Giải đáp thắc mắc đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến, có khả năng xảy ra ở nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh lý này đòi hỏi người bệnh phải lưu ý về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vậy, đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý này? Bài viết dưới đây, chuyên trang giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

Bị đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị tốt nhất

Chế độ ăn uống sẽ phải phụ thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng bệnh của từng người. Trong trường hợp bệnh đang ở giai đoạn đầu, các biểu hiện chưa có những diễn biến phức tạp, người bệnh chưa nhất thiết phải dùng tới thuốc, tuy nhiên cần đặc biệt lưu ý tới chế độ ăn uống khoa học. Vậy, đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Bị đau dạ dày nên ăn gì – Chuối

Đây được biết tới là thực phẩm rất tốt cho người bị đau dạ dày và thường được các bác sĩ khuyên dùng trong thực đơn hàng ngày. Dưỡng chất và thành phần cấu tạo của chuối có hiệu quả trong việc trung hòa lượng axit vượt quá ở dạ dày.

Chuối là thực phẩm rất tốt cho dạ dày
Chuối là thực phẩm rất tốt cho dạ dày

Thêm vào đó, thực phẩm này còn chứa hàm lượng kali hỗ trợ giảm huyết áp và khống chế lượng natri, từ đó hạn chế được những tổn hại lên mạch máu. Ngoài ra, chất xơ có trong chuối hòa tan pectin rất tốt, giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, táo bón hay tiêu chảy ở người bệnh.

Đau bao tử nên ăn gì – Các loại thực phẩm thô

Một số loại thực phẩm thô: gạo lứt, bắp, hạt mè, hạt điều, hạt bí chưa tách kỹ vỏ,… Sử dụng thực phẩm này thay cho các loại thực phẩm đã qua tinh lọc là giải pháp hữu hiệu cho người bị đau dạ dày.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, trong thực phẩm thô có chữa dưỡng chất nhóm B, có tác dụng hỗ trợ tối ưu trong việc chuyển hóa thức ăn. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng dưỡng chất chống oxy hóa giúp bảo vệ lớp màng trong dạ dày một cách hiệu quả nhất.

Đậu bắp

Người đau bao tử nên ăn gì? Đậu bắp là một trong những thực phẩm rất tốt trong việc hỗ trợ chăm sóc dạ dày, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong chế độ ăn uống. Trong đậu bắp có chứa hàm lượng dưỡng chất như vitamin B, E, C, caroten.… cùng một số hoạt chất khác có tác dụng trong việc bồi bổ sức khỏe và rất tốt cho bao tử.

Chất nhầy có trong đậu bắp là protein kết dính, khi kết hợp với pectin, polysaccharides sẽ làm lành được vết thương có trong dạ dày. Chất này có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương cho niêm mạc.

Táo

Đây là loại trái cây phổ biến và rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Táo có tác dụng rất tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp gây ức chế những tác nhân gây bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, ở vỏ táo có chứa pectin giúp thúc đẩy hoạt động ở đường ruột và dạ dày, từ đó khiến quá trình bài tiết dễ dàng và tiện lợi hơn.

Sử dụng những món ăn, nước uống từ táo làm giảm thiểu những cơn đau bao tử cũng như tình trạng táo bón.

Gừng

Vị cay, tính ấm của gừng có tác dụng chữa các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời kích thích tiêu hóa và tăng tính bài tiết. Sử dụng gừng để chế biến thức ăn hoặc uống trà rất tốt cho hệ thống tiêu hóa.

Gừng có tính ấm, có tác dụng cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu
Gừng có tính ấm, có tác dụng cải thiện triệu chứng đầy bụng, khó tiêu

Nước dừa

Bên cạnh bổ sung nước tinh khiết thì nước dừa cũng là thức uống được các bác sĩ khuyên dùng. Các dưỡng chất như Ca, Mg, Ka và các chất khoáng rất tốt cho cơ thể người bệnh. Uống nước dừa thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc chứng bệnh về đường tiết niệu, đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn đường ruột hiệu quả.

Sữa chua

Probiotic trong sữa chua có tác dụng rất tốt với hoạt động đường ruột, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, đồng thời gia tăng khả năng tiêu hóa của người bệnh. Sử dụng sữa chua hàng ngày cải thiện hệ tiêu hóa một cách tích cực.

