo từng giai đoạn thai kỳ sẽ có những tác động khác nhau cụ thể như sau:
- Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ: Đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm khi thai nhi dần hình thành các bộ phận quan trọng như tim, chân tay, hệ thần kinh. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai ở giai đoạn này có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh, quái thai, dị dạng.
- Ba tháng giữa thai kỳ: Ở giai đoạn này trẻ gần như đã hoàn thiện ngoại hình, ít nhạy cảm hơn. Một số trường hợp đau dạ dày quá nặng thì mẹ bầu có thể sử dụng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên cố gắng không lạm dụng thuốc do các cơ quan chức năng của thai nhi chưa phát triển hoàn thiện. Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai giai đoạn này vẫn có những tác động xấu ngoài ý muốn.
- Ba tháng cuối thai kỳ: Bắt đầu từ tháng thứ 7, thai nhi đã phát triển gần như hoàn thiện ngoại trừ gan và thận. Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi tác động xấu đến chức năng gan và thận của bé sau này. Bên cạnh đó có thể khiến mẹ bầu gặp nhiều bất lợi khi chuyển dạ, sinh nở.
Đến đây, chắc hẳn mẹ bầu đã có câu trả lời cho câu hỏi: “Có thai uống thuốc đau dạ dày có sao không”. Việc sử dụng thuốc khi mang thai cần hạn chế tối đa không chỉ với bệnh đau dạ dày mà cả những bệnh khác. Khi sử dụng thuốc cần tránh các loại thuốc có chứa Lansoprazol, Cimetidin, Famotidin… những hoạt chất cực kỳ có hại cho thai nhi.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi phải làm sao?
Rất nhiều trường hợp lỡ uống thuốc đau dạ dày rồi mới biết mình có thai hoặc uống chủ động mà không lường trước được những hậu quả. Vậy có thai uống thuốc dạ dày có sao không và cần xử lý như thế nào?
Việc tùy ý sử dụng thuốc khi chưa thăm khám là thói quen rất xấu đặc biệt với mẹ bầu. Không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà còn gây hại đến bé, cơ thể non nớt không kháng cự lại được các thành phần có trong thuốc gây nên dị tật và nhiều biến chứng khác. Nhắc lại một lần nữa là thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi vì vậy khi lỡ uống thuốc mẹ bầu cần ngưng sử dụng ngay lập tức, cầm đơn thuốc hoặc vỏ các loại thuốc đã uống đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nếu bị đau dạ dày khi mang thai và lỡ uống thuốc mẹ bầu nên xét nghiệm, siêu âm để kiểm tra độ mờ da gáy của trẻ. Phương pháp này có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi từ đó đưa ra được phương án xử lý phù hợp.
Phụ nữ có thai bị đau dạ dày phải làm thế nào?
Thuốc ít nhiều sẽ có tác động tới quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Mẹ bầu khi bị đau dạ dày tốt nhất nên đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị. Một số trường hợp bị viêm loét nặng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc dành riêng cho bà bầu. Các trường hợp mới chớm đau thì nên hạn chế sử dụng thuốc và điều trị bằng cách thay đổi thói quen hoặc sử dụng bài thuốc dân gian.
Điều trị viêm loét dạ dày ở bà bầu bằng phương pháp dân gian
Để an toàn hơn và không phải lo lắng về tác dụng phụ của thuốc Tây thì mẹ bầu có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian tại nhà. Tuy nhiên trước khi sử dụng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người có trình độ chuyên môn.
Một số mẹo dân gian chữa đau dạ dày ở bà bầu:
Chườm nóng chữa đau dạ dày
Phương pháp chườm nóng giúp bao tử giãn cơ, điều tiết co bóp và giúp giảm đau tại chỗ hiệu quả.
- Chuẩn bị: Nước ấm, túi chườm hoặc chai nhựa.
- Thực hiện: Cho nước ấm vào túi chườm hoặc chai nhựa sau đó chườm trực tiếp lên vùng bụng 2 – 3 lần/ ngày hoặc chườm khi thấy đau.
Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng tinh nghệ và mật ong
Trong tinh nghệ có chứa curcumin có công dụng giảm đau viêm, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày rất an toàn cho bà bầu. Mật ong có tác dụng ngăn tình trạng ợ chua và giảm đau. Có thể dùng tinh bột nghệ nhưng không nên dùng nghệ tươi quá nhiều vì nghệ tươi nóng do chưa được tách dầu như tinh nghệ.
- Chuẩn bị: Tinh bột nghệ nguyên chất, mật ong rừng.
- Thực hiện: Cho 2 – 3 thìa tinh nghệ với 2 muỗng mật ong vào cốc, đổ 200ml nước ấm vào uống trước khi ăn 30 phút, ngày uống 2 lần.
Mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu bằng lá chè dây
Chè dây là vị thuốc Nam hỗ trợ rất tốt trong việc chữa đau dạ dày. Trong chè dây có chứa flavonoid giúp giảm các cơn đau hiệu quả đồng thời có thể tiêu diệt được vi khuẩn HP.
- Chuẩn bị: Lá chè dây tươi 15gram, nước nóng.
- Cách thực hiện: Chè dây phơi khô hoặc xao vàng trước khi hãm trà. Cho một nắm chè dây vào ấm, đổ nước sôi vào chắt bỏ nước đầu. Tiếp đến cho lượt nước 2 và đợi trong 10 phút là có thể sử dụng. Mỗi ngày uống 2 cốc, duy trì đều đặn trong 10 – 20 ngày để có kết quả tốt nhất.
Điều trị đau dạ dày bà bầu bằng thuốc Tây
Khi phụ nữ mang thai đau dạ dày sẽ được kê một số loại thuốc ít ảnh hưởng đến thai nhi. Mẹ bầu có thể tham khảo một số loại thuốc sau:
- Sucralfate: Thuốc hỗ trợ điều trị các biểu hiện đau dạ dày, triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, giảm đau,… Khi sử dụng Sucralfate mẹ bầu có thể gặp tác dụng phụ như đau đầu, nhức mỏi tay chân, mẩn ban đỏ.
- Gastropulgite: Thuốc dùng theo đơn kèm theo một số loại thuốc trung hòa dịch vị khác có tác dụng kháng viêm và chữa các tổn thương trong niêm mạc dạ dày.
- Omeprazole: Thuốc giảm đau và hỗ trợ điều trị đau dạ dày ở phụ nữ mang thai.
Ngoài ra, bà bầu có thể dùng một số loại thuốc giúp chống nôn, trung hoà axit như: Domperidon, Gaviscon, Mylanta và Pepcid. Tuy nhiên, cần tuyệt đối CẨN TRỌNG, nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe em bé.
Biện pháp ngăn ngừa đau dạ dày ở phụ nữ mang thai
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng đến thai nhi và chỉ nên sử dụng khi không có giải pháp điều trị nào khác thay thế. Ngoài ra mẹ bầu có thể thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống để đẩy lùi các cơn đau và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để cải thiện và ngăn ngừa đau dạ dày mẹ bầu nên:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn chín uống sôi, đặc biệt ăn đúng bữa và không nên bỏ bữa.
- Ăn từ tốn, nhai kỹ và nuốt từ từ để làm giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Ăn các loại thức ăn được thái nhỏ, nấu mềm nhừ và chia làm nhiều bữa ăn trong ngày.
- Bổ sung các loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa như chuối, đậu bắp, trà xanh, táo…
- Giữ tinh thần thoải mái, điều chỉnh thói quen ăn ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày, có thể đi dạo bộ, tập yoga cho bà bầu để giải tỏa năng lượng tiêu cực và stress.
- Nên nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, làm việc ngay sau khi ăn.
- Mẹ bầu không nên để bụng đói quá lâu.
- Không nên sử dụng các loại thuốc tây bừa bãi khi không có khuyến cáo của bác sĩ.
- Không nên ăn đồ chua, đồ cay nóng, đồ ăn cứng gây kích ứng cho dạ dày.
- Không nên sử dụng các chất kích thích, nước có ga, rượu, bia…
Uống thuốc dạ dày có ảnh hưởng lớn đến thai nhi và cơ thể của mẹ trong và sau quá trình sinh nở. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế tối đa và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Khi có các dấu hiệu đau dạ dày hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và có biện pháp chữa trị phù hợp nhất.
LIÊN HỆ NGAY BÁC SĨ – CHẤM DỨT BỆNH DẠ DÀY TẬN GỐC, AN TOÀN
ĐỪNG BỎ LỠ:
Theo: Y Tế Bắc Kạn
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!