Các món canh

Với những bệnh nhân đau dạ dày, canh là món không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Canh có độ chín nhừ, không gây ức chế cho hệ tiêu hóa và giảm sự hấp thụ chất béo vào cơ thể. Ngoài ra có thể sử dụng một số món súp như: súp gà bí đỏ, súp ngô,…

Ngoài những loại thực phẩm trên, người đau dạ dày có thể sử dụng một số thực phẩm khác như bạc hà, bánh mì nướng,… hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày giai đoạn đầu, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa.

Giải đáp người bị đau dạ dày không nên ăn gì?

Ngoài việc bổ sung những thực phẩm tốt cho dạ dày, người bệnh cần phải lưu ý không nên sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

Đau bao tử kiêng ăn gì – Đồ ăn cay nóng

Những món ăn cay nóng có tiêu, ớt… sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, khiến tình trạng viêm loét ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài ra, sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày.

Người bệnh đau dạ dày không nên dùng đồ ăn cay nóng
Người bệnh đau dạ dày không nên dùng đồ ăn cay nóng

Nhóm thực phẩm nhiều chất béo

Sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và di chuyển thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tình trạng táo bón. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn làm hệ tiêu hóa vận động nhiều hơn, có thể khiến người bệnh có nguy cơ tiêu chảy. Vậy nên, những người bị đau dạ dày nên hạn chế dùng các thực phẩm như phô mai, thịt,…

Đau dạ dày k nên ăn gì – Các loại đậu

Các loại đậu có chứa một loại đường là FODMAPs – một loại dưỡng chất gây nên tình trạng đau bụng, đầy hơi, ợ chua và khó tiêu ở những người đau dạ dày. Ngoài ra, trong đậu Hà Lan, đậu tương còn chứa carbohydrate, khiến cho axit trong dạ dày bị dư thừa. Vậy nên, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại đậu trong thực đơn hàng ngày.

Các chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia… là tác nhân chính khiến bệnh dạ dày trở nên trầm trọng hơn. Sử dụng quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng chảy máu dạ dày hoặc thủng dạ dày. Muốn giữ dạ dày khỏe mạnh, người bệnh cần phải loại bỏ ngay các chất kích thích khỏi cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Xem thêm: Biến chứng bệnh dạ dày gồm những bệnh gì, có nguy hiểm không và cách ngăn ngừa

Các chất kích thích là tác nhân gây hại cho sức khỏe dạ dày
Các chất kích thích là tác nhân gây hại cho sức khỏe dạ dày

Đồ chua và các loại thức ăn lên men

Các đồ ăn lên men như dưa muối, cà muối cùng các loại trái cây chua như chanh, xoài chua, cam, quýt,… khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng mạnh. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi người bệnh gặp tình trạng đầy bụng, ợ chua, khó tiêu khi sử dụng những loại thực phẩm này.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân đau dạ dày

Để quá trình điều trị dạ dày đạt được hiệu quả, ngoài việc lưu ý về chế độ ăn uống, người bệnh cần phải ghi nhớ những vấn đề sau đây:

  • Đồ ăn nên thái nhỏ, nấu chín kỹ và nhai kỹ khi ăn, tránh tạo áp lực mạnh lên dạ dày.
  • Hạn chế những món ăn chiên xào, nên sử dụng các món ăn hấp, luộc hoặc om giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Không ăn quá no sẽ khiến dạ dày bị phồng, axit tiết ra quá nhiều làm ảnh hưởng tới vết thương. Người bệnh có thể chia nhỏ các bữa ăn để lượng axit được trung hòa.
  • Tham khảo chế độ dinh dưỡng từ các chuyên gia y tế và áp dụng theo đúng liệu trình.
  • Không để đầu óc bị căng thẳng, không làm việc nặng sau khi ăn, điều này sẽ khiến dạ dày bị ảnh hưởng không hề nhỏ.

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thể chữa khỏi hẳn chứng đau dạ dày. Vậy nên, người bệnh trong trường hợp gặp tình trạng bệnh nặng cần phải kết hợp với thuốc để điều trị tận gốc và ngăn chặn sự tái phát trong tương lai.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì. Chế độ ăn uống khoa học hỗ trợ rất lớn trong quá trình điều trị chứng bệnh dạ dày. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ là nguồn kiến thức bổ ích dành cho bệnh nhân đau bao tử.

Theo: Y tế Bắc Kạn

Đừng bỏ lỡ:

4.7/5 - (8 bình chọn)

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *